intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

10
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk” để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi, đồng thời ôn tập và củng cố kiến thức căn bản trong chương trình học. Tham gia giải đề thi để ôn tập và chuẩn bị kiến thức và kỹ năng thật tốt cho kì thi sắp diễn ra nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Lê Hồng Phong, Đắk Lắk

  1. SỞ GD&ĐT ĐẮK LẮK KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG NĂM HỌC 2023 - 2024 MÔN SINH HỌC – Khối lớp 11 Thời gian làm bài : 45 phút (Đề thi có 04 trang) (không kể thời gian phát đề) Họ và tên học sinh :..................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 226 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm) Câu 1. Mô phân sinh ở thực vật là: A. Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng. B. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, có khả năng phân chia tạo tế bào mới trong suốt đời sống của thực vật. C. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân. D. Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế. Câu 2. Tập tính nào sau đây phản ánh mối quan hệ cùng loài mang tính tổ chức cao? A. Tập tính sinh sản. B. Tập tính xã hội. C. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. D. Tập tính di cư. Câu 3. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên. B. Mô phân sinh đỉnh rễ. C. Mô phân sinh lóng. D. Mô phân sinh đỉnh cây. Câu 4. Sinh trưởng và phát triển ở động vật không qua biến thái có đặc điểm: A. Con non có sự lột xác biến đổi thành con trưởng thành. B. Con non có cấu tạo giống con trưởng thành. C. Con non có cấu tạo khác con trưởng thành. D. Con non lột xác hoàn thiện cơ thể giống con trưởng thành. Câu 5. Hormone được ứng dụng để kích thích ra rễ của cành giâm, cành chiết trong nhân giống vô tính là: A. Kinetin. B. Auxin. C. Cytokinin. D. Gibberellin. Câu 6. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên. B. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm. C. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật. D. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật. Câu 7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao myelin so với sợi thần kinh không có bao myelin là: A. Tốc độ lan truyền nhanh và tốn nhiều năng lượng. B. Tốc độ lan truyền chậm và tốn nhiều năng lượng. C. Tốc độ lan truyền chậm và tốn ít năng lượng. D. Tốc độ lan truyền nhanh và tốn ít năng lượng. Câu 8. Tuổi thọ của các loài sinh vật khác nhau thì do yếu tố nào quy định? A. Lối sống. B. Kiểu gene. C. Thức ăn. D. Môi trường sống. Câu 9. Cho các bộ phận tham gia cung phản xạ: (1) Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể cảm giác). (2) Bộ phận trung ương (não bộ và tuỷ sống). (3) Đường dẫn truyền li tâm (dây thần kinh vận động). (4) Bộ phận đáp ứng (cơ hay tuyến). 1/4 - Mã đề 226
  2. (5) Đường dẫn truyền hướng tâm (dây thần kinh cảm giác). Cung phản xạ diễn ra theo trật tự là: A. 1 → 3 → 2 → 4 → 5. B. 1 → 5 → 2 → 3 → 4. C. 1 → 2 → 3 → 4 → 5. D. 1 → 4 → 3 → 5 → 2. Câu 10. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn: A. Phôi thai và sau khi sinh. B. Phôi và hậu phôi. C. Hậu phôi và sau khi sinh. D. Phôi và sau khi sinh. Câu 11. Ở động vật có hệ thần kinh. Tùy theo sự tiến hóa của tổ chức thần kinh có các dạng sau: I. Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch; II. Hệ thần kinh dạng ống; III. Hệ thần kinh dạng lưới. Hướng tiến hóa của hệ thần kinh từ thấp đến cao là: A. II → I → III. B. III → I → II. C. III → II → I. D. I→ II → III. Câu 12. Trong quá trình phát triển ở động vật, trong giai đoạn phát triển phôi có các giai đoạn kế tiếp nhau là: A. Phân cắt trứng  tạo cơ quan  phôi vị  phôi nang. B. Phân cắt trứng  phôi vị  phôi nang  tạo cơ quan. C. Phân cắt trứng  tạo cơ quan  phôi nang  phôi vị. D. Phân cắt trứng  phôi nang  phôi vị  tạo cơ quan. Câu 13. Đặc điểm của phản xạ có điều kiện là: A. Rất bền vững. B. Số lượng có giới hạn. C. Được hình thành trong đời sống cá thể, không di truyền. D. Bẩm sinh, di truyền. Câu 14. Hình dạng chim bồ câu không giống với hình dạng các loài khác là do: A. Quá trình phân hóa tế bào. B. Quá trình phát sinh chức năng của cơ thể. C. Quá trình thay đổi cấu trúc tế bào. D. Quá trình phát sinh hình thái. Câu 15. Động vật sống trên cạn khi di cư định hướng nhờ: A. Hướng dòng nước chảy. B. Từ trường trái đất. C. Thành phần hóa học của nước. D. Vị trí mặt trời, trăng, sao, địa hình. Câu 16. Hình bên dưới là mặt cắt ngang thân cây gỗ thể hiện cấu tạo của thân. Sự gia tăng đường kính thân là kết quả của sự tạo thành mạch gỗ thứ cấp ở phía trong và mạch rây thứ cấp nằm ở phía ngoài thân. Nguyên nhân là do sự phân chia của: 2/4 - Mã đề 226
  3. A. Mô phân sinh đỉnh ở ngọn. B. Tầng sinh bần. C. Mô phân sinh đỉnh rễ. D. Tầng sinh mạch. Câu 17. Hình bên dưới chỉ sự nảy mầm của hạt rau diếp (Lactuca sativa L.). Điều kiện nảy mầm của hạt rau diếp là: A. Trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. B. Trong tối và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. C. Ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng đỏ. D. Ngoài sáng và trong điều kiện được chiếu ánh sáng xanh tím. Câu 18. Các loài động vật chưa có tổ chức thần kinh, cảm ứng có đặc điểm: A. Rất chậm, không tiêu tốn năng lượng. B. Rất chậm, tiêu tốn năng lượng. C. Rất nhanh, tiêu tốn nhiều năng lượng. D. Rất nhanh, không tiêu tốn năng lượng. Câu 19. Tập tính ở động vật được có thể được chia thành: A. Tập tính học được, tập tính hỗn hợp. B. Tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp. C. Tập tính tự nhiên, tập tính nhân tạo và tập tính hỗn hợp. D. Tập tính bẩm sinh, tập tính hỗn hợp. Câu 20. Vitamin có vai trò chuyển hóa canxi để hình thành xương là: A. Vitamin D. B. Vitamin E. C. Vitamin K. D. Vitamin A. Câu 21. Vòng đời của sinh vật là: A. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành. B. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới. C. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, lớn lên, phát triển thành cơ thể trưởng thành, sinh sản tạo cá thể mới, già đi rồi chết. D. Khoảng thời gian tính từ khi cơ thể được sinh ra, sinh trưởng và phát triển thành cơ thể trưởng thành. 3/4 - Mã đề 226
  4. Câu 22. Sinh trưởng ở sinh vật là: A. Quá trình tăng khối lượng và tuổi của cơ thể. B. Quá trình tăng thể tích và khối lượng của cơ thể. C. Quá trình tăng kích thước và tuổi của cơ thể. D. Quá trình tăng kích thước và khối lượng cơ thể. Câu 23. Khi nói về tập tính ở động vật, phát biểu nào sau đây đúng? A. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích, đảm bảo cho động vật tồn tại. B. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. C. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. D. Những hành động của động vật trả lời lại các kích thích từ môi trường trong và ngoài, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển. Câu 24. Những loài nào sau đây sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Cào cào, bướm, rắn mối. B. Bướm, châu chấu, cá heo. C. Ruồi, ếch đồng, bướm. D. Thằn lằn, tôm, cua. Câu 25. Hormone làm cơ thể bé gái thay đổi mạnh về thể chất và sinh lý ở thời kì dậy thì là: A. GH. B. Estrogen. C. Testosterone. D. Thyroxine. Câu 26. Cấu tạo hệ thần kinh ống bao gồm: A. Não bộ và dây thần kinh. B. Thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. C. Hạch thần kinh và dây thần kinh. D. Não bộ và tuỷ sống. Câu 27. Cho các thành phần cấu trúc của synapse hoá học như sau: (1) Chùy synapse.(2) Khe synapse.(3) Màng trước synapse.(4) Màng sau synapse. Qua trình truyền tin qua xynapse diễn ra theo trật tự là A. 1 → 4 → 3 → 2. B. 1 → 3 → 2 → 4. C. 1 → 2 → 3 → 4. D. 1 → 3 → 4 → 2. Câu 28. Cơ sở giải thích tại sao học tập có thể đưa đến hình thành tập tính mới và khi cần thiết có thể thay đổi tập tính đáp ứng với những thay đổi của môi trường sống? A. Do có sự phối hợp giữa các cá thể trong loài. B. Sự hình thành mối liên hệ thần kinh mới giữa các neuron. C. Do tiết ra nhiều hormone mới. D. Sự hình thành gene mới. II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm) Câu 1 (2 điểm): Tại sao mang thai ở tuổi vị thành niên đưa đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe, tâm sinh lí, học tập? Làm cách nào để tránh mang thai ở tuổi vị thành niên? Câu 2 (1 điểm): Vào mùa đông, khi mặc không đủ ấm cơ thể sẽ bị run cầm cập. Điều này là phản xạ gì của cơ thể ? ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 226
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2