intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

10
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên" được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

  1. SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH HỌC 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 PHÚT (Đề thi có _3__ trang) (không kể thời gian phát đề) Số báo Họ và tên: ............................................................................ Mã đề 101 danh: ............. I/ TRẮC NGHIỆM (7đ) Câu 1. Hệ thần kinh ống gặp ở động vật nào? A. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú., Thân mềm B. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun đốt. C. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú, giun tròn. D. Cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú. Câu 2. Tập tính di cư phổ biến nhất ở lớp : A. Côn trùng B. Bò sát C. Chim D. Thú Câu 3. Hệ thần kinh ống được tạo thành từ hai phần rõ rệt là: A. Tuỷ sống và thần kinh ngoại biên. B. Não và tuỷ sống. C. Não và thần kinh ngoại biên. D. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Câu 4. Khi mở nắp bể, đàn cá cảnh tập trung về nơi thường cho ăn. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. học ngầm; B. học khôn: C. điều kiện hoá đáp ứng; D. điều kiện hoá hành động; Câu 5. Những tâp tính nào là những tập tính bẩm sinh? A. Ve kêu vào mùa hè, ếch đực kêu vào mùa sinh sản B. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, ếch đực kêu vào mùa sinh sản C. Người thấy đèn đỏ thì dừng lại, chuột nghe mèo kêu thì chạy D. Ve kêu vào mùa hè, chuột nghe mèo kêu thì chạy Câu 6. Ý nào không đúng với đặc điểm của phản xạ co ngón tay? A. Là phản xạ không điều kiện. B. Là phản xạ bẩm sinh. C. Là phản xạ có điều kiện. D. Là phản xạ có tính di truyền. Câu 7. Thầy yêu cầu bạn giải một bài tập di truyền mới, bạn giải được, Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Điều kiện hoá đáp ứng B. Học ngầm C. Điều kiện hoá hành động D. Học khôn Câu 8. Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự nào? A. Chuỳ xinap  Màng trước xinap  Khe xinap  Màng sau xinap B. Màng sau xinap  Khe xinap  Chuỳ xinap  Màng trước xinap. C. Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Khe xinap  Màng sau xinap. D. Khe xinap  Màng trước xinap  Chuỳ xinap  Màng sau xinap. Câu 9. Tại sao xung thần kinh trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều: A. Xung thần kinh lan truyền nhờ quá trình khuếch tán chất trung gian hoá học qua một dịch lỏng; B. Xuất hiện điện thế hoạt động hoạt động lan truyền đi tiếp; C. Các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xinap mà xinap chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều; D. Xinap là cầu nối giữa các dây thần kinh; Câu 10. Tập tính học tập ở động vật bậc thấp rất ít được hình thành là vì: A. Số tế bào thần kinh không nhiều và tuổi thọ thường ngắn B. Khó hình thành mối liên hệ mới gữa các nơron C. Không có thời gian để học tập Mã đề 101 Trang 1/5
  2. D. Sống trong môi trường đơn giản Câu 11. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi: A. Kích thích của môi trường mạnh mẽ. B. Kích thích của môi trường lạp lại nhiều lần. C. Kích thích của môi trường kéo dài. D. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên. Câu 12. Xináp là : A. Diện tiếp xúc giữa các tế bào cạnh nhau. B. Diện tiếp xúc giữa các tế bào thần kinh với nhau hay giữa các tế bào thần kinh với các tế bào khác( tế bào cơ, tế bào tuyến) C. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào tuyến. D. Diện tiếp xúc chỉ giữa tế bào thần kinh với tế bào cơ. Câu 13. Chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap? A. Chuỳ xinap. B. Màng sau xinap. C. Màng trước xinap. D. Khe xinap. Câu 14. Ý nào không đúng với cảm ứng của ruột khoang? A. Tiêu phí nhiều năng lượng. B. Tiêu phí ít năng lượng. C. Cảm ứng ở toàn bộ cơ thể. D. Toàn bộ cơ thể co lại khi bị kích thích. Câu 15. Tập tính học được làloại tập tínhđược hình thành trong quá trình : A. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, mang tính đặc trưng cho loài B. Phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm C. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền D. Sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm Câu 16. Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá. Đây là tập tính: A. Di cư B. Sinh sản C. Kiếm ăn D. Lãnh thổ Câu 17. Ý nào không đúng đối với phản xạ? A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh. B. Phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng. C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng. D. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ. Câu 18. Cơ sở sinh học của tập tính là: A. Phản xạ B. Cung phản xạ C. Hệ thần kinh D. Trung ương thần kinh Câu 19. Hiện tượng công đực nhảy múa khoe bộ lông sặc sỡ thuộc loại tập tính: A. sinh sản B. bảo vệ lãnh thổ C. vị tha D. thứ bậc Câu 20. Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa,Đây là một ví dụ về hình thức học tập: A. Quen nhờn B. Điều kiện hoá hành động C. Học ngầm D.Học khôn Câu 21. Trong các đặc điểm sau: (1) Thường do tủy sống điều khiển (2) Di truyền được, đặc trưng cho loài (3) Có số lượng không hạn chế (4) Mang tính bẩm sinh và bền vững Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với phản xạ không điều kiện? A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 22. Xung thần kinh là: A. Thời điểm sắp xuất hiện điện thế hoạt động. B. Thời điểm sau khi xuất hiện điện thế hoạt động. C. Sự xuất hiện điện thế hoạt động. D. Thời điểm chuyển giao giữa điện thế nghỉ sang điện thế hoạt động. Câu 23. Điện thế hoạt động là: A. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực B. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực. Mã đề 101 Trang 1/5
  3. C. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực. D. Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực. Câu 24. Hình thức học tập đơn giản nhất của động vật là: A. Học ngầm B. Quen nhờn C. Điều kiện hoá hành động D. In vết Câu 25. Xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống đến cơ ngón chân làm ngón chân co lại. Biết tốc độ lan truyền xung thần kinh là 100m/s. Thời gian lan truyên xung thần kinh này trong trường người đó cao 170 cm và nặng 65kg là: A. 0,065s B. 0,017s C. 0,65s D. 0,17s Câu 26. Tập tính bảo vệ lãnh thổ diễn ra: A. Giữa những cá thể cùng loài B. Giữa những cá thể cùng lứa trong loài C. Giữa con với bố mẹ D. Giữa những cá thể khác loài Câu 27. Ý nào không đúng đối với sự tiến hoá của hệ thần kinh? A. Tiến hoá theo hướng dạng lưới - Chuổi hạch - Dạng ống. B. Tiến hoá theo hướng tăng lượng phản xạ nên cần nhiều thời gian để phản ứng. C. Tiến hoá theo hướng tiết kiệm năng lượng trong phản xạ. D. Tiến hoá theo hướng phản ứng chính xác và thích ứng trước kích thích của môi trường. Câu 28. Trong cơ chế lan truyền điện thế hoạt động qua Xinap có sự tham gia của: A. Na+ B. Mg2+ C. K+ D. Ca2+ II/ TỰ LUẬN (3đ) Câu 1. Qúa trình truyền tin qua xi náp diễn ra như thế nào?(1đ) Câu 2. Nêu hướng tiến hóa trong cảm ứng của hệ thần kinh dạng lưới, chuỗi hạch và dạng ống?(1đ) Câu 3. Tại sao người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được? (1đ) ------ HẾT ------ Mã đề 101 Trang 1/5
  4. SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ NĂM HỌC 2022 - 2023 MÔN: SINH 11 -------------------- Thời gian làm bài: 45 PHÚT ĐÁP ÁN CÁC MÃ ĐỀ ------------------------ I/ TRẮC NGHIỆM (7 đ) Mỗi câu đúng 0,25đ Mã đề 101 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 D C D C A C D A C A 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 D B A B D C B A A A 21 22 23 24 25 26 27 2\8 C C B B B A B D Mã đề 102 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 C C B D C A B A D B 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 C D C A C C B B C C 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 C B A C A D A C Mã đề 103 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 B A C C D D A D A C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 B A B B A C D A C A 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 D A C B B A C A Mã đề 104 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 A D D D D B D B D C 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 A B D B D C C B B B 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 B B A D A D D C II/ TỤ LUẬN (3đ) Câu 1.( 1đ) Gồm các giai đoạn: + xung thần kinh lan truyền đến chùy XN ,Ca++ đi vào chùy XN + Ca++ vào trong chùy làm bóng chứa axêtincôlin gắn vào màng trứoc vỡgiải phóng axêtincôlin + Chất trung gian hóa học qua khe XN đến màng sau gắn vào thụ thể ở màng sau, làm xuất hiện điện thế hoạt động ở màng sau lan truyền tiếp Câu 2. (1đ)- Mã đề 101 Trang 1/5
  5. - Hệ thần kinh lưới số tế bào thân kinh ít, phân bố rải rác đều khắp cơ thể có thể phản ứng lại với tất cả phản ứng nhưng hiệu quả thường thấp. - Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch tế bào thần kinh lớn hơn , phân bố tập trung thành hạch tuy nhiên hiệu quả phản ứng chưa cao. - Hệ thần kinh dạng ống tiến hóa nhất. Vì số lượng tế bào thần kinh lớn tập trung ở não và tủy sống và các hạch có hệ thống dây thần kinh ngoại biên mang lại hiệu quả phản ứng nhanh, chính xác, ít tốn năng lượng. Câu 3.(1đ)Vì: - Có số lượng tế bào thần kinh lớn rất thuận lợi cho việc học tập và rút kinh nghiệm. - Có tuổi thọ cao nên có nhiều thời gian để hình thành nhiều phản xạ có điều kiện, giúp con người và động vật thích nghi với điều kiện sống luôn thay đổi. Mã đề 101 Trang 1/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2