intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2022-2023 - Trường THPT Ngô Lê Tân

  1. Mã đề thi 132 SỞ GD & ĐT BÌNH ĐỊNH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2022 -2023 TRƯỜNG THPT NGÔ LÊ TÂN MÔN : SINH - LỚP 12 ĐỀ …………………. Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề) ( Đề kiểm tra có 03 trang) Họ và tên học sinh:………………………………………………SBD:……………….. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Chọn đáp án đúng Câu 1: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng này biểu hiện cho A. cách li trước hợp tử. B. cách li tập tính. C. cách li sau hợp tử. D. cách li mùa vụ. Câu 2: Quan niệm tiến hoá tổng hợp hiện đại đã củng cố cho quan điểm của Đacuyn về A. vai trò của chọn lọc tự nhiên. B. biến dị cá thể là biến dị không xác định. C. quá trình giao phối hình thành nhiều biến dị tổ hợp cung cấp nguồn nguyên liệu cho chọn lọc. D. biến dị xác định là những biến dị di truyền được, có vai trò quan trọng trong sự tiến hoá. Câu 3: Học thuyết tiến hoá tổng hợp hiện đại đã góp phần làm sáng tỏ vấn đề nào sau? A. Nguồn gốc chung của các loài. B. Vai trò sáng tạo của chọn lọc tự nhiên. C. Sự hình thành các đặc điểm thích nghi. D. Nguyên nhân phát sinh các biến dị và cơ chế di truyền các biến dị. Câu 4: Các cơ quan thoái hoá là cơ quan A. thay đổi cấu tạo B. thay đổi cấu tạo phù hợp với chức năng mới C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành. D. biến mất hoàn toàn Câu 5: Sắp xếp đúng thứ tự các đại địa chất là A. đại Nguyên Sinh→ đại Thái cổ→ đại Trung sinh→đại Cổ sinh→đại Tân sinh. B. đại Cổ sinh→đại Thái cổ→ đại Nguyên Sinh→đại Trung sinh→đại Tân sinh. C. đại Thái cổ→đại Nguyên Sinh→đại Cổ sinh→đại Trung sinh→đại Tân sinh. D. đại Nguyên Sinh→đại Thái cổ→ đại Cổ sinh→ đại Trung sinh→đại Tân sinh. Câu 6: Hai quần thể được xem là hai loài khi A. cách li sinh thái với nhau. B. cách li tập tính với nhau. C. cách li sinh sản với nhau trong tự nhiên. D. cách li địa lí với nhau. Câu 7: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học là: A. hình thành tế bào sơ khai B. hình thành chất hữu cơ phức tạp C. hình thành sinh vật đa bào D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như hôm nay Câu 8: Các nhân tố có vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là A. quá trình giao phối và chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến và các cơ chế cách li. C. quá trình đột biến và biến động di truyền. D. quá trình đột biến và quá trình giao phối. Câu 9: Phát biểu nào dưới đây không đúng về tính chất và vai trò của đột biến? A. Chỉ đột biến gen trội được xem là nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hoá. B. Phần lớn các đột biến là có hại cho cơ thể. C. Đột biến thường ở trạng thái lặn. D. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ tổ hợp gen. Câu 10: Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là A. xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn. Trang 1/3 - Mã đề thi 132
  2. B. tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực. C. giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới. D. làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ. Câu 11: Trong tiến hoá các cơ quan tương tự có ý nghĩa phản ánh A. sự tiến hoá phân li. B. nguồn gốc chung. C. sự tiến hoá song hành. D. sự tiến hoá đồng quy. Câu 12: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là A. đột biến, biến động di truyền. B. đột biến, di nhập gen. C. di nhập gen, CLTN. D. giao phối không ngẫu nhiên, CLTN. Câu 13: Trong quá trình hình thành loài mới, các cơ chế cách li có vai trò: A. sàng lọc kiểu gen có kiểu hình thích nghi B. tạo ra kiểu gen thích nghi C. làm phân hóa vốn gen của các quần thể D. duy trì sự toàn vẹn của loài Câu 14: Nhân tố quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng là A. sự phân li tính trạng từ một dạng ban đầu. B. các biến dị cá thể xuất hiện vô cùng đa dạng và phong phú ở vật nuôi, cây trồng. C. chọn lọc nhân tạo. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 15: Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá là phương thức thường được thấy ở A. thực vật. B. động vật di chuyển xa. C. động vật ít di chuyển xa. D. động vật kí sinh. Câu 16: Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá là A. biến dị đột biến. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. đột biến gen tự nhiên. Câu 17: Cơ quan tương tự là những cơ quan A. cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. B. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự. C. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. D. cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 18: Loài người xuất hiện vào đại nào sau đây? A. Đại Cổ sinh. B. Đại Tân sinh. C. Đại Trung sinh. D. Đại Nguyên sinh, Thái cổ. Câu 19: Trong quá trình tiến hoá, sự cách li địa lí có vai trò A. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể khác loài. B. hạn chế sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể cùng loài. C. là điều kiện làm biến đổi kiểu hình của sinh vật theo hướng thích nghi. D. tác động làm biến đổi kiểu gen của cá thể và vốn gen của quần thể. Câu 20: Nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến cấu trúc NST. B. đột biến số lượng NST. C. đột biến gen. D. biến dị tổ hợp. Câu 21: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. cách li tập tính. B. cách li sinh thái. C. cách li sinh sản. D. cách li địa lí. Câu 22: Ruột thừa ở người A. là cơ quan thoái hoá ở động vật ăn cỏ. B. tương tự manh tràng ở động vật ăn cỏ. Trang 2/3 - Mã đề thi 132
  3. C. là cơ quan tương đồng với manh tràng ở động vật ăn cỏ. D. có nguồn gốc từ manh tràng ở động vật ăn cỏ. Câu 23: Theo Đacuyn, chọn lọc tự nhiên là quá trình A. tích luỹ những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. B. đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. C. tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật. D. vừa đào thải những biến dị bất lợi vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho sinh vật. Câu 24: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do A. chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong điều kiện như nhau. B. chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo những hướng khác nhau. C. thực hiện các chức phận giống nhau. D. sự tiến hoá trong quá trình phát triển của loài. Câu 25: Trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hóa cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người như sau 1- Người : - XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – 2- Gorila : - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT - 3- Đười ươi: - TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT - 4- Tinh tinh: - XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG – Nếu lấy trình tự các nuclêôtit của người làm gốc để sắp xếp mức độ gần gũi về nguồn gốc thì trật tự đó là: A. 1 – 2 – 3 – 4. B. 1 – 4 – 3 – 2. C. 1 – 4 – 2 – 3. D. 1- 3 – 4 – 2. Câu 26: Thực chất của tiến hoá tiền sinh học là: A. Hình thành các chất hữu cơ từ vô cơ B. Hình thành axitnuclêic và prôtêin từ các chất hữu cơ C. Hình thành mầm sống đầu tiên từ các hợp chất hữu cơ D. Hình thành vô cơ và hữu cơ từ các nguyên tố trên bề mặt trái đất nhờ nguồn năng lượng tự nhiên Câu 27: Con người thích nghi với môi trường sống chủ yếu qua A. lao động sản xuất, cải tạo hoàn cảnh. B. biến đổi hình thái, sinh lí cơ thể. C. sự phân hoá và chuyển hoá các cơ quan. D. sự phát triển lao động và tiếng nói. Câu 28: Quần đảo là nơi lý tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B. rất dễ xảy ra hiện tượng du nhập gen. C. giữa các đảo có sự cách li địa lý tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. D. chịu ảnh hướng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. II. PHẦN TỰ LUẬN: (3 điểm) Câu 1(0,5 điểm): Viết sơ đồ cơ chế hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa? Câu 2(1 điểm): Một học sinh đưa ra nhận định: “ Chọn lọc tự nhiên sẽ tác động trực tiếp đến từng gen của sinh vật để biến đổi kiểu gen cho phù hợp với môi trường sống”. Theo em nhận định này đúng hay sai? Giải thích? Câu 3(1 điểm): Phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn theo các tiêu chí sau: Nội dung, quy mô, thời gian diễn ra và phương thức nghiên cứu? Câu 4(0,5 điểm): Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là: 0,2AA : 0,30Aa : 0,5aa. Cho biết các cá thể có kiểu gen aa không có khả năng sinh sản. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ các kiểu gen thu được ở F1 sẽ như thế nào? ----------- HẾT ---------- Trang 3/3 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1