intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên" là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn chuẩn bị tham gia bài thi giữa học kì 2 sắp tới. Luyện tập với đề thường xuyên giúp các em học sinh củng cố kiến thức đã học và đạt điểm cao trong kì thi này, mời quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2021-2022 có đáp án - Trường THPT Trần Phú, Phú Yên

  1. KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2021 – 2022 MÔN: SINH 12 Câu 1. Trong các hội chứng bệnh sau đây ở người, hội chứng bệnh nào không do đột biến số lượng NST gây nên? (1) Ung thư máu. (2) Hội chứng tiếng khóc mèo kêu. (3) Hội chứng đao. (4) Hội chứng Claiphento. (5) Bệnh bạch tạng. A. (1) và (5) B. (2) và (3) C. (3) và (4) D. (1) và (2) Câu 2. Khi nói về cơ quan tương đồng, có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng? (1) Sự tương đồng về nhiều đặc điểm giải phẫu giữa các loài là bằng chứng trực tiếp phản ánh sự tiến hóa phân li. (2) Kiểu cấu tạo giống nhau của các cơ quan tương đồng phản ánh nguồn gốc chung của chúng. Cơ quan tương đồng phản ánh sự tiến hóa phân li. (3) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu hình thái giống nhau. (4) Cơ quan tương đồng là cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng tương đồng nhau về hình thái và ngày nay thực hiện chức năng giống nhau. A. 4 B. 2 C. 1 D. 3 Câu 3. Quần thể nào trong các quần thể nêu dưới đây ở trạng thái cân bằng di truyền 1. 100% AA 2. 100% Aa 3. 100% aa 4. 0,2 AA:0,5Aa:0,3aa A. 3,4 B. 1,3 C. 2,4 D. 1,2 Câu 4. Gánh nặng của di truyền là A. do sự phân li đa dạng, hệ gen người gồm những gen xấu B. trong vốn gen của quần thể người tồn tại các gen đột biến gây chết hoặc nửa gây chết. C. tồn tạo trong hệ gen người có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử D. bộ gen người này càng có sự biến đổi theo hướng thoái hóa Câu 5. Quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí diễn ra theo trình tự nào sau đây? (1) Một loài ban đầu bị chia cắt thành các quần thể cách li với nhau do các trở ngại về mặt địa lí. (2) Sự khác biệt về tần số alen dần tích lũy dẫn đến cách li sinh sản giữa các quần thể với nhau và với quần thể gốc, khi đó loài mới được hình thành. (3) Trong những điều kiện địa lí khác nhau, CLTN và các nhân tố tiến hóa đã làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của các quần thể bị cách li theo các hướng thích nghi khác nhau, làm chúng ngày càng khác nhau và khác xa so với quàn thể gốc. A. (1) → (2) → (3) B. (3) → (1) → (2) C. (1) → (3) → (2) D. (3) → (2) →(1) Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây về bệnh pheninketo niệu là đúng? (1) Bệnh gây rối loạn trao đổi chất trong cơ thể. (2) Thiếu enzim xúc tác chuyển hóa pheninalanin thành tirozin. (3) Cơ chế gây bệnh ở mức độ tế bào.
  2. (4) Bệnh được chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm ở trẻ em. (5) Chất ứ đọng đầu độc thần kinh, làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. A. (2), (4) và (5) B. (1), (4) và (5) C. (1), (3) và (5) D. (1), (2) và (5) Câu 7. Điều kiện để quần thể ở trạng thái cân bằng di truyền là 1. Quần thể phải có kích thước lớn 2. Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau một cách ngẫu nhiên 3. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống và khả năng sinh sản như nhau 4. Đột biến không xảy ra hay có thể xảy ra thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch 5. Quần thể phải được cách ly với quần thể khác 6. Diễn ra quá trình chọn lọc tự nhiên Phương án đúng là A. 1,2,3,4,6 B. 1,3,4,5,6 C. 2,3,4,5,6 D. 1,2,3,4,5 Câu 8. Khi nói về cách li địa lí, có bao nhiêu nhận định đúng? (1) Những loài ít di động hoặc không có khả năng di động và phát tán ít chịu ảnh hưởng của dạng cách li này. (2) Các quần thể trong loài bị ngăn cách nhau bởi khoảng cách lớn hơn tầm hoạt động kiếm ăn và giao phối của các cá thể trong loài. (3) Cách li bởi sự xuất hiện các vật cản địa lí như núi, sông, biển. (4) Các động vật ở cạn hoặc các quần thể sinh vật ở nước bị cách li bởi sự xuất hiện dải đất liền. A. 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 9.Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen. II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt. III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới. IV. Thể dị đa bội có thể được tạo ra bằng cách áp dụng kĩ thuật dung hợp tế bào trần kết hợp với nuôi cấy tế bào. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 10. Khi nói về bằng chứng sinh học phân tử, có bao phát biểu sau đây đúng? (1). Sự tương đồng về nhiều đặc điểm ở cấp độ phân tử và tế bào cũng cho thấy các loài trên Trái Đất đều có chung tổ tiên. (2). Những loài có quan hệ họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin trong phân tử protein hay trình tự các nucleotit trong các gen tương ứng càng có xu hướng giống nhau và ngược lại. (3). Phân tích trình tự các axit amin của cac loại protein hay trình tự các nucleotit của các gen khác nhau ở các loài có thể cho ta biết mối quan hệ họ hàng giữa các loài. (4). Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên protein,… chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. A. 2 B. 4 C. 1 D. 3
  3. Câu 11. Những thành tự nào sau đây là ứng dụng của công nghệ gen? (1) Tạo chuột nhắt chứa hoocmon sinh trưởng của chuột cống (2) Từ một phôi động vật, người ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen đồng nhất. (3) Tạo ra cừu Đôly. (4) Tạo ra giống nho tam bội không hạt. (5) Tạo giống cây bông chống sâu hại. Phương án đúng là: A. (3) và (4) B. (1) và (5) C. (4) và (5) D. (1) và (3) Câu 12. Ở người, xét 1 bệnh do alen lặn nằm trên NST giới tính X quy định. Trong các đặc điểm di truyền sau đây, có bao nhiêu đặc điểm di truyền của bệnh này? (1) Bố và mẹ đều bị bệnh, sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh. (2) Bố và mẹ đều không bị bệnh, có thể sinh con có đứa bị bệnh có đứa không bị bệnh. (3) Bố bị bệnh, mẹ không bị bệnh thì con trai không bị bệnh, con gái bị bệnh. (4) Bố không bị bệnh, mẹ bị bệnh thì con gái không bị bệnh, con trai có đứa bị bệnh, có đứa không bị bệnh. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 13.Để tạogiốngcâytrồngcóKGđồnghợp tửvề tấtcảcáccặpgen,ngườitasử dụng phương pháp nào sau đây? A. Nuôi cấy hạt phấn sau đó lưỡng bội hoá. B. Lai khác dòng. C. Công nghệ gen. D. Lai tế bào xôma khác loài. Câu 14. Các nhân tố tiến hóa làm thay đổi tần số alen theo 1 hướng xác định là: (1) Đột biến. (2) Giao phối không ngẫu nhiên. (3) CLTN. (4) Yếu tố ngẫu nhiên. (5) Di - nhập gen. A. (1), (2) và (5) B. (2) và (3) C. (1), (4) và (5) D. (1), (2), (4) và (5) Câu 15. Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở A. Ở loài sinh sản sinh dưỡng B. Quần thể tự thụ phấn C. Ở loài sinh sản hữu tính D. Quần thể giao phối Câu 16. Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử? (1) Một loài ếch giao phối vào tháng tư, một loài khác giao phối vào tháng năm. (2) Hai con ruồi quả thuộc hai loài khác nhau giao phối sinh ra con bất thụ. (3) Tinh trùng của giun biển chỉ xâm nhập vào trứng của các cá thể cái cùng loài. (4) Hai loài chim trĩ có tập tính ve vãn bạn tình khác nhau. (5). Con lai không phát triển đến tuổi trưởng thành sinh dục. (6). Những cá thể của các loài có họ hàng gần gũi mặc dù ở cùng khu nhưng sống trong những sinh cảnh khác nhau nên không thể giao phối với nhau. (7). Con lai không sinh ra giao tử bình thường. A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
  4. Câu 17. Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có KG khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là A. thoái hóa giống. B. đột biến. C. di truyền ngoài nhân. D. ưu thế lai. Câu 18. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối có những đặc điểm nào sau đây 1. Đa dạng và phong phú về kiểu gen 2. Quần thể bị phân hóa dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau 3. Tần số thể dị hợp giảm và tần số thể đồng hợp tăng qua các thế hệ 4. Tần số alen thường không thay đổi qua các thế hệ phương án đúng là A. 1,2,3 B. 2,3 C. 2,3,4 D. 1,2,4 Câu 19. Các ví dụ sau đây thuộc các dạng cách li nào? (1) Ba loài ếch khác nhau cùng sống trong 1 cái ao, song chúng bao giờ cũng bắt cặp giao phối đúng với các cá thể cùng loài vì các loài này có tiếng kêu khác nhau. (2) Một số loài muỗi Anophen sống ở vùng nước lợ, một số đẻ trứng ở vùng nước chảy, một số lại đẻ trứng ở vùng nước đứng. (3) Hai nhóm cây thông có kiểu hình và kiểu gen rất giống nhau. Tuy nhiên, một loài phát tán hạt phấn vào tháng 1, khi cấu trúc noãn thu nhận hạt phấn, còn loài kia vào tháng 3. (4) Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Phương án đúng theo thứ tự từ (1) đến (4) là: A. Cách li tập tính - cách li tập tính - cách li thời gian - cách li cơ học. B. Cách li tập tính - cách li thời gian - cách li tập tính - cách li cơ học. C. Cách li tập tính - cách li thời gian - cách li sinh thái - cách li cơ học. D. Cách li tập tính - cách li sinh thái - cách li thời gian - cách li cơ học. Câu 20.Cho biết các công đoạn được tiến hành trong chọn giống như sau 1. Chọn lọc các tổ hợp gen mongmuốn. 2. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khácnhau. 3. Lai các dòng thuần chủng vớinhau. 4. Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen mongmuốn. Việc tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo quy trình A. 1, 2, 3,4 B. 4, 1,2, 3 C. 2, 3, 1,4 D. 2, 3,4, 1 Câu 21. Theo Đacuyn, nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hóa là A. các biến dị cá thể phát sinh trong quá trình sinh sản theo những hướng không xác định B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác dụng trực tiếp của điều kiện sống. C. biến dị di truyền D. những biến đổi do tập quán hoạt động Câu 22. Hãy chọn một loại cây thích hợp trong số các loài cây nêu dưới đây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao A. Cây củ cải đường B. Cây đậu tương C. Cây lúa D.Cây ngô
  5. Câu 23. Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi cây trồng là: A. Chọn lọc nhân tạo B. Phân ly tính trạngC. Đấu tranh sinh tồn D. Chọn lọc tự nhiên Câu 24. Di truyền y học là ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học A. chỉ để phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền B. để giải thích, chẩn đoán các tật, bệnh di truyền C. để điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí D. giúp cho việc giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh tật di truyền và điều trị trong 1 số trường hợp bệnh lí. Câu 25. Trong những biện pháp sau, có bao nhiêu biện pháp cần thực hiện để bảo vệ vốn gen của loài người? (1) Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế tác nhân gây đột biến. (2) Khi bị mắc bệnh di truyền bắt buộc không được kết hôn. (3) Sàng lọc xét nghiệm trước sinh với những người có nguy cơ sinh con bị khuyết tật di truyền. (4) Sử dụng liệu pháp gen - kĩ thuật tương lai. A. 2 B. 4 C. 3 D. 1 Câu 26. Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng? (1) Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật. (2) Loài mở rộng khu phân bố, chiếm thêm những vùng lãnh thổ mới có điều kiện địa chất, khí hậu khác nhau, ở những vùng lãnh thổ mới hoặc khu phân bố bị chia cắt do các vật cản địa lí sẽ làm cho các quần thể trong loài bị cách li nhau. (3) Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức có cả ở động vật và thực vật. (4) Trong những điều kiện sống khác nhau, CLTN đã tích lũy các đột biến và biến dị tổ hợp theo những hướng khác nhau, dần dần tạo thành những nòi địa lí rồi tới loài mới. (5) Điều kiện địa lí là nhân tố chọn lọc những kiểu gen thích nghi. (6) Cách li địa lí là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hóa trong loài. A. 4 B. 2 C. 3 D. 1 Câu 27. Khi nói về ung thư, những phát biểu nào sau đây đúng? (1) Ung thư là 1 loại bệnh được hiểu đầy đủ là sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào trong cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. (2) U ác tính khác với u làn tính là các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến nơi khác, tạo nên nhiều khối u khác nhau. (3) Nguyên nhân gây ra ung thư có thể là do đột biến gen, đột biến NST. (4) Ung thư là 1 trong những bệnh nan y chưa có thuốc chữa. A. 3 B. 2 C. 4 D. 1 Câu 28. Theo quan niệm của thuyết tiến hóa tổng hợp, phát biểu nào sau đây là đúng?
  6. (1). Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. (2). Các yếu tố ngẫu nhiên làm tăng tính đa dạng di truyền của quần thể. (3). Tiến hóa nhỏ không diễn ra nếu tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể được duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. (4). Lai xa và đa bội hóa có thể nhanh chóng tạo nên loài mới ở thực vật. (5). Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN. A. 2,3,4 B. 2,3,5 C. 1,3,4 D. 1,2,4 Câu 29. Tất cả các tổ hợp alen trong quần thể tạo nên A. kiểu hình của quần thể B. kiểu gen của quần thể C. tính đặc trưng của quần thể D. vốn gen của quần thể Câu 30. Loại biến dị cá thể theo quan niệm của Đac uyn có những tính chất nào dưới đây ? (1) Xuất hiện ngẫu nhiên trong quá trình sinh sản và phát triển cá thể. (2) Xuất hiện đồng loạt theo một hướng xác định. (3) Xuất hiện riêng lẻ ở từng cá thể. (4) Di truyền được qua sinh sản hữu tính. (5) Không xác định được chiều hướng biến dị. A. 2, 3, 4, 5 B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 3, 4, 5 D. 1, 2, 4, 5 ------- HẾT------- BẢNG ĐÁP ÁN 1D 2C 3B 4B 5C 6D 7D 8C 9C 10D 11B 12D 13A 14B 15B 16A 17D 18C 19A 20C 21A 22A 23A 24D 25C 26B 27C 28C 29D 30C
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2