intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có cơ hội đánh giá lại lực học của bản thân cũng như trau dồi kinh nghiệm ra đề của giáo viên. Mời các bạn và quý thầy cô cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng". Chúc các em thi tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2022-2023 - Trường THPT số 2 Bảo Thắng

  1. SỞ GD&ĐT LÀO CAI ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II THPT SỐ 2 BẢO THẮNG NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN Sinh học – Khối lớp 10 Thời gian làm bài : 45 phút (không kể thời gian phát đề) I. TRẮC NGHIỆM( 7 điểm) Câu 1:Truyền tin giữa các tế bào là A. quá trình tế bào tiếp nhận các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. B. quá trình tế bào xử lí các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. C. quá trình tế bào trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. D. quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác. Câu 2: Trong cơ thể đa bào, những tế bào ở cạnh nhau của cùng một mô thường sử dụng hình thức truyền tin là A. truyền tin cận tiết. B. truyền tin nội tiết. C. truyền tin qua synapse. D. truyền tin qua kết nối trực tiếp. Câu 3: Vì sao cùng một tín hiệu nhưng các tế bào lại có thể tạo ra các đáp ứng khác nhau? A. Do khoảng cách từ tế bào tiết đến các tế bào đích là khác nhau. B. Do các hình dạng, kích thước và thông tin di truyền ở các tế bào là khác nhau. C. Do các loại thụ thể, con đường truyền tín hiệu và các protein đáp ứng ở các tế bào là khác nhau. D. Do sự dẫn truyền tín hiệu đến các tế bào đích là một quá trình ngẫu nhiên và có thể phát sinh đột biến. Câu 4:Quá trình truyền tin trong tế bào gồm A. 5 giai đoạn. B. 4 giai đoạn. C. 3 giai đoạn. D. 2 giai đoạn. Câu 5: Hoạt động chủ yếu diễn ra ở pha S của kì trung gian là A. tăng kích thước tế bào. B. nhân đôi DNA và NST. C. tổng hợp các bào quan. D. tổng hợp và tích lũy các chất.
  2. Câu 6:Trong nguyên phân, hai chromatid của nhiễm sắc thể phân li đồng đều thành hai nhiễm sắc thể đơn và di chuyển về hai cực của tế bào xảy ra ở A. kì đầu. B. kì giữa. C. kì sau. D. kì cuối. Câu 7:Trong nguyên phân, sự phân chia nhân tế bào diễn ra qua A. 4 kì. B. 2 kì. C. 3 kì. D. 5 kì. Câu 8:Chu kì tế bào là A. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào lão hóa và chết đi. B. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào có khả năng phân chia để tạo tế bào con. C. khoảng thời gian từ khi tế bào bắt đầu phân chia cho đến khi hình thành nên hai tế bào con. D. khoảng thời gian từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia thành hai tế bào con. Câu 9:Một tế bào có bộ nhiễm sắc thể 2n = 46 tiến hành nguyên phân. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình nguyên phân của tế bào này? A. Tại kì đầu, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép. B. Tại kì giữa, tế bào chứa 46 nhiễm sắc thể kép. C. Tại kì sau, tế bào chứa 92 nhiễm sắc thể kép. D. Tại kì cuối, mỗi tế bào con chứa 46 nhiễm sắc thể đơn. Câu 10: Nguyên phân tạo ra các tế bào con có vật chất di truyền giống hệt nhau chủ yếu là nhờ A. sự co xoắn cực đại của NST và sự biến mất của nhân con. B. sự dãn xoắn cực đại của NST và sự biến mất của màng nhân. C. sự nhân đôi chính xác DNA và sự phân li đồng đều của các NST. D. sự nhân đôi chính xác DNA và sự biến mất của màng nhân. Câu 11: Biết hàm lượng ADN nhân trong một hợp tử của thể lưỡng bội khi nhiễm sắc thể chưa nhân đôi là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của nguyên phân là A. 2x B. 4x C. 6x D. 8x Câu 12: Số lượng NST ở tế bào con được sinh ra qua giảm phân là A. giống hệt tế bào mẹ (2n). B. giảm đi một nửa (n). C. gấp đôi tế bào mẹ (4n). D. gấp ba tế bào mẹ (6n). Câu 13. Xét 1 tế bào sinh dục cái của 1 loài động vật có kiểu gen là AaBb. Tế bào đó tạo ra số loại trứng là:
  3. A. 8 loại. B. 4 loại. C. 1 loại. D. 2 loại. Câu 14: Giao tử là A. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. B. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trực tiếp tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. C. tế bào có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào. D. tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n), có thể trải qua giảm phân rồi mới tham gia thụ tinh tạo thành hợp tử ở sinh vật đa bào Câu 15: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể? A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 16: Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiếp hợp và trao đổi chéo diễn ra ở kì nào của giảm phân? A. Kì đầu I. B. Kì giữa I. C. Kì đầu II. D. Kì giữa II. Câu 17: Giảm phân I làm cho A. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. B. số lượng nhiễm sắc thể tăng lên gấp đôi và tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. C. số lượng nhiễm sắc thể được giữ nguyên nhưng tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. D. số lượng nhiễm sắc thể giảm đi một nửa nhưng không tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới. Câu 18: Giảm phân và nguyên phân giống nhau ở đặc điểm nào sau đây? A. Đều có 2 lần phân bào liên tiếp. B. Đều có 1 lần nhân đôi nhiễm sắc thể. C. Đều có sự tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng. D. Đều có sự trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể tương đồ Câu 19:Công nghệ tế bào là: A. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường sinh vật nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người.
  4. B. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường nước nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. C. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong môi trường cạn nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. D. một lĩnh vực của công nghệ sinh học, bao gồm các quy trình kĩ thuật chọn tạo và nuôi cấy tế bào, mô trong ống nghiệm (in vitro) nhằm duy trì và tăng sinh tế bào, mô; từ đó sản xuất các sản phẩm phục vụ đời sống con người. Câu 20:Tính toàn năng của tế bào là A. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong môi trường thích hợp. B. quá trình một tế bào biến đổi thành một loại tế bào mới, có tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. C. quá trình kích hoạt tế bào đã biệt hóa thành tế bào mới giảm hoặc không còn tính chuyên hóa về cấu trúc và chức năng. D. khả năng một tế bào phân chia, phát triển thành mô, cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh trong mọi loại môi trường. Câu 21:Công nghệ tế bào động vật gồm những kĩ thuật chính nào sau đây? A. Nuôi cấy mô và cấy truyền phôi. B. Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi. C. Dung hợp tế bào trần và cấy truyền phôi. D. Nhân bản vô tính và dung hợp tế bào trần. Câu 22:Nhân bản vô tính ở động vật không đem đến triển vọng nào sau đây? A. Nhân nhanh nguồn gene động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng. B. Tạo nguồn cơ quan, nội tạng thay thế dùng trong chữa trị bệnh ở người. C. Tạo ra các loài động vật biến đổi gene để sản xuất thuốc chữa bệnh. D. Tạo ra những cá thể mới có bộ gene của cá thể gốc được chọn lựa. Câu 23:Cho các bước thực hiện sau đây: (1) Nuôi cấy tế bào trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo mô sẹo. (2) Chuyển các cây non ra trồng trong bầu đất hoặc vườn ươm. (3) Tách mô phân sinh từ đỉnh sinh trưởng hoặc từ các tế bào lá non. (4) Nuôi cấy mô sẹo trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để tạo cây con.
  5. Trình tự thực hiện nuôi cấy mô tế bào ở thực vật là A. (1) → (2) → (3) → (4). B. (3) → (1) → (4) → (2). C. (3) → (1) → (2) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4). Câu 24:Vi sinh vật thuộc những giới nào trong hệ thống phân loại 5 giới? A. Giới Khởi sinh, giới Nấm, giới Thực vật. B. Giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm. C. Giới Nấm, giới Thực vật, giới Động vật. D. Giới Khởi sinh, Giới Thực vật, giới Động vật. Câu 25: Nối nhóm vi sinh vật (cột A) với đặc điểm tương ứng (cột B) để được nội dung phù hợp. Cột A Cột B (1) Giới Nguyên sinh (a) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng (2) Giới Khởi sinh hoặc tự dưỡng (3) Giới Nấm (b) Sinh vật nhân sơ, đơn bào, dị dưỡng hoặc tự dưỡng (c) Sinh vật nhân thực, đơn bào hoặc tập hợp đơn bào, dị dưỡng A. 1-a, 2-b, 3-c. B. 1-b, 2-a, 3-c. C. 1-c, 2-a, 3-c. D. 1-c, 2-b, 3-a. Câu 26: Đặc điểm nào sau đây của vi sinh vật đã trở thành thế mạnh mà công nghệ sinh học đang tập trung khai thác? A. Có kích thước rất nhỏ. B. Có khả năng gây bệnh cho nhiều loài. C. Có khả năng sinh trưởng và sinh sản nhanh. D. Có khả năng phân bố rộng trong tất cả các môi trường.
  6. Câu 27: Căn cứ vào nguồn năng lượng, các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm A. tự dưỡng và dị dưỡng. B. quang dưỡng và hóa dưỡng. C. quang dưỡng và dị dưỡng D. hóa dưỡng và tự dưỡng. Câu 28:Để nghiên cứu hình thái vi sinh vật thường phải làm tiêu bản rồi đem soi dưới kính hiển vi vì A. vi sinh vật có kích thước nhỏ bé B. vi sinh vật có cấu tạo đơn giản. C. vi sinh vật có khả năng sinh sản nhanh. D. vi sinh vật có khả năng di chuyển nhanh. II. TỰ LUẬN ( 3 điểm) Câu 1( 1 điểm): So sánh quá trình nguyên phân và giảm phân? Câu 2( 1 điểm): Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n= 20. Khi 10 tế bào sinh trứng tham gia giảm phân, các trứng sinh ra đều thụ tinh và đã tạo ra 2 hợp tử. Số lượng nhiễm sắc thể bị tiêu biến trong quá trình tạo trứng và trong các trứng thụ tinh là bao nhiêu? Câu 3( 1 điểm):Hãy giải thích vì sao các bệnh do vi sinh vật gây ra (bệnh tả, nấm,…) dễ xuất hiện và phát triển thành dịch ở vùng nhiệt đới hơn so với vùng ôn đới. Vì sao thực phẩm và đồ dùng ở vùng nhiệt đới rất nhanh bị hỏng nếu không được bảo quản đúng cách?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2