intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 2 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua việc giải "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2021-2022 - Trường THPT Gio Linh (Khối Nâng cao)

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA KÌ II – NĂM HỌC 2021 ­ 2022 TRƯỜNG THPT GIO LINH MÔN SINH HỌC 10 ­ LỚP 10 NC  Thời gian làm bài : 45 Phút.  Họ tên : ...................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 004 PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1: Kết quả của giảm phân là từ 1 tế bào mẹ (2n) tạo ra: A. 2 tế bào con có bộ NST 2n. B. 2 tế bào con có bộ NST n. C. 4 tế bào con có bộ NST 2n. D. 4 tế bào con có bộ NST n. Câu 2:  Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là A.  Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. B.  Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. C.  Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài. D.  Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể. Câu 3: Sự tiếp hợp của các cặp NST kép tương đồng xảy ra trong kì nào của giảm phân? A. Kì đầu của lần phân bào I. B. Kì giữa của lần phân bào II. C. Kì giữa của lần phân bào I. D. Kì đầu của lần phân bào II. Câu 4: Sự phân li nhiễm sắc thể trong nguyên phân xảy ra ở: A. Kì sau  B. Kì cuối C. Kì đầu  D. Kì giữa  Câu 5: Các nguyên tố cần cho hoạt hoá các enzim là : A. C, H, O, N B. Các nguyên tố vi lượng ( Zn, Mn, Mo...) C. Các nguyên tố đại lượng  D. C, H, O Câu 6:  Trong môi trường nuôi cấy nào, quần thể VSV sinh trưởng qua 4 pha? A.  môi trường nuôi cấy liên tục B.  môi trường tự nhiên C.  môi trường cơ bản  D.  môi trường nuôi cấy không liên tục  Câu 7:  Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào   sau đây ? A. Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt  B. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng  C. Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm D. Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa ấm và nhóm ưa  nhiệt  Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về cấu tạo của vi sinh vật? A. Tế bào của các vi sinh vật đều có nhân sơ. B. Cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn thấy rõ dưới kính hiển vi. C. Phần lớn vi sinh vật có cơ thể cấu tạo từ một tế bào. D. Một số vi sinh vật có cơ thể là đa bào. Câu 9: Giai đoạn mà tế  bào trải qua trong khoảng thời gian giữa hai lần nguyên phân liên tiếp  được gọi là: A. Phân chia tế bào  B. Chu kì tế bào   C. Quá trình phân bào  D. Phát triển tế bào  Câu 10: Cơ chế tác động của hợp chất phênol là gì? A. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh. B.  Ôxi hoá các thành phần của tế bào. C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.                                D. Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.          Trang 1/3 ­ Mã đề 004
  2. Câu 11: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân: A. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.  B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ.  C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn. D. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các bộ phận bị tổn thương. Câu 12: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là: A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.  B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. C. Phân chia tế bào. D. Tổng hợp tế bào chất và bào quan.  Câu 13: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây? A. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng. B. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa dưỡng. C. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp. Câu 14: Loại TB nào xảy ra quá trình nguyên phân?    A. Tế bào sinh giao tử.  B. Tế bào sinh dưỡng.  C. Tế bào sinh dưỡng, tế bào sinh dục sơ khai và hợp tử.  D. Tế bào sinh dục sơ khai.  Câu 15:  Căn cứ vào đâu người ta chia VSV thành các nhóm khác nhau về kiểu dinh dưỡng?  A.  Nguồn năng lượng và nguồn C   B.  Nguồn năng lượng và nguồn cung cấp C hay  H. C.  Nguồn năng lượng và nguồn H.  D.  Nguồn năng lượng và nguồn N.  Câu 16:  Thời gian từ khi sinh ra 1 tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong  quần thể vi sinh vật tăng gấp đôi gọi là:  A.  Thời gian nuôi cấy.        B.  Thời gian thế hệ (g).   C.  Thời gian phân chia         D.  Thời gian sinh trưởng. Câu 17:  Sản phẩm của lên men êtilic là gì? A.  Axit lactic, năng lượng. B.  Rượu êtilic C.  Axit lactic D.  Rượu êtanol, CO2. Câu 18: Dựa trên tác dụng của độ  pH lên sự  sinh trưởng của vi sinh vật, người ta  chia vi sinh   vật làm các nhóm là : A. Nhóm ưa kiềm nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính  B. Nhóm ưa kiềm và nhóm axit C. Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm     D. Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính  Câu 19:  Trong quang hợp, năng lượng cung cấp cho các phản ứng trong pha tối chủ yếu lấy từ A.  Ánh sáng mặt trời B.  ATP và NADPH từ pha sáng của quang hợp C.  Tất cả các nguồn năng lượng trên D.  ATP do các ti thể trong tế bào cung cấp Câu 20: Ở những tế bào có nhân chuẩn, hoạt động hô hấp xảy ra chủ yếu  ở loại bào quan nào   sau đây?  A. Ribôxôm B. Không bào                      C. Ti thể                          D. Bộ máy Gôngi    Câu 21:  Có một tế bào vi sinh vật, thời gian của một thế hệ là 30 phút. Số tế bào tạo ra từ tế  bào nói trên sau 3 giờ là bao nhiêu? A.  32. B.  64. C.  8. D.  16. Câu 22: Trong kì giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm gì? A. Ở trạng thái kép co xoắn cực đại              B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn  C. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại   D. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn  Trang 2/3 ­ Mã đề 004
  3. Câu 23:  Trong hô hấp tế bào, sơ đồ tóm tắt nào sau đây thể hiện đúng quá trình đường phân? A.  Glucozo → nước + năng lượng B.  Glucozo → CO2 + ATP + NADH C.  Glucozo → CO2 + nước D.  Glucozo → axit piruvic + ATP + NADH Câu 24:  Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các VSV còn lại:  A.  Vi khuẩn lưu huỳnh.  B. Tảo đơn bào.  C.  Vi khuẩn sắt.  D.  Vi khuẩn nitrat hóa  Câu 25:  Làm sữa chua từ sữa đặc có đường theo cách nào dưới đây là đúng? A.  Dùng nước sôi pha sữa → cho sữa chua giống vào trộn đều → ủ ở 400C trong 8 – 10h → bảo  quản trong tủ lạnh. B.  Pha sữa bằng nước sôi → cho sữa chua giống → ủ ấm trong vòng 8 – 10h → đổ sữa vào các  cốc nhỏ → cho vào tủ lạnh bảo quản. C.  Pha sữa bằng nước sôi, để nguội 400C → cho sữa chua giống vào, ủ ấm 8 – 10h → đổ sữa  vào các cốc nhỏ →  bảo quản lạnh. D.  Pha sữa và sữa giống bằng nước sôi, để nguội 400C → ủ ấm 400C trong vòng 8 – 10h → lấy  sữa ra và bảo quản trong tủ lạnh. Câu 26:  Các emzim ngoại bào của vi sinh vật được dùng khi làm tương, rượu nếp, trong công  nghiệp sản xuất bánh kẹo là:  A.  Lipaza B.  Amilaza C.  Prôtêaza D.  Xenlulaza Câu 27:  Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều VSV nhất người ta tiến hành thu ở  pha nào? A.  pha luỹ thừa  B.  pha suy vong C.  pha tiềm phát  D.  pha cân bằng  Câu 28: Trong quang hợp, chất nào sau đây là sản phẩm của pha tối? A.  O2. B.  (CH2O)n. C.  CO2. D.  ATP. PHẦN II: TỰ LUẬN ( 3điểm) Câu 1: ( 2điểm) Em hãy phân biệt sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên  tục với môi trường nuôi cấy liên tục Câu 2: ( 1điểm) Hình vẽ dưới đây mô tả một giai đoạn phân bào của một tế bào nhân thực lưỡng bội.  Hãy cho biết:  Tế bào đang ở kỳ nào của quá trình phân bào và bộ nhiễm sắc thể của loài bằng bao nhiêu? ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ Trang 3/3 ­ Mã đề 004
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2