intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 10 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2023 - 2024 Mã đề: 132 MÔN: SINH HỌC 10 Thời gian làm bài: 45 phút Họ tên học sinh ………………………………………………………. Số báo danh………………….. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM(28 CÂU = 7 ĐIỂM) Câu 1: Ý nghĩa của nguyên phân đối với sinh vật? A. Sinh ra các giao tử để tham gia vào quá trình thụ tinh tạo ra thế hệ mới. B. Có thể làm phát sinh các biến dị mới tạo ra sự đa dạng phong phú trong loài. C. Đảm bảo duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể qua các thế hệ ở loài sinh sản hữu tính. D. Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Câu 2: Giảm phân xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh dưỡng. C. Tế bào sinh dục trưởng thành. B. Tế bào sinh dục sơ khai. D. Tế bào giao tử. Câu 3: Sự tiếp hợp và có thể dẫn đến trao đổi đoạn giữa các chromatid của cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra vào thời điểm nào sau đây? A. Kì sau 1. B. Kì giữa 1. C. Kì đầu 1. D. Kì đầu 2. Câu 4: Hoạt động nào sau đây xảy ra trong pha G1 của kì trung gian trong chu kì tế bào? A. Hình thành thoi phân bào. B. Nhân đôi DNA dẫn đến nhân đôi nhiễm sắc thể. C. Tế bào sinh trưởng chủ yếu và tổng hợp các chất. D. Nhiễm sắc thể phân li về 2 cực của tế bào. Câu 5: Ở các loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể nhờ các cơ chế nào sau đây? A. Nguyên phân và giảm phân. C. Giảm phân và thụ tinh. B. Nguyên phân, giảm phân và thụ tinh. D. Trực phân, gián phân và thụ tinh. Câu 6: Vì sao các tế bào con sinh ra sau nguyên phân có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống tế bào mẹ ban đầu? A. Vì tế bào chất của mẹ co thắt ở giữa nên phân chia đồng đều các thành phần cho các tế bào con. B. Vì các nhiễm sắc thể giống nhau trong tế bào mẹ dược phân li đồng đều và nhân đôi trong các tế bào con C. Vì thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể của mẹ phân chia đồng đều cho các tế bào con. D. Vì nhiễm sắc thể được nhân đôi sau đó được phân li đồng đều cho các tế bào con. Câu 7: Nguồn năng lượng và nguồn carbon của nhóm vi sinh vật hóa tự dưỡng là: A. Ánh sáng và chất vô cơ. C. Chất hữu cơ và CO2. B. Đều là chất hữu cơ. D. Đều là chất vô cơ. Câu 8: Các nhóm sinh vật nào dưới đây không phải vi sinh vật? 1- vi khuẩn 2- động vật nguyên sinh 3- Giun dẹp 4- Tảo đơn bào 5- Dương xỉ A. 3, 4. B. 2, 5. C. 2, 3. D. 3, 5. Câu 9: Cho các đặc tính sau: 1- Tính ưu việt. 2- Tính toàn năng. 3- Khả năng biệt hóa và phản biệt hóa 4- Tính đa năng. 5- Tính đa dạng. Công nghệ tế bào dựa trên nguyên lí về đặc tính nào của tế bào? Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. A. 2, 3. B. 1, 2. C. 3, 4. D. 4, 5 Câu 10: Quá trình phân chia nhiễm sắc thể trong phân bào giảm phân xảy ra vào kì nào sau đây? A. Kì sau 1 và kì cuối 2. C. Kì sau 1 và kì sau 2. B. Kì cuối 1 và kì cuối 2. D. Kì sau 2 và kì cuối 2. Câu 11: Trật tự nào sau đây đúng với Kì trung gian trong chu kì tế bào? A. Pha G1→ Pha G2 → Pha S. C. Pha G1→ Pha M → Pha G2. B. Pha G1→ Pha S → Pha M. D. Pha G1→ Pha S → Pha G2. Câu 12: Vi sinh vật là những sinh vật: A. đơn bào hoặc Tập đoàn đa bào có kích thước nhỏ bé, thường chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. B. đơn bào hoặc đa bào nhân sơ, có kích thước nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. C. đơn bào hoặc tập đoàn đơn bào có kích thước nhỏ bé, thường chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. D. đơn bào hoặc đa bào nhân thực có kích thước nhỏ bé, thường chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi. Câu 13: Tế bào đích tiếp nhận thông tin từ tế bào khác bằng cách nào sau đây? A. Các phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào truyền tin liên kết vào một protein thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích làm thay đổi hình dạng thụ thể. B. Các phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào đích liên kết vào một protein thụ thể đặc hiệu ở tế bào truyền tin làm thay đổi hình dạng thụ thể. C. Một phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào truyền tin liên kết vào một protein thụ thể đặc hiệu ở tế bào đích làm thay đổi hình dạng thụ thể. D. Một phân tử tín hiệu được tiết ra từ tế bào đích liên kết vào một protein thụ thể đặc hiệu ở tế bào truyền tin làm thay đổi hình dạng thụ thể. Câu 14: Hoạt động nào sau đây xảy ra vào kì đầu của phân bào nguyên phân? A. Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép dãn xoắn cực đại, có hình dạng đặc trưng, xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. Các nhiễm sắc thể kép dãn xoắn cực đại tạo thành dạng sợi mảnh, dính trên thoi phân bào tại tâm động. C. Thoi phân bào hình thành, các nhiễm sắc thể kép tiếp tục xoắn, co ngắn và hiện rõ, dính trên thoi phân bào tại tâm động. D. Thoi phân bào xuất hiện, các nhiễm sắc thể kép đóng xoắn cực đại, xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Câu 15: Để nghiên cứu hình dạng, kích thước của một nhóm vi sinh vật cần sử dụng phương pháp nào sau đây? A. Phương pháp phân lập vi sinh vật. B. Phương pháp quan sát. C. Phương pháp nuôi cấy. D. Phương pháp định danh vi khuẩn. Câu 16: Hình ảnh bên mô tả kỳ nào của giảm phân? A. Kỳ giữa 1. B. Kỳ đầu 1. C. Kỳ giữa 2. D. Kỳ đầu 2. Câu 17: Các hoạt động sống có tính chu kì, tính từ khi tế bào được sinh ra, lớn lên và phân chia tạo thành tế bào mới, gọi là: A. Quá trình giảm phân. C. Sự phân chia tế bào. B. Chu kỳ tế bào. D. Quá trình nguyên phân. Câu 18: Trao đổi chéo giữa các nhiễm sắc thể trong giảm phân có ý nghĩa gì? A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào. B. Duy trì sự ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ. C. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm sắc thể di chuyển khi phân bào. D. Góp phần tạo ra sự đa dạng, phong phú trong loài. Câu 19: Tế bào phân chia mất kiểm soát và di căn gây ra bệnh nào sau đây? Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. A. Rối loạn chuyển hóa. B. Ung thư. C. U lành tính D. Rối loạn tiêu hóa Câu 20: Công nghệ tế bào là: A. Nuôi cấy tế bào hoặc mô trong môi trường nhân tạo để tạo ra cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh hoặc sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ đời sống con người. B. Dùng hormone để điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể động vật trong môi trường nhân tạo để nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. C. Dùng hormone để điều khiển sự sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật trong môi trường nhân tạo để nghiên cứu và ứng dụng thực tiễn. D. Nuôi cấy tế bào hoặc mô trong môi trường tự nhiên để tạo ra cơ quan, cơ thể hoàn chỉnh hoặc sản xuất các chế phẩm sinh học phục vụ đời sống con người. Câu 21: Cho các đặc điểm sau: 1- Phân chia có kiểm soát. 2- Có khả năng tách khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến vị trí mới. 3- Không đủ trưởng thành để thực hiện những chức năng cụ thể. 4- Kém biệt hóa. 5- Chết theo chương trình. Tế bào ung thư có những đặc điểm nào? A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 3. C. 2, 4, 5. D. 3, 4, 5. Câu 22: Ở sinh vật nhân thực, chu kì tế bào gồm: A. Phân bào nguyên phân và phân bào giảm phân. B. Kì trung gian và phân bào nguyên phân. C. Quá trình phân chia nhân và phân chia tế bào chất. D. Kì trung gian và quá trình phân chia nhân. Câu 23: Cho các nhân tố sau: 1- Hoocmon sinh dục. 2- Chế độ dinh dưỡng. 3- Di truyền. 4- Thuốc tránh thai. 5- Môi trường ô nhiễm. Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến quá trình giảm phân là: A. 2, 3. B. 1, 3. C. 1, 4 D. 3, 5. Câu 24: Quá trình tế bào tiếp nhận, xử lí và trả lời các tín hiệu được tạo ra từ các tế bào khác, gọi là: A. Xử lí thông tin giữa các tế bào. C. Trả lời thông tin giữa các tế bào. B. Tiếp nhận thông tin giữa các tế bào. D. Thông tin giữa các tế bào. Câu 25: Nhóm vi sinh vật nào dưới đây có nguồn năng lượng và cacbon đều có nguồn gốc từ chất hữu cơ? A. Hóa dị dưỡng. B. Quang dị dưỡng. C. Hóa tự dưỡng. D. Quang tự dưỡng. Câu 26: Dựa vào căn cứ nào sau đây để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật? A. Nguồn năng lượng và nguồn carbon. C. Nguồn năng lượng và nguồn CO2. B. Nguồn ánh sáng và nguồn carbon. D. Nguồn ánh sáng và nguồn CO2. Câu 27: Số lượng nhiễm sắc thể trong bộ lưỡng bội của tế bào người là 46(2n= 46), một tế bào tiến hành phân bào tạo ra được 4 tế bào con có kích thước tương đương nhau, trong mỗi tế bào sinh ra có 23 nhiễm sắc thể đơn. Tế bào trên thuộc loại tế bào nào sau đây? A. Tế bào sinh trứng. B. Tế bào sinh tinh. C. Tế bào sinh dưỡng. D. Tế bào giao tử. Câu 28: Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ tế bào đích đã đáp ứng, hoàn thành quá trình truyền tin: A. Điều hòa quá trình phiên mã, dịch mã, quá trình trao đổi chất. B. Hình dạng thụ thể bị thay đổi. C. Thụ thể di chuyển bên trong tế bào chất. D. Phân tử enzim, protein nội bào được hoạt hóa. Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. ----------------------------------------------- PHẦN TỰ LUẬN: Câu 1(1điểm): Tỉ lệ mắc ung thư mới tại Việt Nam có xu hướng gia tăng, mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca mắc ung thư mới, số tử vong lên đến 82.000 trường hợp. Tại Đồng Nai từ năm 2021 đến tháng 9 năm 2023 đã ghi nhận thêm gần 8 nghìn ca ung thư... Theo BS.CKI Dương Cường ( Trưởng khoa Phòng chống bệnh không lây nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Đồng Nai)), phần lớn ung thư phát sinh có liên quan tới hành vi, môi trường sống bao gồm các thói quen không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc; chế độ dinh dưỡng không hợp lý; ít vận động thể chất; quan hệ tình dục không an toàn; yếu tố liên quan đến nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường. Đây là các yếu tố có thể thay đổi được. Một số ít bệnh ung thư phát sinh do các rối loạn từ bên trong cơ thể, gồm các rối loạn nội tiết và tổn thương có tính di truyền, những yếu tố này là những yếu tố không thay đổi được... Thông qua đoạn thông tin trên em hãy đưa ra 4 lời khuyên để phòng bệnh ung thư? Câu 2(1 điểm): Em hãy cho hai ví dụ thực tế về thành tựu của công nghệ tế bào động vật đã được đưa vào ứng dụng và sản xuất. Câu 3(0,5 điểm): Quan sát tế bào đang thực hiện quá trình nguyên phân ở hình dưới: a. Hãy giải thích tế bào đang ở kì nào của quá trình giảm phân. b. Hãy xác định số lượng nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội(2n) của loài. Câu 4(0,5 điểm): Hoa mai là một trong những loài hoa tết rất được người dân Việt Nam ưa chuộng. Để tạo ra được những cây hoa mai có đặc tính hoa, hình dáng và kích thước như ý muốn trong thời gian ngắn (khoảng một hoặc hai năm), các nhà vườn trồng hoa mai thường sử dụng phương pháp nhân giống nào? Cho biết cơ sở khoa học của phương pháp nhân giống đó? Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2