intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai” sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - THPT Thống Nhất A, Đồng Nai

  1. TRƯỜNG THPT THỐNG NHẤT A ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2023 – 2024 Mã đề: 111 MÔN: SINH HỌC 11 Thời gian làm bài: 45 phút Họ và tên học sinh: ..................................................................... Số báo danh: ................................ I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 28 câu – 7 điểm ): Câu 1. Cho thông tin ở bảng sau: Vị trí phân bố Chức năng Có ở nhóm thực vật 1- Chồi ngọn X-Tăng độ dày của thân và rễ M- Một lá mầm và Hai lá mầm 2- Vỏ và trụ của thân Y-Tăng chiều dài của thân N- Hai lá mầm 3- Gốc của lóng Z-Tăng chiều dài lóng P- Một lá mầm Thông tin đúng với mô phân sinh đỉnh là A. 1-Y-M. B. 3-Z-P. C. 2-Y-N. D. 1-X-M. Câu 2. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm cảm ứng ở thực vật? A. Biểu hiện bởi cung phản xạ. B. Phản ứng diễn ra chậm. C. Phản ứng diễn ra nhanh. D. Phản ứng dễ nhận thấy ngay. Câu 3. Sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của tế bào, mô, cơ quan và cơ thể, diễn ra trong quá trình sống của sinh vật, được gọi là A. Sinh trưởng. B. Sinh dưỡng. C. Sinh sản. D. Phát triển. Câu 4. Khi nói về cơ chế cảm ứng ở thực vật nội dung nào sau đây là đúng? A. Trong quá trình dẫn truyền tín hiệu, con đường dẫn truyền tín hiệu để thực hiện các phản xạ được gọi là cung phản xạ. B. Kích thích được dẫn truyền đến bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của thực vật. C. Quá trình trả lời kích thích được thực hiện bởi các cơ hoặc các tuyến, bằng cách co dãn cơ hoặc tăng giảm tiết các chất. D. Quá trình thu nhận các kích thích từ môi trường như nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng, tiếp xúc hoặc hormone được tiếp nhận bởi các thụ thể đặc hiệu nằm trên màng tế bào hoặc trong tế bào chất. Câu 5. Khả năng cơ thể sinh vật tiếp nhận và phản ứng thích hợp với các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển, được gọi là A. Cảm ứng ở sinh vật. B. Sinh trưởng ở sinh vật. C. Phát triển ở sinh vật. D. Tập tính ở sinh vật. Câu 6. Đối với sinh vật cảm ứng có vai trò gì? A. Tạo ra năng lượng cung cấp cho các sinh vật khác trong sinh giới. B. Chuyển hóa năng lượng và cung cấp dưỡng khí cho sinh vật. C. Đảm bảo cho sinh vật thích ứng với những thay đổi từ môi trường. D. Cung cấp nguyên liệu cho các hoạt động sống của sinh vật. Câu 7. Cho một con tinh tinh vào một căn phòng có một số hộp trên sàn và một quả chuối treo trên cao hơn tầm với của tinh tinh. Tinh tinh biết xếp chồng các hộp lên nhau và trèo lên hộp để lấy chuối. Đây là ví dụ về hình thức học tập nào ở động vật? A. Học liên hệ. B. Học xã hội. C. Học nhận biết không gian. D. Học giải quyết vấn đề. Câu 8. Sinh trưởng ở thực vật có những đặc điểm nào sau đây? 1- Diễn ra tại một số vị trí xác định. 2- Có thể diễn ra trong suốt vòng đời. 3- Cơ sở của sinh trưởng ở thực vật là quá trình giảm phân. 4- Biệt hóa tế bào là một giai đoạn trong sinh trưởng ở thực vật. A. 1, 2. B. 3, 4. C. 1, 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 9. Trật tự nào sau đây thể hiện đúng cơ chế cảm ứng của sinh vật? Mã đề 111 Trang 1/4
  2. A. Thu nhận kích thích Dẫn truyền kích thích Phân tích và tổng hợp thông tin Trả lời kích thích. B. Phân tích và tổng hợp thông tin Thu nhận kích thích Dẫn truyền kích thích Trả lời kích thích. C. Thu nhận kích thích Phân tích và tổng hợp thông tin Dẫn truyền kích thích Trả lời kích thích. D. Dẫn truyền kích thích Thu nhận kích thích Phân tích và tổng hợp thông tin Trả lời kích thích. Câu 10. Hormone thực vật có những vai trò nào sau đây? 1- Điều tiết sự phân chia tế bào. 2- Điều tiết sự phân hóa tế bào. 3- Điều tiết sự nảy mầm của hạt. 4- Điều tiết sự phát triển của hoa. A. 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 3, 4. Câu 11. Hình thức học tập ở động vật bao gồm: 1- Quen nhờn. 2- In vết. 3- Học liên hệ. 4- Kiếm ăn. A. 1, 2, 3. B. 1, 2, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 12. Loại hormone nào sau đây không phải là hormone kích thích sinh trưởng ở thực vật? A. Cytokinin. B. Abscisic acid. C. Gibberellin. D. Auxin. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở phản xạ có điều kiện? A. Đặc trưng cho loài. B. Không di truyền. C. Có tính bền vững. D. Mang tính bẩm sinh. Câu 14. Loài động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng lưới? A. Đỉa. B. Sứa. C. Giun đất. D. Người. Câu 15. Quan sát hình ảnh về hệ thần kinh ở một loài động vật và cho biết đó là dạng hệ thần kinh nào sau đây? A. Dạng chuỗi hạch. B. Dạng lưới. C. Dạng ống. D. Dạng đối xứng. Câu 16. Sau khi tham gia chạy bền ở tiết thể dục tại trường, bạn Mai thấy mình có hiện tượng toát mồ hôi. Vậy hiện tượng toát mồ hôi là A. Phản xạ có điều kiện. B. Vận động cảm ứng. C. Phản xạ không điều kiện. D. Vận động hướng động. Câu 17. Sinh trưởng ở sinh vật có các dấu hiệu đặc trưng nào sau đây? 1- Tăng khối lượng tế bào. 2- Tăng kích thước tế bào. 3- Phân hóa tế bào. 4- Tăng số lượng tế bào. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 4. Câu 18. Hình dưới đây mô tả cấu tạo của neuron. Cấu trúc số mấy là nhân? Mã đề 111 Trang 2/4
  3. A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. Câu 19. Phản ứng của cơ thể với các kích thích từ môi trường thông qua hệ thần kinh, được gọi là A. Tập tính. B. Phản xạ. C. Ứng động. D. Hướng động. Câu 20. Dựa vào hình ảnh và thông tin dưới đây, cho biết quá trình truyền tin qua synapse hóa học diễn ra như thế nào? 1- Ca2+ kích thích xuất bào chất truyền tin hóa học vào khe synapse. 2- Xung thần kinh lan truyền đến kích thích Ca2+ đi từ ngoài vào trong chùy synapse. 3- Xuất hiện và lan truyền tiếp xung thần kinh ở màng sau synapse. 4- Chất truyền tin hóa học gắn vào thụ thể tương ứng ở màng sau synapse. 5- Enzyme phân giải chất truyền tin hóa học thành các tiểu phần. 6- Tiểu phần được vận chuyển trở lại màng trước, đi vào chùy synapse, là nguyên liệu tổng hợp chất truyền tin hóa học chứa trong các bóng. A. 2 1 3 4 6 5. B. 2 1 4 3 6 5. C. 1 2 3 4 5 6. D. 2 1 4 3 5 6. Câu 21. Chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển, được gọi là A. Phản xạ. B. Học tập. C. Thói quen. D. Tập tính. Câu 22. Dựa vào tác nhân, thụ thể được chia thành các dạng nào sau đây? 1- Thụ thể đau. 2- Thụ thể cơ học. 3- Thụ thể xúc tác. 4- Thụ thể hóa học. A. 2, 3, 4. B. 3, 4. C. 1, 2, 4. D. 2, 3. Câu 23. …(1)… là sự tăng về khối lượng và kích thước của các cơ quan hoặc cơ thể. Nội dung ở (1) là Mã đề 111 Trang 3/4
  4. A. Sinh dưỡng B. Sinh sản C. Phát triển D. Sinh trưởng Câu 24. Neuron thần kinh có các vai trò chính là: 1- Hình thành xung thần kinh. 2- Ức chế sinh trưởng. 3- Lưu trữ thông tin. 4- Dẫn truyền xung thần kinh. A. 2, 4. B. 1, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 2, 3, 4. Câu 25. Những yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến tuổi thọ của con người? 1- Di truyền. 2- Chế độ ăn uống. 3- Trạng thái tâm lý. 4- Chất kích thích. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 2, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3. Câu 26. Ở thực vật, có các hình thức biểu hiện cảm ứng nào sau đây? A. Hướng động và ứng động. B. Hướng động và phản xạ. C. Phản xạ và tập tính. D. Ứng động và phản xạ. Câu 27. Loại thụ thể nào sau đây đóng vai trò tiếp nhận kích thích ánh sáng từ môi trường? A. Điện từ. B. Cơ học. C. Hóa học. D. Nhiệt. Câu 28. Các chất hữu cơ hình thành từ quá trình trao đổi chất trong cơ thể thực vật, với liều lượng rất nhỏ có tác động điều tiết các quá trình sinh trưởng, phát triển của cơ thể thực vật, được gọi là A. Chất kích thích sinh trưởng. B. Chất ức chế sinh trưởng. C. Enzyme thực vật. D. Hormone thực vật. II. PHẦN TỰ LUẬN ( 4 câu – 3 điểm ) Câu 1 (1 điểm): Em hãy phân tích vai trò của tập tính sinh sản đối với đời sống động vật. Câu 2 (1 điểm): Nhà Lan trồng ba loại rau gồm: mồng tơi, rau đay và rau bí. Em hãy giới thiệu giúp Lan một biện pháp để tăng số lượng nhánh từ đó tăng năng suất của các loại rau này. Giải thích cơ sở của biện pháp đó. Câu 3 (0,5 điểm): “ Thường xuyên sử dụng chất kích thích sẽ dẫn đến nghiện, rối loạn trí nhớ, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, hoang tưởng, hủy hoại tế bào thần kinh. Việc cai nghiện rất khó khăn vì cơ thể đã hình thành phản xạ có điều kiện bền vững với những tác nhân gây nghiện và người nghiện có thể bị những tổn thương khó phục hồi trên não” ( Trang 92, SGK Sinh học 11 bộ Cánh Diều). Em hãy đề xuất hai giải pháp để phòng tránh tình trạng nghiện chất kích thích. Câu 4 (0,5 điểm): Quan sát hình dưới đây và trả lời câu hỏi: a. Ở giai đoạn nào của bướm sẽ phá hoại cây trồng? b. Nêu một biện pháp để hạn chế sự phá hoại cây trồng từ đối tượng trên nhưng an toàn đối với con người. ------ HẾT ------ Mã đề 111 Trang 4/4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2