intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Kiến Thụy

  1. SỞ GD & ĐT HẢI PHÒNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II- NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT KIẾN THỤY MÔN SINH HỌC 12 ( Đề có 04 trang) Thời gian làm bài : 45Phút; (Đề có 28 câu TN) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... I. Trắc nghiệm( 7,0 điểm= 28 câu trắc nghiệm): Hãy chọn đáp án đúng nhất Câu 1.Hiện tượng cá sấu há to miệng cho một loài chim “xỉa răng” hộ là biểu hiện quan hệ A.cộng sinh. B.hợp tác. C.kí sinh. D.hội sinh. Câu 2.Cho các tập hợp cá thể sau: I. Một đàn sói sống trong rừng. II. Một lồng gà bán ngoài chợ. III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa. V. Một rừng cây. Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể? A. 2 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 3.Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A.phân tầng theo chiều ngang B.phân bố ngẫu nhiên C.phân bố đồng đều D.phân tầng thẳng đứng Câu 4.Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể A.Đàn voi rừng ở Tánh Linh B.Cá ở Hồ Tây C.Rừng cọ ở đồi Vĩnh Phú D.Đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa Câu 5.Biến động số lượng cá thể là A.sự tăng hay giảm số lượng cá thể của quần thể. B.sự giảm số lượng cá thể của quần thể do môi trường thay đổi. C.sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể. D.sự di cư của các cá thể từ quần thể này sang quần thể khác. Câu 6.Trong quần thể, sự phân bố cá thể một cách đồng đều xảy ra khi A.môi trường đồng nhất và các cá thể không có tính lành thổ. B.số lượng cá thể đông và có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các cá thể. C.môi trường đồng nhất và cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt. D.môi trường không đồng nhất và các cá thể có tính lãnh thổ cao. Câu 7.Tảo biển khi nở hoa gây ra nạn “thuỷ triều đỏ” ảnh hưởng tới các sinh vật khác sống xung quanh. Hiện tượng này gọi là quan hệ A.ức chế - cảm nhiễm B.hợp tác C.hội sinh D.cạnh tranh Câu 8.Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. B.Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh. C.Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. D.Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. Câu 9.Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là 1/4 - Mã đề 356
  2. A.duy trì mật độ hợp lí của quần thể. B.làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường. C.tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể. D.làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể. Câu 10.Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm A.làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B.làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng. C.làm tăng mức độ sinh sản. D.làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng. Câu 11.Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A.cây cọ. B.cá cóc. C.cây sim. D.bọ que. Câu 12.Trong quan hệ hỗ trợ cùng loài, sự quần tụ giúp cho sinh vật 1. Dễ dàng săn mồi và chống kẻ thù được tốt hơn. 2. Dễ kết cặp trong mùa sinh sản. 3. Chống chịu các điều kiện bất lợi về khí hậu. 4. Cạnh tranh nhau để thúc đẩy tiến hóa. Có bao nhiêu phương án đúng là: A.3. B. 4. C.2. D. 1. Câu 13.Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A.Cây trong vườn B.Cây cỏ ven bờ C.Đàn cá rô trong ao. D.Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh Câu 14.Sự biến động số lượng cá thể trong quần thể theo chu kì do A.sự sinh sản có tính chu kì. B.sự thay đổi thời tiết có tính chu kì. C.sự tăng giảm nguồn dinh dưỡng có tính chu kì. D.những thay đổi có tính chu kì của điều kiện môi trường. Câu 15.Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở. III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ. IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản. V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. A. 5 B. 3 C. 1 D. 2 Câu 16.Nếu kích thước của quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dần dẫn tới diệt vong. Xét các nguyên nhân sau đây: 1- Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể 2- Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trường 3- Khả năng sinh sản giảm do cá thể đực ít có cơ hội gặp nhau với cá thể cái 4- Sự cạnh tranh cùng loài làm giảm số lượng cá thể của loài dẫn tới diệt vong. Có bao nhiêu nguyên nhân đúng: A.4 B.2 C.3 D.1 Câu 17.Dạng biến động số lượng cá thể nào sau đây thuộc dạng không theo chu kỳ? A.Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm. 2/4 - Mã đề 356
  3. B.Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt. C.Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô. D.Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt. Câu 18.Biến động số lượng cá thể của quần thể được chia thành hai dạng là biến động A.theo chu kì ngày đêm và biến động không theo chu kì. B.theo chu kì ngày đêm và theo chu kì mùa C.theo chu kì mùa và theo chu kì nhiều năm. D.không theo chu kì và biến động theo chu kì. Câu 19.Quan hệ hỗ trợ trong quần thể là A.mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong một vùng hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. B.mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống. C.mối quan hệ giữa các cá thể sinh vật giúp nhau trong các hoạt động sống. D.mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong việc di cư do mùa thay đổi. Câu 20.Ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh là A.giun sán sống trong cơ thể lợn. B.khuẩn lam thường sống cùng với nhiều loài động vật xung quanh. C.các loài cỏ dại và lúa cùng sống trên ruộng đồng. D.thỏ và chó sói sống trong rừng. Câu 21.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể ? (1)Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu hơn sẽ bị đào thải ra khỏi quần thể. (2)Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3)Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4)Quan hệ cạnh tranh làm tăng nhanh kích thước của quần thể. A.4 B.2 C.3 D.1 Câu 22.Tuổi sinh thái là A.tuổi bình quần của quần thể. B.tuổi thọ do môi trường quyết định. C.tuổi thọ tối đa của loài. D.thời gian sống thực tế của cá thể. Câu 23.Mật độ của quần thể là A.số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. B.số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. C.khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. D.số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. Câu 24.Ví dụ về mối quan hệ hợp tác là A.động vật nguyên sinh sống trong ruột mối có khả năng phân huỷ xelulozo thành đường B.nhiều loài phong lan sống bám thân cây gỗ của loài khác. C.nấm và vi khuẩn lam quan hệ với nhau chặt chẽ đến mức tạo nên một dạng sống đặc biệt là địa y D.sáo thường đậu trên lưng trâu, bò bắt “chấy rận” để ăn Câu 25.Tính đa dạng về loài của quần xã là A.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã 3/4 - Mã đề 356
  4. B.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã C.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát D.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài Câu 26.Quần xã sinh vật là A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B.một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. C.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau D.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau Câu 27.Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A.Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. B.Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. C.Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. D.Cá mập con khi mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. Câu 28.Ở vườn quốc gia Cát Bà.trung bình có khoảng 15 cá thể chim chào mào/ ha đất rừng. Đây là ví dụ minh hoạ cho đặc trưng nào của quần thể? A.Mật độ cá thể. B.Nhóm tuổi C.Sự phân bố cá thể D.Ti lệ giới tính. II. Tự luận (3 điểm): Câu 1 (1,0 điểm): a. Điều gì sẽ xảy ra trong quần thể cá trắm nuôi trong ao khi mật độ tăng lên quá cao? b. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào? Câu 2 (1,0 điểm): Phân biệt biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. Câu 3 (1,0điểm): Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 356
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2