Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
lượt xem 2
download
Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau" được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng giải bài tập, tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
- SỞ GD&ĐT CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN SINH 11A Thời gian làm bài:45phút Họ tên : .......................................................................... Lớp : ................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Phát biểu nào sau đây đúng về mô phân sinh bên? A. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm. D. Mô phân sinh bên có một ít ở thân cây 1 lá mầm. Câu 2: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên còn sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài còn sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo chiều ngang. C. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây hai lá mầm còn sinh trưởng thứ cấp có ở cây một lá mầm. D. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh còn sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh lóng. Câu 3: Điểm khác nhau giữa mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên là A. mô phân sinh đỉnh có ở chồi nách, mô phân sinh bên có ở cây hai lá mầm. B. mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, mô phân sinh bên có ở cây một lá mầm. C. mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ, mô phân sinh bên có ở cây một lá mầm. D. mô phân sinh đỉnh có ở lóng, mô phân sinh bên có ở cây hai lá mầm. Câu 4: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là A. biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ sơ cấp → tuỷ. B. biểu bì → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp→ tầng sinh mạch→ mạch gỗ thứ cấp → tuỷ. C. biểu bì → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ sơ cấp → tuỷ. D. biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ thứ cấp → mạch gỗ sơ cấp→ tuỷ. Câu 5: Khi nói về hoocmôn thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây. B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây. D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. Câu 6: Ở thực vật các hoocmôn kích thích quá trình sinh trưởng là Trang 1
- A. gibêrelin, xitôkinin, axit abxixic. B. auxin, gibêrelin, xitôkinin. C. etilen, axit abxixic, xitôkinin. D. auxin, êtilen, axit abxixic. Câu 7: Trong trồng trọt người ta sử dụng auxin nhằm mục đích A. ức chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ. D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ. Câu 8:Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật tăng kích thước. B. Cơ thể thực vật ra hoa. C. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa. D. Cơ thể thực vật tạo hạt. Câu 9: Tại sao các cây cau, mía, tre,… có đường kính ngon và gốc ít chênh lệch so với các cây thân gỗ? A. Cây thân gỗ có chu kì sống dài và tuổi thọ cao nên kích thước gốc ngày càng lớn. B. Cây cau, mía, tre,…không có mô phân sinh bên, cây thân gỗ thì có mô phân sinh bên. C. Cây cau, mía, tre,… có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không. D. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,…chỉ hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại. Câu 10: Sự phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm A. tăng trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào các cơ quan và cơ thể. C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Câu 11: Bệnh và cách chữa trị khi bị rối loạn hoocmôn sinh trưởng là A. bệnh người tí hon → chữa trị: tiêm một lượng thích hợp hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. B. bệnh người bướu cổ → chữa trị: ăn nhiều thực phẩm chứa iôt như cá biển có chứa nhiều hoocmôn sinh trưởng. C. bệnh người vàng da → chữa trị: tiêm một lượng thích hợp hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. D. bệnh người nhược giáp → chữa trị: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng chứa hoocmôn sinh trưởng. Câu 12: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm A. Con non khác con trưởng thành B. Con non giống con trưởng thành Trang 2
- C. Đều không qua giai đoạn lột xác D. Đều phải qua giai đoạn lột xác Câu 13: Ơstrôgen có vai trò A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể. C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Câu 14: Hậu quả của việc tuyến yên sản xuất ra lượng hoocmôn sinh trưởng không bình thường ở giai đoạn trẻ em là (1) Người bé nhỏ khi có quá ít hoocmôn sinh trưởng được sản xuất. (2) Người khổng lồ khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoocmôn sinh trưởng. (3) Người bình thường khi lượng hoocmôn sinh trưởng được sản xuất nhiều hoặc ít. (4) Tạo nên người dị dạng khi thừa hoặc thiếu hoocmôn sinh trưởng. Phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể? (1) Tia tử ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D. (2) Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi vào xương giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. (3) Ánh sáng yếu có tác dụng diệt khuẩn tạo điều kiện cho trẻ sinh trưởng tốt. (4) Vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16: Cho các đặc điểm sau: I. Đàn ông có râu, giọng nói trầm. II. Gà trống có mào, cựa phát triển, màu lông sặc sỡ. III. Cơ quan sinh dục ở con đực. IV. Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm. V. Cơ quan sinh dục ở con cái. Có bao nhiêu đặc điểm được gọi là tính trạng sinh dục phụ thứ cấp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Tại sao khi thiếu iốt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển? (1) Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iốt là thành phần tạo nên tirôxin). (2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm khả năng sinh nhiệt. (3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tế bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn. (4) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phát triển xương Phương án đúng là Trang 3
- A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 18: Ở người, có bao nhiêu loại hoocmôn kích thích sự phát triển xương? A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Câu 19: Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cụốitháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩthuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật trên. Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác? (1) Cây thanh long là cây ngày ngắn, ra hoa trong điều kiện độ dài ngày nhỏ hơn 12 giờ. (2) Cây thanh long ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ. (3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây thanh long. (4) Cây thanh long ra hoa khi đủ số lá nhất định. (5) Thắp đèn có tác dụng để cây thanh long ra hoa đúng thời vụ. (6) Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo, kích thích sự ra hoa của cây thanh long. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Khi nói về những nhân tố chi phối sự ra hoa ra ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tuổi cây và nhiệt độ. II. Mưa theo chu kỳ và phitôcrôm. III. Nhiệt độ thấp và gió. IV. Hooc môn ra hoa (florigen). V. Nước, mưa, gió và ánh sáng. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 21: Khi nói về vai trò của hoocmôn ức chế axit abxixic có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Loại bỏ hiện tượng sinh cây con. II. Có vai trò quan trọng đối với hướng động của thực vật. III. Thúc đẩy sự rụng lá. IV. Gây trạng thái ngủ nghỉ của chồi và hạt. V. Làm đóng khí khổng khi cây bị hạn. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. II. TỰ LUẬN: (3 Điểm) Câu 1: So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?(1.25 Điểm) Câu 2: Hãy nêu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và ứng dụng kiến thức về phát triển trong đời sống. (1.0 Điểm) Câu 3: Nêu một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. (0.75 Điểm) Hết Trang 4
- SỞ GD&ĐT CÀ MAU KIỂM TRA GIỮA KÌ II - NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN SINH 11A Thời gian làm bài:45 Phút Họ tên : .......................................................................... Lớp : ................... I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 Điểm) Câu 1: Ở thực vật các hoocmôn kích thích quá trình sinh trưởng là A. gibêrelin, xitôkinin, axit abxixic. B. auxin, gibêrelin, xitôkinin. C. etilen, axit abxixic, xitôkinin. D. auxin, êtilen, axit abxixic. Câu 2: Trong trồng trọt người ta sử dụng auxin nhằm mục đích A. ức chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. B. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, hạn chế tỉ lệ thụ quả, nuôi cấy mô và tế bào thực vật, diệt cỏ. C. hạn chế ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ. D. kích thích ra rễ ở cành giâm, cành chiết, tăng tỉ lệ thụ quả, tạo quả không hạt, nuôi cấy mô tế bào thực vật, diệt cỏ. Câu 3:Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật tăng kích thước. B. Cơ thể thực vật ra hoa. C. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa. D. Cơ thể thực vật tạo hạt. Câu 4: Tại sao các cây cau, mía, tre,… có đường kính ngon và gốc ít chênh lệch so với các cây thân gỗ? A. Cây thân gỗ có chu kì sống dài và tuổi thọ cao nên kích thước gốc ngày càng lớn. B. Cây cau, mía, tre,…không có mô phân sinh bên, cây thân gỗ thì có mô phân sinh bên. C. Cây cau, mía, tre,… có giai đoạn ngừng sinh trưởng còn cây thân gỗ thì không. D. Mô phân sinh của cây cau, mía, tre,…chỉ hoạt động đến một giai đoạn nhất định thì dừng lại. Câu 5: Sự phát triển của cơ thể động vật là quá trình biến đổi bao gồm A. tăng trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. B. sinh trưởng, phân hóa (biệt hóa) tế bào các cơ quan và cơ thể. C. sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. D. phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. Câu 6: Bệnh và cách chữa trị khi bị rối loạn hoocmôn sinh trưởng là A. bệnh người tí hon → chữa trị: tiêm một lượng thích hợp hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. Trang 5
- B. bệnh người bướu cổ → chữa trị: ăn nhiều thực phẩm chứa iôt như cá biển có chứa nhiều hoocmôn sinh trưởng. C. bệnh người vàng da → chữa trị: tiêm một lượng thích hợp hoocmôn sinh trưởng vào giai đoạn trẻ em. D. bệnh người nhược giáp → chữa trị: ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng chứa hoocmôn sinh trưởng. Câu 7: Ở động vật, sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn và qua biến thái không hoàn toàn giống nhau ở điểm A. Con non khác con trưởng thành B. Con non giống con trưởng thành C. Đều không qua giai đoạn lột xác D. Đều phải qua giai đoạn lột xác Câu 8: Ơstrôgen có vai trò A. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực. B. tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, qua đó làm tăng sự sinh trưởng của cơ thể. C. kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái. D. kích thích chuyển hóa ở tế bào, kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng về mô phân sinh bên? A. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm. B. Mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm và thân cây Hai lá mầm. C. Mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm. D. Mô phân sinh bên có một ít ở thân cây 1 lá mầm. Câu 10: Khi nói về sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây đúng? A. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên còn sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh. B. Sinh trưởng sơ cấp là sinh trưởng theo chiều dài còn sinh trưởng thứ cấp là sinh trưởng theo chiều ngang. C. Sinh trưởng sơ cấp có ở cây hai lá mầm còn sinh trưởng thứ cấp có ở cây một lá mầm. D. Sinh trưởng sơ cấp do hoạt động của mô phân sinh đỉnh còn sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh lóng. Câu 11: Điểm khác nhau giữa mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên là A. mô phân sinh đỉnh có ở chồi nách, mô phân sinh bên có ở cây hai lá mầm. B. mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, mô phân sinh bên có ở cây một lá mầm. C. mô phân sinh đỉnh có ở đỉnh rễ, mô phân sinh bên có ở cây một lá mầm. D. mô phân sinh đỉnh có ở lóng, mô phân sinh bên có ở cây hai lá mầm. Câu 12: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là A. biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ sơ cấp → tuỷ. B. biểu bì → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp→ tầng sinh mạch→ mạch gỗ thứ cấp → tuỷ. C. biểu bì → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ sơ cấp → Trang 6
- tuỷ. D. biểu bì → vỏ → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → mạch gỗ thứ cấp → mạch gỗ sơ cấp→ tuỷ. Câu 13: Khi nói về hoocmôn thực vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động của cây. B. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây. C. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng kháng bệnh cho cây. D. Những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây. Câu 14: Tại sao khi thiếu iốt trẻ em lại chậm lớn, chịu lạnh kém và có trí tuệ chậm phát triển? (1) Thiếu iốt dẫn đến thiếu tirôxin (vì iốt là thành phần tạo nên tirôxin). (2) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình chuyển hóa và giảm khả năng sinh nhiệt. (3) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào nên số lượng tế bào nói chung và cả tế bào thần kinh nói riêng giảm dẫn đến trí tuệ kém phát triển, cơ thể chậm lớn. (4) Thiếu tirôxin làm giảm quá trình phát triển xương Phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 15: Ở người, có bao nhiêu loại hoocmôn kích thích sự phát triển xương? A. 1. B. 2. C. 3 D. 4 Câu 16: Cây thanh long ở miền Nam nước ta thường ra hoa, kết quả từ cuối tháng 3 đến tháng 9 dương lịch. Trong những năm gần đây, vào khoảng đầu tháng 10 đến cụốitháng 1 năm sau, nông dân ở một số địa phương miền Nam áp dụng biện pháp kĩthuật “thắp đèn” nhằm kích thích cây ra hoa để thu quả trái vụ. Hãy giải thích cơ sở khoa học của biện pháp kĩ thuật trên. Trong các thông tin dưới đây, có bao nhiêu thông tin chính xác? (1) Cây thanh long là cây ngày ngắn, ra hoa trong điều kiện độ dài ngày nhỏ hơn 12 giờ. (2) Cây thanh long ra hoa khi độ dài ngày lớn hơn 12 giờ. (3) Độ dài đêm mới thực sự chi phối sự ra hoa của cây thanh long. (4) Cây thanh long ra hoa khi đủ số lá nhất định. (5) Thắp đèn có tác dụng để cây thanh long ra hoa đúng thời vụ. (6) Kĩ thuật “thắp đèn” tạo ngày dài nhân tạo, kích thích sự ra hoa của cây thanh long. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 17: Khi nói về những nhân tố chi phối sự ra hoa ra ở thực vật có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tuổi cây và nhiệt độ. II. Mưa theo chu kỳ và phitôcrôm. III. Nhiệt độ thấp và gió. IV. Hooc môn ra hoa (florigen). V. Nước, mưa, gió và ánh sáng. A. 3. B. 4. C. 1. D. 2. Câu 18: Khi nói về vai trò của hoocmôn ức chế axit abxixic có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? Trang 7
- I. Loại bỏ hiện tượng sinh cây con. II. Có vai trò quan trọng đối với hướng động của thực vật. III. Thúc đẩy sự rụng lá. IV. Gây trạng thái ngủ nghỉ của chồi và hạt. V. Làm đóng khí khổng khi cây bị hạn. A. 3. B. 2. C. 4. D. 1. Câu 19: Hậu quả của việc tuyến yên sản xuất ra lượng hoocmôn sinh trưởng không bình thường ở giai đoạn trẻ em là (1) Người bé nhỏ khi có quá ít hoocmôn sinh trưởng được sản xuất. (2) Người khổng lồ khi cơ thể sản xuất quá nhiều hoocmôn sinh trưởng. (3) Người bình thường khi lượng hoocmôn sinh trưởng được sản xuất nhiều hoặc ít. (4) Tạo nên người dị dạng khi thừa hoặc thiếu hoocmôn sinh trưởng. Phương án đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 20: Có bao nhiêu phát biểu đúng khi cho trẻ tắm nắng vào sáng sớm hoặc chiều tối sẽ có lợi cho sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể? (1) Tia tử ngoại có trong thành phần ánh sáng yếu vào sáng sớm, chiều tối làm cho tiền vitamin D biến đổi thành vitamin D. (2) Vitamin D có vai trò chuyển hóa canxi vào xương giúp trẻ sinh trưởng và phát triển tốt. (3) Ánh sáng yếu có tác dụng diệt khuẩn tạo điều kiện cho trẻ sinh trưởng tốt. (4) Vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 21: Cho các đặc điểm sau: I. Đàn ông có râu, giọng nói trầm. II. Gà trống có mào, cựa phát triển, màu lông sặc sỡ. III. Cơ quan sinh dục ở con đực. IV. Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm. V. Cơ quan sinh dục ở con cái. Có bao nhiêu đặc điểm được gọi là tính trạng sinh dục phụ thứ cấp? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. II. TỰ LUẬN: (3 Điểm) Câu 1: So sánh sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp ở thực vật?(1.25 Điểm) Câu 2: Hãy nêu ứng dụng kiến thức về sinh trưởng và ứng dụng kiến thức về phát triển trong đời sống. (1.0 Điểm) Câu 3: Nêu một số nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật. (0.75 Điểm) Hết Trang 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 175 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn