intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Vĩnh Bảo, Hải Phòng

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HP ĐỀKIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THPT VĨNH BẢO MÔN: SINH HỌC 12 Thời gian bàm bài : 45 phút(không kể thời gian giao đề) Họ và tên....................................................SBD ........................STT............. Mã đề thi:790 Phần trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời A, B, C hoặc D tương ứng với nội dung câu hỏi: Câu 1. Để tạo giống lai có ưu thế lai cao, người ta không cho A. lai thuận nghịch. B. lai khác dòng kép. C. lai khác dòng đơn. D. tự thụ phấn hoặc giao phối gần. Câu 2. Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về quá trình hình thành loài? (I). Hình thành loài bằng con đường cách li địa lí thường xảy ra đối với các loài động vật có khả năng phát tán mạnh. (II). Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở thực vật xảy và các loài động vật ít có khả năng di chuyển. (III). Hình thành loài loài mới bằng lai xa và đa bội hóa nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật nhưng ít xảy ra đối với các loài động vật. (IV). Quá trình hình thành các quần thể với các đặc điểm thích nghi luôn dẫn đến quá trình hình thành loài mới. A. 3 B. 1 C. 4 D. 2 Câu 3. Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau: 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau. 3. Lai các dòng thuần chủng với nhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mong muốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình: A. 2, 3, 1, 4 B. 4, 1, 2, 3 C. 2, 3, 4, 1 D. 1, 2, 3, 4 Câu 4. Khi nói về di nhập gen, phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Sự di nhập gen ở động vật thể hiện ở sự di cư của các cá thể từ quần thể này đến quần thể khác cùng loài. B. Di nhập gen làm thay đổi tần số alen và thành phần phần kiểu gen của quần thể không theo một hướng xác định. C. Sự di nhập gen ở thực vật thể hiện qua sự phát tán các bào tử, hạt phấn, quả và hạt. D. Nếu số lượng cá thể đi vào và đi ra khỏi quần thể bằng nhau thì di nhập gen không làm thay đổi tần số alen. Câu 5. Theo quan điểm hiện đại, loại biến dị nào sau đây được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa? A. đột biến. B. thường biến. C. ADN tái tổ hợp. D. biến dị tổ hợp. Câu 6. Các nhân tố tiến hóa nào sau đây có thể làm nghèo vốn gen của quần thể? A. Di nhập gen và yếu tố ngẫu nhiên B. Giao phối không ngẫu nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên, di - nhập gen. C. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên D. Di – nhập gen và giao phối không ngẫu nhiên Câu 7. Hình bên là ảnh chụp bộ nhiễm sắc thể bất thường ở một người. Người mang bộ nhiễm sắc thể này A. Mắc hội chứng Claiphentơ B. Mắc hội chứng siêu nữ C. Mắc hội chứng tơcnơ D. Mắc hội chứng Đao Câu 8. Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là A. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động. B. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Sinh học, Mã đề: 790, 3/2/2023. Trang 1 / 3
  2. C. sự tích luỹ các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh. D. sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. Câu 9. Khi nói về tiến hóa nhỏ, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Sự biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể đến một lúc làm xuất hiện cách li sinh sản của quần thể đó với quần thể gốc mà nó được sinh ra thì loài mới xuất hiện. B. Kết quả của tiến hóa nhỏ sẽ dẫn tới hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. Tiến hóa nhỏ là quá trình diễn ra trên quy mô của một quần thể và diễn biến không ngừng dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể (biến đổi về tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) dẫn đến sự hình thành loài mới. Câu 10. Hai loài sóc bắt về từ rừng rậm và đưa vào sở thú. Người ta cảm thấy an toàn khi đưa chúng vào chung một chuồng, bởi vì chúng không giao phối với nhau trong tự nhiên. Nhưng ngay sau đó họ phát hiện hai loài này giao phối với nhau và sinh ra con lai có sức sống kém.Người chăm sóc chúng kiểm tra lại tư liệu và phát hiện ra chúng cùng sống cùng trong một khu rừng nhưng một loài chỉ hoạt động ban ngày, còn loài kia chỉ hoạt động ban đêm. Trong tự nhiên chúng không giao phối với nhau là do: A. Cách li sinh sản B. Cách li di truyền C. Cách li sinh thái D. Cách li địa lí Câu 11. Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52 trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 toàn NST nhỏ. Cơ chế nào đã dẫn đến sự hình thành loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52? A. Con đường địa lí. B. Con đường cách li tập tính. C. Con đường lai xa và đa bội hoá. D. Con đường sinh thái. Câu 12. Nguồn nguyên liệu được sử dụng trong tạo giống là A. Đột biến, biến dị tổ hợp, ADN tái tổ hợp. B. Đột biến, biến dị tổ hợp, thường biến. C. Đột biến, biến dị tổ hợp, ADN tái tổ hợp, thường biến. D. Đột biến, thường biến, ADN tái tổ hợp. Câu 13. Trong các nhân tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố có thể làm phong phú vốn gen của quần thể? (I). Giao phối không ngẫu nhiên, (II). Chọn lọc tự nhiên, (III). Đột biến, (IV). Các yếu tố ngẫu nhiên, (V). Di nhập gen. A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 14. Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AABbDDEeGg thành các dòng đơn bội, sau đó lưỡng bội hóa để tạo ra các dòng thuần chủng. Theo lí thuyết, quá trình này sẽ tạo ra tối đa bao nhiêu dòng thuần có kiểu gen khác nhau? A. 32. B. 8. C. 5. D. 16. Câu 15. Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là A. thường biến B. biến dị cá thể C. biến dị tổ hợp D. đột biến Câu 16. Cơ quan tương đồng là những cơ quan: A. Có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhận những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự nhau. B. Cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C. Cùng nguồn gốc, đảm nhận những chức phận giống nhau. D. Có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 17. Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Lai tế bào sinh dưỡng. C. Nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. Cấy truyền phôi. Câu 18. Vì sao tần số đột biến gen tự nhiên rất thấp nhưng ở thực vật, động vật, tỉ lệ giao tử mang đột biến về gen này hay gen khác là khá lớn? A. Vì chọn lọc tự nhiên luôn giữ lại những giao tử mang đột biến gen có lợi. B. Vì cơ thể thực vật, động vật có hàng vạn gen. C. Vì cơ thể mang đột biến gen thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường. D. Vì những giao tử mang đột biến gen có sức sống cao hơn dạng bình thường. Câu 19. Đối với tiến hoá, đột biến gen có vai trò tạo ra các A. alen mới, qua giao phối tạo ra các biến dị cung cấp cho chọn lọc. B. gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn-lọc tự nhiên. C. kiểu hình mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên, D. kiểu gen mới cung cấp nguyên liệu cho chọn lọc tự nhiên. Câu 20. Cho một số thao tác cơ bản trong quá trình chuyển gen tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau: (1) Tách plasmit từ tế bào vi khuẩn và tách gen mã hóa insulin từ tế bào người. (2) Sinh học, Mã đề: 790, 3/2/2023. Trang 2 / 3
  3. Phân lập dòng tế bào chưa ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. (3) Chuyển ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn. (4) Tạo ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin của người. Trình tự đúng của các thao tác trên là: A. (1)  (4)  (3)  (2) B. (2)  (1)  (3)  (4) C. (2) (4) (3) (1) D. (1) (2) (3) (4) Câu 21. Khi nói về chọn lọc tự nhiên theo quan niệm hiện đại, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn chậm hơn so với quần thể sinh vật lưỡng bội. B. Chọn lọc tự nhiên không bao giờ đào thải hết alen trội ra khỏi quần thể. C. Chọn lọc chống lại alen lặn làm thay đổi tần số alen chậm hơn so với chọn lọc chống lại alen trội. D. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen, từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể. Câu 22. Các cá thể thuộc các loài khác nhau có thể có cấu tạo các cơ quan sinh sản khác nhau nên chúng không thể giao phối với nhau thì được gọi là A. cách li thời gian. B. cách li cơ học. C. cách li nơi ở. D. cách li tập tính. Câu 23. Hình ảnh bên mô tả kĩ thuật nào của công nghệ tế bào? A. Nuôi cấy hạt phấn. B. Cấy truyền phôi. C. Nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. D. Lai tế bào sinh dưỡng. Câu 24. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Công nghệ tế bào thực vật giúp nhân giống vô tính các loại cây trông quý hiếm hoặc tạo ra các giống cây trồng có thêm các gen mới. B. Trên đối tượng là vi sinh vật, bằng cách xử lí tác nhân gây đột biến như tia phóng xạ hoặc hóa chất, các nhà di truyền học đã tạo ra nhiều giống vi sinh vật có nhiều đặc điểm quý. C. Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo được giống dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp gây đột biến. D. Kĩ thuật nhân bản vô tính có ý nghĩa trong việc nhân bản người. Câu 25. Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tiến hóa theo hướng phân li tính trạng? A. Mang của cá và mang của tôm. B. Cánh của chim và cánh của côn trùng. C. Cánh của dơi và chi trước của ngựa. D. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng. Câu 26. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 vì: A. Biểu hiện các tính trạng tốt của bố. B. Kết hợp các đặc điểm di truyền của bố mẹ. C. Biểu hiện các tính trạng tốt của mẹ. D. Các cơ thể lai luôn ở trạng thái dị hợp. Câu 27. Cặp cơ quan nào sau đây ở các loài sinh vật là cơ quan tương tự? A. Cánh chim và cánh bướm B. Ruột thừa của người và ruột tịt ở động vật. C. Chi trước của mèo và tay của người. D. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người. Câu 28. Trong những biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp không cần thiết thực hiện để bảo vệ vốn gen của loài người? (I) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến. (II) Khi bị mắc bệnh di truyền bắt buộc không được kết hôn. (III) Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền. (IV) Sử dụng liệu pháp gen – kĩ thuật tương lai. A. 4 B. 1 C. 2 D. 3 -------------- Hết ------------- Sinh học, Mã đề: 790, 3/2/2023. Trang 3 / 3
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2