intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

18
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân” được chia sẻ dưới đây, các bạn học sinh được ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện và nâng cao kỹ năng giải bài tập để chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn tham khảo đề thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN NĂM HỌC 2022 - 2023 Môn: SINH HỌC - 11 (Đề thi gồm có 04 trang) Thời gian làm bài: 45 phút; Mã đề 135 Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: ............................. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Câu 1: Khi nói về phitocrom, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. B. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và được chứa trong các lá được chiếu sáng. C. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là protein và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm. D. Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là protein và được chứa trong các lá được chiếu sáng. Câu 2: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, A. chậm và tốn ít năng lượng. B. chậm và tốn nhiều năng lượng. C. nhanh và tốn ít năng lượng. D. nhanh và tốn nhiều năng lượng. Câu 3: Khi bị kích thích, điện thế nghỉ biến thành điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn theo thứ tự là: A. Đảo cực →Mất phân cực → Tái phân cực. B. Mất phân cực → Tái phân cực → Đảo cực. C. Mất phân cực → Đảo cực → Tái phân cực. D. Đảo cực → Tái phân cực → Mất phân cực. Câu 4: Cấu trúc hệ thần kinh của động vật có xương sống bậc cao gồm các phần: (1) Não bộ và tủy sống (2) Phần thần kinh ngoại biên (3) Phần thần kinh trung ương (4) Phần thần kinh liên lạc (5) Dây thần kinh và hạch thần kinh A. 2, 3. B. 1, 2. C. 4, 5. D. 3, 4. Câu 5: Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt. B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh. C. Làm đất thoáng khí. D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ. Câu 6: Quan sát mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp. B. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy. C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp. D. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi. Câu 7: Sinh trưởng và phát triển của động vật qua biến thái không hoàn toàn là trường hợp ấu trùng phát triển A. hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành. B. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần biến đổi ấu trùng biến thành con trưởng thành. C. chưa hoàn thiện, qua một lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành. D. chưa hoàn thiện, qua nhiều lần lột xác ấu trùng biến thành con trưởng thành. Câu 8: Sơ đồ mô tả đúng cơ sở thần kinh của thập tính là A. kích thích → hệ thần kinh → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hành động. B. kích thích → cơ quan thụ cảm → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → hành động. C. kích thích → cơ quan thực hiện → hệ thần kinh → cơ quản thụ cảm → hành động. D. kích thích → cơ quan thụ cảm → hệ thần kinh → cơ quan thực hiện → hành động. Trang 1/4 - Mã đề thi 135
  2. Câu 9: Loại tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ khác loài rõ nét nhất? A. Tập tính kiếm ăn. B. Tập tính di cư. C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. Tập tính sinh sản. Câu 10: Trong quá trình truyền tin qua xinap, chất trung gian hóa học có vai trò nào sau đây? A. Làm thay đổi tính thấm ở màng sau xinap. B. Giúp xung thần kinh lan truyền từ màng sau ra màng trước xinap. C. Làm thay đổi tính thấm ở màng trước xinap. D. Làm ngăn cản xung thần kinh lan truyền đi tiếp. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không đúng với phản xạ không điều kiện? A. Thường do tủy sống điều khiển. B. Mang tính bẩm sinh và bền vững. C. Có số lượng không hạn chế. D. Di truyền được, đặc trưng cho loài. Câu 12: Khi nói về tập tính học được, phát biểu nào sau đây sai? A. Tập tính học được hình thành nhờ quá trình học tập và rút kinh nghiệm. B. Tập tính học được có thể thay đổi và rất đa dạng. C. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện. D. Số lượng tập tính học được không hạn chế. Câu 13: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây A. do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra. B. do mô phân sinh lóng của cây tạo ra. C. do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra. D. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra. Câu 14: Khi nói về tổ chức thần kinh ở các nhóm động vật, phát biểu nào sau đây là sai? A. Nhện có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. B. Sứa có hệ thần kinh mạng lưới. C. Cá có thệ thần kinh mạng lưới. D. Mực có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch. Câu 15: Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi A. số lượng các xináp trong cung phản xạ tăng lên. B. kích thích của môi trường kéo dài. C. kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần. D. kích thích của môi trường mạnh mẽ. Câu 16: Chất trung gian hóa học phổ biến nhất ở động vật có vú là A. axêtincôlin và đôpamin. B. axêtin cô lin và serôtônin. C. serôtônin và norađrênalin. D. axêtincôlin và norađrênalin. Câu 17: Trong các nội dung sau: (1) cơ rút chất nguyên sinh (2) chuyển động cả cơ thể (3) tiêu tốn năng lượng (4) hình thành cung phản xạ Những nội dung đúng với cảm ứng ở động vật đơn bào là: A. (2), (3) và (4). B. (1), (2) và (4). C. (1), (3) và (4). D. (1), (2) và (3). Câu 18: Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây? A. Cây ngày ngắn. B. Cây ngày dài. C. Cây trung tính. D. Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính. Câu 19: Gibêrelin có vai trò A. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân. B. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân. C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân. D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân. Trang 2/4 - Mã đề thi 135
  3. Câu 20: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính A. học được. B. bẩm sinh. C. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp. D. hỗn hợp. Câu 21: Cho các bộ phận sau: (1) đỉnh rễ (2) Thân (3) chồi nách (4) Chồi đỉnh (5) Hoa (6) Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2) và (3). B. (2), (3) và (4). C. (2), (5) và (6). D. (3), (4) và (5). Câu 22: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới diễn ra theo trật tự : A. mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ. B. tế bào cảm giác → mạng lưới thần kinh → tế bào biểu mô cơ. C. tế bào cảm giác → tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh. D. tế bào biểu mô cơ → mạng lưới thần kinh → tế bào cảm giác. Câu 23: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào A. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương. B. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương. C. Bị kích thích, phía trong mang mang điện dương và phía ngoài màng mang điện âm. D. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và phía ngoài màng mang điện dương. Câu 24: Vì sao khi tiến hành mổ lộ tim ếch, người ta phải tiến hành hủy tủy sống, sau đó mới mổ ếch? A. Vì tủy sống điều khiển các hoạt động vận động của cơ thể nên khi hủy tủy sống ếch sẽ nằm im, dễ thao tác, dễ quan sát hơn. B. Vì tủy sống điền khiển tốc độ máu chảy trong mạch nên hủy tủy sống làm cho máu chảy chậm, vết mổ ít bị bẩn nên dễ thao tác. C. Vì tủy sống giúp cho ếch bớt đi cảm giác đau đớn khi bị mổ nên ít giãy dụa hơn giú dễ thao tác và quan sát hơn. D. Người ta hủy tủy sống là giảm tính cảm ứng của ếch giúp nhịp tim ít có sự thay đổi. Câu 25: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của A. các hệ cơ quan trong cơ thể. B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào. C. các mô trong cơ thể. D. các cơ quan trong cơ thể. Câu 26: Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. Phôi. B. Phôi và hậu phôi. C. Hậu phôi. D. Phôi thai và sau khi sinh. Câu 27: Khi nói về sự phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Quá trình phân chia tế bào sinh dưỡng làm tăng trưởng các bộ phận cơ quan của cơ thể. B. Quá trình biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào và phát sinh các cơ quan và cơ thể. C. Quá trình sinh sản, làm tăng số lượng các thể trong quá trình ngày càng nhiều. D. Giai đoạn cơ thể phát dục, có khả năng sinh sản. Câu 28: Cho các cơ quan sau (1) Chồi (2) Hạt đang nảy mầm (3) Lá đang sinh trưởng (4) Thân (5) Tầng phân sinh bên đang hoạt động (6) Nhị hoa Auxin có nhiều trong A. (1), (2), (3), (5) và (6). B. (1), (2), (3), (4) và (5). C. (1), (2), (4), (5) và (6). D. (1), (2), (3), (4) và (6). Trang 3/4 - Mã đề thi 135
  4. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1: (1,5 điểm) Cho sơ đồ cung phản xạ tự vệ khi chạm vào đối tượng nóng ở người: a/ Phân tích các bộ phận thuộc cung phản xạ trên? (1,0 điểm) b/ Phản xạ co tay khi chạm vào đối tượng nóng là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện? Tại sao? (0,5 điểm) Câu 2: (1,0 điểm) Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật ở các tiêu chí: khái niệm, đối tượng (dạng cây), nguyên nhân, kết quả. Câu 3: (0,5 điểm) Cho hình: Xác định kiểu phát triển ở chuồn chuồn? Trong nông nghiệp, có thể sử dụng giai đoạn nào của chuồn chuồn như một loài thiên địch trong phòng trừ sâu hại? Tại sao? ----------- HẾT ---------- Trang 4/4 - Mã đề thi 135
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2