intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTNT Tỉnh Quảng Trị

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: SINH HỌC LỚP 12 CƠ BẢN – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng Nội dung Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Số CH TT kiến thức Đơn vị kiến thức Thời % Số Thời Số Thời Số Thời Số Thời gian tổng CH gian CH gian CH gian CH gian TN TL (phút) điểm (phút) (phút) (phút) (phút) 1.1. Môi trường và các 2 1,5 2 2,0 4 nhân tố sinh thái 1 6,0 1 1.2. Quần thể sinh vật và 1 Cá thể và mối quan hệ giữa các cá 3 2,25 2 2,0 5 1 quần thể sinh thể trong quần thể 28,75 60 vật 1.3. Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh 4 3,0 3 3,0 1 9,0 7 1 vật; Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. 2. Quần xã sinh vật và 2.1.Quần xã sinh vật và 2 một số đặc một số đặc trưng cơ bản 5 3,75 3 3,0 1 6,0 8 1 trưng cơ bản của quần xã
  2. của quần xã 2.2. Diễn thế sinh thái 2 1,5 2 2,0 4 0 16,25 40 Tổng 16 12,0 12 12,0 2 12,0 1 9,0 28 3 45,0 100 Tỉ lệ (%) 40 30 20 10 Tỉ lệ chung (%) 70 30
  3. BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II MÔN: SINH HỌC LỚP 12 CƠ BẢN – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT Số câu hỏi theo mức độ nhận thức Nội dung Đơn vị kiến Mức độ kiến thức, kĩ năng Nhận Thông Vận Vận TT kiến thức thức cần kiểm tra, đánh giá biết hiểu dụng dụng cao Nhận biết: - Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật và nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái, ổ sinh thái. - Nêu được các nhân tố sinh thái và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật (ánh sáng, nhiệt độ). 1. Cá 1.2. Môi - Nêu được một số quy luật tác động của các nhân tố sinh thái: thể và trường và Quy luật tác động tổng hợp, quy luật giới hạn sinh thái. 1 quần thể các nhân tố - Nêu được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của các 2 2 1 sinh vật sinh thái nhân tố vô sinh. - Nêu được sự thích nghi sinh thái và tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. - Nêu được ví dụ về sự thích nghi của sinh vật với môi trường. Thông hiểu: - Xác định được môi trường sống của một số loài sinh vật quen thuộc. - Phân biệt được các nhân tố vô sinh và các nhân tố hữu sinh trong thực tế. - Xác định được một số nhóm sinh vật theo giới hạn sinh thái của chúng đối với các nhân tố vô sinh (cây ưa sáng, cây ưa bóng, động vật hoạt động ban ngày, động vật hoạt động ban đêm, động vật hằng nhiệt, động vật biến nhiệt). - Xác định được đặc điểm của cây ưa sáng và cây ưa bóng. - Xác định được đặc điểm thích nghi của động vật biến nhiệt
  4. và động vật đẳng nhiệt. - Xác định được khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu của sinh vật thông qua đồ thị. - Phân biệt được ổ sinh thái và nơi ở. -Xác định được giới hạn sinh thái của các loài khác nhau và xác định được các khoảng giá trị trong giới hạn sinh thái (khoảng thuận lợi, khoảng chống chịu) của sinh vật thông qua ví dụ cụ thể. Vận dụng: - Giải thích được sự khác nhau giữa cây ưa sáng và cây ưa bóng; động vật hoạt động ban ngày và động vật hoạt động ban đêm; động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt. - Giải thích được sự thích nghi sinh thái của sinh vật và phân tích được sự tác động trở lại của sinh vật lên môi trường. - Lấy được các ví dụ về ổ sinh thái và đánh giá được ý nghĩa của việc phân hóa ổ sinh thái trong các ví dụ đó. 1.2. Quần Nhận biết: 3 2 1 thể sinh - Định nghĩa được khái niệm quần thể (về mặt sinh thái học) vật và mối - Nêu được các mối quan hệ sinh thí giữa các cá thể trong quần quan hệ thể: quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể. Nêu ý giữa các nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó. cá thể Thông hiểu: trong - Xác định được tập hợp nào là quần thể sinh vật và tập hợp nào quần thể không phải là quần thể sinh vật. - Phân biệt được mối quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh cùng loài. -Xác định được mối quan hệ trong quần thể thông qua các ví dụ cụ thể. - Hiểu được bản chất của các mối quan hệ trong quần thể. Vận dụng: - Giải thích được vì sao quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh
  5. trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định. - Trình bày được những nguyên nhân gây ra hiện tượng cạnh tranh và các biện pháp giảm sự cạnh tranh của quần thể. - Giải thích được hiệu quả nhóm trong mối quan hệ hỗ trợ. - Lấy được các ví dụ minh họa cho các mối quan hệ của quần thể. - Giải thích được hiện tượng tự tỉa thưa, ăn thịt đồng loại của sinh vật trong quần thể. 1.3. Các Nhận biết: 4 3 1 đặc trưng - Nêu được các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật. cơ bản của - Nhớ được định nghĩa về mật độ, tỉ lệ giới tính, kích thước quần thể quần thể, kích thước tối thiểu, kích thước tối đa. sinh vật; - Nêu được các khái niệm: Biến động số lượng cá thể của quần Biến động thể sinh vật, biến động theo chu kì, biến động không theo chu kì. số lượng cá - Tái hiện được khái niệm tỉ lệ giới tính và nhận ra được ảnh thể của hưởng của tỉ lệ giới tính đến quần thể. quần thể - Nhớ lại được các kiểu phân bố cá thể trong quần thể; Nhận ra sinh vật. được ý nghĩa sinh thái của mỗi kiểu phân bố. - Tái hiện được khái niệm mật độ cá thể của quần thể; Nhận ra được ảnh hưởng của mật độ cá thể đến quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: tuổi sinh lí, tuổi sinh thái, tuổi quần thể; Nhận ra được các loại tháp tuổi và tái hiện được ảnh hưởng của cấu trúc tuổi tới quần thể. - Tái hiện được các khái niệm: kích thước quần thể, kích thước tối đa, kích thước tối thiểu; Nhận ra được các các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước quần thể và ảnh hưởng của kích thước quần thể đến quần thể. Thông hiểu: Phân biệt quần thể với quần tụ ngẫu nhiên các cá thể bằng các ví dụ cụ thể.
  6. - Phát hiện ra các đặc trưng của quần thể thông qua các ví dụ cụ thể. - Phân biệt được khái niệm mật độ và kích thước quần thể. - Phát hiện được tác động của mật độ lên môi trường sống của quần thể. - Phân tích được tác động của kích thước tối thiểu và kích thước tối đa đến sự tồn tại của quần thể. - Phát hiện được ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến tỉ lệ giới tính; mật độ, cấu trúc tuổi, kích thước quần thể. - Phân biệt được biến động theo chu kì và biến động không theo chu kì. - Xác định được kiểu biến động số lượng thông qua ví dụ cụ thể và tìm ra được các nguyên nhân gây ra biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật. - Hiểu được khái niệm trạng thái cân bằng của quần thể và cơ chế duy trì trạng thái cân bằng quần thể. Vận dụng cao: - Giải thích được vì sao tỉ lệ giới tính của quần thể lại ảnh hưởng đến hiệu quả sinh sản của quần thể. - Giải thích được vì sao mật độ là đặc trưng cơ bản nhất của quần thể. - Giải thích được vì sao khi kích thước của quần thể quá thấp thì quần thể dễ rơi vào trạng thái diệt vong. - Vận dụng được những hiểu biết về các nhóm tuổi để đề xuất các biện pháp khai thác và bảo vệ tài nguyên. - Vận dụng được những hiểu biết về mật độ vào đời sống, sản xuất. - Trình bày ảnh hưởng của kích thước quần thể đến mức sinh sản, mức tử vong của quần thể. Vận dụng hiểu biết về kích thước của quần thể trong công tác bảo tồn. - - Phân tích được mối liên quan giữa sự tăng dân số quá nhanhvà
  7. chất lượng môi trường giảm sút. 2 2. Quần 2.1. Quần Nhận biết: 5 3 1 xã sinh xã sinh vật - Tái hiện được định nghĩa quần xã sinh vật. vật và và một số - Nhận ra được các đặc trưng cơ bản của quần xã. một số đặc trưng - Nhận ra được các ví dụ về quan hệ cộng sinh, hội sinh, hợp đặc cơ bản của tác; cạnh tranh, kí sinh, ức chế cảm nhiễm, sinh vật ăn sinh vật. trưng quần xã - Tái hiện được khái niệm về khống chế sinh học và nhận cơ bản biết được ví dụ về khống chế sinh học. của Thông hiểu: quần xã - Phát hiện được các đặc trưng của quần xã thông qua các ví dụ cụ thể. - Phân biệt được loài ưu thế và loài đặc trưng. Phân biệt được mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã. - Xác định được các mối quan hệ giữa các sinh vật trong quần xã thông qua các ví dụ thực tiễn. - Phân biệt được các các đặc trưng cơ bản của quần xã thông qua các ví dụ minh họa. - Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối kháng trong quần xã. Vận dụng: - Phân biệt được sự khác nhau giữa quần thể và quần xã. - Phân tích được nguyên nhân của hiện tượng khống chế sinh học và cân bằng sinh học. - Giải thích được cơ sở khoa học của việc trồng xen và nuôi ghép trong trồng trọt và chăn nuôi. - Giải thích được tại sao trong sản xuất người ta thường sử dụng
  8. các loài thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại cho cây trồng. Trình bày được một số điểm khác nhau giữa quần thể và quần xã sinh vật. 2.2. Diễn Nhận biết: 2 2 thế sinh - Tái hiện được khái niệm diễn thế sinh thái, nhớ được nguyên thái nhân các dạng diễn thế và ý nghĩa của diễn thế sinh thái. - Nhận ra được ví dụ về diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh. Thông hiểu: - Phân tích sự biến đổi của quần xã sinh vật qua các giai đoạn của diễn thế sinh thái. - Phân tích sự thay đổi sinh khối của quần xã trong diễn thế sinh thái nguyên sinh, diễn thế thứ sinh. Tổng 16 12 2 1
  9. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HKII – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 câu) (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 001 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Cỏ dại và lúa. B. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. C. Giun đũa và lợn. D. Tầm gửi và cây thân gỗ. Câu 2: Trong tháp tuổi trẻ của quần thể có đặc điểm nào sau đây? A. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng với các nhóm tuổi còn lại. B. Nhóm tuổi sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. C. Nhóm tuổi sinh sản bằng với nhóm tuổi trước sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 3: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố ngẫu nhiên là A. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. B. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. các cá thể hỗ trợ lần nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Câu 4: Loài đặc trưng trong quần xã là loài A. chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. B. có nhiều ảnh hưởng đến khí hậu của môi trường sống của sinh vật. C. đóng vai trò quan trọng trong quần xã, ảnh hưởng đến các loài khác. D. phân bố ở trung tâm quần xã, có số lượng ít hơn hẳn các loài khác. Câu 5: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (H41.3-sgk) diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → Trang 9/36 - Mã đề 001
  10. trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → trảng cỏ → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế. Câu 6: Cho các tập hợp cá thể sau: I. Một đàn sói sống trong rừng. II. Một lồng gà bán ngoài chợ. III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa. V. Một rừng cây. Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể? A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 7: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là không đúng? I. Thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. II. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao vượt quá sức chịu đựng của môi trường. III. Chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. IV. Đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 8: : Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ sinh thái nào? A. Hợp tác. B. Kí sinh. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Câu 9: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể (về số lượng) và kích thước cơ thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. B. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. C. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. D. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. Câu 10: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ sinh thái nào? A. Kí sinh. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Hội sinh. Trang 10/36 - Mã đề 001
  11. Câu 11: Diễn thế nguyên sinh khác với diễn thế thứ sinh ở đặc điểm A. diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và có giai đoạn cuối. B. diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật. C. nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau. D. điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh. Câu 12: Ý nghĩa của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. tăng kích thước của quần thể tới mức tối đa. B. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. C. các cá thể tiêu diệt lẫn nhau và làm cho quần thể bị diệt vong. D. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. Câu 13: Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại? A. Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác B. ức chế cả nhiễm, cạnh tranh C. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm D. Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm Câu 14: Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm trên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả A. quá trình diễn thế. B. sự phân huỷ. C. sự cộng sinh giữa các loài. D. sự ức chế - cảm nhiễm. Câu 15: Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật. B. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái. C. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. D. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. Câu 16: Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì. A. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều B. do tập tính đa thê Trang 11/36 - Mã đề 001
  12. C. phân hóa kiểu sinh sống D. Do nhiệt độ môi trường Câu 17: : Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính? A. Quan hệ hội sinh. B. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. C. Quan hệ sinh vật kí sinh - vật chủ. D. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. Câu 18: Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái: (1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. (4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 19: nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Chim trên rừng. B. Cây trong sân trường. C. Cá trong hồ. D. Tổ ong. Câu 20: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. B. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. C. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. D. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. Câu 21: Trong các nhân tố dưới đây nhân tố sinh thái nào khác với các nhân tố còn lại? A. Nước. B. Con người. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ. Câu 22: So với những loài động vật hằng nhiệt tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng hàn đới thường có: A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích giảm, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể. B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích tăng, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích tăng, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Trang 12/36 - Mã đề 001
  13. Câu 23: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống. B. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. C. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. D. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định Câu 24: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở. III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ. IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản. V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. A. 5 B. 1 C. 3 D. 2 Câu 25: : Sự phân tầng làm giảm canh tranh giữa các quần thể vì A. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật. B. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống. C. nó làm phân hóa ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã. D. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã. Câu 26: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là A. quần xã tiên phong. B. quần xã suy thoái. C. quần xã trung gian. D. Quần xã tương đối ổn định. Câu 27: Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phat biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật ki sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. B. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. C. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. D. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. Câu 28: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc liền nhau là mối quan hệ: A. quan hệ đối kháng. B. quan hệ hỗ trợ. C. quan hệ cạnh tranh. D. ăn thịt đồng loại. Trang 13/36 - Mã đề 001
  14. II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (1,0 điểm): Môi trường sống của sinh vật có mấy loại chủ yếu? Cá sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Câu 30 (1,0 điểm): Quần thể sinh vật là gì? Lấy ví dụ. Trong các đặc trưng của quần thể theo em đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? Câu 31 (1,0 điểm): So sánh diễn thế sinh thái nguyên sinh và diễn thế sinh thái thứ sinh. Nêu tầm quan trọng việc nghiên cứu diễn thế sinh thái, liên hệ tại địa phương em sống. ------ HẾT ------ Trang 14/36 - Mã đề 001
  15. SỞ GD & ĐT QUẢNG TRỊ KIỂM TRA GIỮA HKII – NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ TỈNH MÔN SINH HỌC LỚP 12 - LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút; (Đề có 31 câu) (Đề có 5 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 002 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1: Khi nói về quan hệ giữa kích thước quần thể (về số lượng) và kích thước cơ thể, phát biểu nào sau đây sai? A. Loài có kích thước cơ thể lớn thường có kích thước quần thể nhỏ. B. Loài có kích thước cơ thể nhỏ thường có kích thước quần thể lớn. C. Kích thước cơ thể của loài tỉ lệ thuận với kích thước của quần thể. D. Kích thước cơ thể và kích thước quần thể của loài phù hợp với nguồn sống. Câu 2: Một lát mỏng bánh mì để lâu trong không khí trải qua các giai đoạn: những chấm nhỏ màu xanh xuất hiện trên mặt bánh. Các sợi mốc phát triển thành từng vệt dài và mọc trùm lên các chấm màu xanh. Sợi nấm mọc xen kẽ mốc, sau 2 tuần nấm có màu vàng nâu bao trùm trên toàn bộ bề mặt miếng bánh. Quan sát đó mô tả A. quá trình diễn thế. B. sự cộng sinh giữa các loài. C. sự phân huỷ. D. sự ức chế - cảm nhiễm. Câu 3: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa gì? A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định B. Đảm bảo thức ăn đầy đủ cho các cá thể trong đàn. C. Duy trì số lượng và sự phân bố của các thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. D. Giúp khai thác tối ưu nguồn sống. Câu 4: Tỷ lệ đực: cái ở ngỗng và vịt lại là 40:60 hay (2/3) vì: A. Do nhiệt độ môi trường B. do tỷ lệ tử vong giữa 2 giới không đều C. do tập tính đa thê D. phân hóa kiểu sinh sống Trang 15/36 - Mã đề 001
  16. Câu 5: nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Chim trên rừng. B. Cá trong hồ. C. Cây trong sân trường. D. Tổ ong. Câu 6: Quá trình diễn thế sinh thái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn (H41.3-sgk) diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây gỗ nhỏ và cây bụi → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ. B. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → trảng cỏ. C. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế → trảng cỏ. D. Rừng lim nguyên sinh bị chặt hết → trảng cỏ → rừng thưa cây gỗ nhỏ → cây gỗ nhỏ và cây bụi → cây bụi và cỏ chiếm ưu thế. Câu 7: Trong tháp tuổi trẻ của quần thể có đặc điểm nào sau đây? A. Nhóm tuổi trước sinh sản bằng với các nhóm tuổi còn lại. B. Nhóm tuổi sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. C. Nhóm tuổi sinh sản bằng với nhóm tuổi trước sinh sản. D. Nhóm tuổi trước sinh sản lớn hơn các nhóm tuổi còn lại. Câu 8: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của môi trường. B. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt. C. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường. D. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài giảm. Câu 9: : Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ sinh thái nào? A. Hội sinh. B. Cộng sinh. C. Kí sinh. D. Hợp tác. Câu 10: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố ngẫu nhiên là A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. C. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. các cá thể hỗ trợ lần nhau chống lại các điều kiện bất lợi của môi trường. Câu 11: Ý nghĩa của sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? Trang 16/36 - Mã đề 001
  17. A. giảm kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu. B. duy trì số lượng cá thể trong quần thể ở mức độ phù hợp. C. tăng kích thước của quần thể tới mức tối đa. D. các cá thể tiêu diệt lẫn nhau và làm cho quần thể bị diệt vong. Câu 12: : Ở mối quan hệ nào sau đây, một loài có lợi còn một loài trung tính? A. Quan hệ ức chế cảm nhiễm. B. Quan hệ hội sinh. C. Quan hệ vật ăn thịt - con mồi. D. Quan hệ sinh vật kí sinh - vật chủ. Câu 13: Cho các phát biểu sau đây về giới hạn sinh thái: (1) Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của mỗi nhân tố sinh thái mà trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. (2) Ở khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. (3) Các cá thể trong cùng một loài đều có giới hạn sinh thái về mỗi nhân tố sinh thái giống nhau. (4) Giới hạn sinh thái của một nhân tố sinh thái chính là ổ sinh thái của loài về nhân tố sinh thái đó. Số phát biểu đúng là: A. 1 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 14: Trong các nhân tố dưới đây nhân tố sinh thái nào khác với các nhân tố còn lại? A. Con người. B. Ánh sáng. C. Nhiệt độ. D. Nước. Câu 15: Diễn thế nguyên sinh khác với diễn thế thứ sinh ở đặc điểm A. diễn thế nguyên sinh có giai đoạn khởi đầu và có giai đoạn cuối. B. diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật, còn diễn C. nguyên nhân bên ngoài và nguyên nhân bên trong là khác nhau. D. điều kiện sống thuận lợi của diễn thế nguyên sinh khác với điều kiện sống của diễn thế thứ sinh. Câu 16: Cho các ví dụ sau (1) Sán lá gan sống trong gan bò (2) Ong hút mật hoa (3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm (4) Trùng roi sống trong ruột mối Những ví dụ nào phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là: A. (2),(3) B. (2),(4) C. (1),(4) D. (1),(3) Trang 17/36 - Mã đề 001
  18. Câu 17: Khi nói về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật. Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là không đúng? I. Thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong. II. Xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao vượt quá sức chịu đựng của môi trường. III. Chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật. IV. Đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa của môi trường. A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 18: So với những loài động vật hằng nhiệt tương tự sống ở vùng nhiệt đới ấm áp, động vật hằng nhiệt sống ở vùng hàn đới thường có: A. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích tăng, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể. B. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích giảm, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. C. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích giảm, góp phần làm tăng sự tỏa nhiệt của cơ thể. D. tỉ số giữa diện tích bề mặt cơ thể với thể tích tăng, góp phần hạn chế sự tỏa nhiệt của cơ thể. Câu 19: Mối quan hệ giữa hai loài nào sau đây thuộc về quan hệ cộng sinh? A. Tầm gửi và cây thân gỗ. B. Cỏ dại và lúa. C. Giun đũa và lợn. D. Nấm và vi khuẩn lam tạo thành địa y. Câu 20: Quan hệ giữa giun đũa sống trong ruột lợn và lợn thuộc quan hệ sinh thái nào? A. Kí sinh. B. Hội sinh. C. Hợp tác. D. Cộng sinh. Câu 21: : Khi nói về mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh và mối quan hệ con mồi - sinh vật ăn thịt, phat biểu nào sau đây đúng? A. Sinh vật ki sinh có kích thước cơ thể nhỏ hơn sinh vật chủ. B. Mối quan hệ sinh vật chủ - sinh vật kí sinh là nhân tố duy nhất gây ra hiện tượng khống chế sinh học. C. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng cá thể ít hơn sinh vật chủ. D. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. Câu 22: Hiện tượng liền rễ ở hai cây thông nhựa mọc liền nhau là mối quan hệ: A. quan hệ đối kháng. B. quan hệ hỗ trợ. C. ăn thịt đồng loại. D. quan hệ cạnh tranh. Câu 23: Có bao nhiêu ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể? I. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ. Trang 18/36 - Mã đề 001
  19. II. Khi thiếu thức ăn, cá mập con mới nở ăn các trứng chưa nở. III. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, chịu hạn tốt hơn cây sống riêng rẽ. IV. Các con linh dương đực tranh giành nhau các con linh dương cái trong mùa sinh sản. V. Chó rừng đi kiếm ăn thành đàn nên bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn. A. 3 B. 1 C. 5 D. 2 Câu 24: Cho các tập hợp cá thể sau: I. Một đàn sói sống trong rừng. II. Một lồng gà bán ngoài chợ. III. Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. IV. Các con ong thợ lấy mật ở vườn hoa. V. Một rừng cây. Có bao nhiêu tập hợp cá thể sinh vật không phải là quần thể? A. 4 B. 3 C. 5 D. 2 Câu 25: : Sự phân tầng làm giảm canh tranh giữa các quần thể vì A. nó làm tăng khả năng sử dụng nguồn sống của sinh vật. B. nó làm phân hóa ổ sinh thái của các quần thể trong quần xã. C. nó làm giảm số lượng cá thể có trong quần xã. D. nó làm tăng nguồn dinh dưỡng của môi trường sống. Câu 26: Trong diễn thế sinh thái nói chung, quần xã đỉnh cực là A. quần xã trung gian. B. quần xã suy thoái. C. quần xã tiên phong. D. Quần xã tương đối ổn định. Câu 27: Khi nói về môi trường và nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ngoài giới hạn sinh thái sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển. C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường có ảnh hưởng gián tiếp tới đời sống của sinh vật. D. Môi trường chỉ tác động lên sinh vật, con sinh vật không ảnh hưởng gì đến nhân tố sinh thái. Câu 28: Trong quần xã sinh vật, những mối quan hệ nào sau đây một loài được lợi và loài kia bị hại? A. Kí sinh vật chủ, sinh vật này ăn sinh vật khác Trang 19/36 - Mã đề 001
  20. B. Kí sinh vật chủ, ức chế cảm nhiễm C. Sinh vật này ăn sinh vật khác, ức chế cảm nhiễm D. ức chế cả nhiễm, cạnh tranh II. PHẦN TỰ LUẬN Câu 29 (1,0 điểm): Môi trường sống của sinh vật có mấy loại chủ yếu? Cá sống trong môi trường nước chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Câu 30 (1,0 điểm): Quần thể sinh vật là gì? Lấy ví dụ. Trong các đặc trưng của quần thể theo em đặc trưng nào là cơ bản nhất? Vì sao? Câu 31 (1,0 điểm): So sánh diễn thế sinh thái nguyên sinh và diễn thế sinh thái thứ sinh. Nêu tầm quan trọng việc nghiên cứu diễn thế sinh thái, liên hệ tại địa phương em sống. ------ HẾT ------ Trang 20/36 - Mã đề 001
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2