Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
lượt xem 2
download
Mời các bạn tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau” sau đây để hệ thống lại kiến thức đã học và biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chủ yếu được đề cập trong đề thi để từ đó có thể đề ra kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn ôn tập thật tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
- SỞ GD& ĐT CÀ MAU ĐỀ KT GIỮA HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN Tên môn: SINH HỌC 12 Thời gian làm bài: 50 phút; Mã đề thi: 123 (40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............. Câu 81: Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về ổ sinh thái? A. Những loài có chung một ổ sinh thái thì chúng luôn hỗ trợ cho nhau cùng phát triển. B. Sự trùng lặp ổ sinh thái của các loài là nguyên nhân gây ra cạnh tranh giữa chúng. C. Ổ sinh thái là một “không gian sinh thái” giống với nơi ở của loài. D. Những loài sinh vật khác nhau thì ổ sinh thái của chúng luôn hoàn toàn khác nhau. Câu 82: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 12000 cá thể. Quần thể này có tỉ lệ sinh là 10%/năm, tỉ lệ tử vong là 7%/năm, tỉ lệ nhập cư là 2%/năm và tỉ lệ xuất cư là 1%/năm. Sau 1 năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là: A. 11220. B. 12500. C. 12480. D. 12360. Câu 83: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li sau hợp tử? (1) Một loài ếch giao phối vào tháng tư, một loài khác giao phối vào tháng năm. (2) Hai con ruồi quả thuộc hai loài khác nhau giao phối sinh ra con bất thụ. (3) Tinh trùng của giun biển chỉ xâm nhập vào trứng của các cá thể cái cùng loài. (4) Hai loài chim trĩ có tập tính ve vãn bạn tình khác nhau. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 84: Có bao nhiêu nhận xét đúng? (1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể. (2) Hình thành loài mới là một mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn. (3) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài. (4) Tiến hóa nhỏ diễn ra chịu sự chi phối của 3 nhân tố tiến hóa là đột biến, giao phối và chọn lọc tự nhiên, còn tiến hóa lớn diễn ra chịu sự chi phối của 5 nhân tố tiến hóa. A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 85: Mật độ cá thể trong quần thể có ảnh hưởng tới A. khả năng sinh sản và mức độ tử vong các cá thể trong quần thể. B. cấu trúc tuổi của quần thể. C. kiểu phân bố cá thể của quần thể. D. mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể. Câu 86: Khi nói về vai trò của cách li địa lí trong quá trình hình thành loài mới, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Cách li địa lí ngăn cản các cá thể của các quần thể cùng loài gặp gỡ và giao phối với nhau. B. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. C. Cách li địa lí duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá. D. Cách li địa lí trực tiếp làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể theo một hướng xác định. Câu 87: Nhân tố tiến hoá nào sau đây có thể loại bỏ hoàn toàn một alen có lợi ra khỏi quần thể? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Đột biến. C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 88: Phát biểu nào dưới đây không thuộc nội dung của thuyết Đacuyn? Trang 1/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung. B. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. C. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp và không bị đào thải. D. Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. Câu 89: Xét 4 quần thể của cùng một loài sống ở 4 hồ cá tự nhiên. Tỉ lệ % cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau: Quần thể Tuổi trước sinh sản Tuổi sinh sản Tuổi sau sinh sản Số 1 40% 40% 20% Số 2 65% 25% 10% Số 3 16% 39% 45% Số 4 25% 50% 25% Theo suy luận lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? A. Quần thể số 1 thuộc dạng quần thể suy thoái. B. Quần thể số 4 thuộc dạng quần thể ổn định. C. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên. D. Quần thể số 3 có mật độ cá thể đang tăng lên. Câu 90: Khoảng chống chịu là A. khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. B. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. D. giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái của môi trường, nằm ngoài giới hạn đó, sinh vật vẫn tồn tại đựơc. Câu 91: Sự khác nhau giữa cây thông nhựa liền rễ với cây không liền rễ như thế nào? A. Các cây liền rễ tuy sinh trưởng chậm hơn nhưng có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ. B. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn nhưng khả năng chịu hạn kém hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm hơn và tốt hơn cây không liền rễ. C. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn, nhưng khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới muộn hơn cây không liền rễ. D. Các cây liền rễ sinh trưởng nhanh hơn, có khả năng chịu hạn tốt hơn và khi bị chặt ngọn sẽ nảy chồi mới sớm và tốt hơn cây không liền rễ. Câu 92: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi điều kiện sống phân bố A. không đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. C. đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. D. không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể. Trang 2/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- Câu 93: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền, đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về A. giải phẫu so sánh. B. sinh học phân tử. C. địa lí sinh vật học. D. phôi sinh học. Câu 94: Số axit amin trên chuỗi β – hemoglobin của loài nào trong bộ khỉ không khác biệt so với người? A. Gôrila. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Rhesut. D. Tinh tinh. Câu 95: Khi nói về môi trường sống và các nhân tố sinh thái, có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau: (1) Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. (2) Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. (3) Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh. (4) Trong nhóm nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn với đời sống của nhiều sinh vật. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 96: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số tương đối của các alen thuộc một gen của cả hai quần thể là A. biến động di truyền. B. di nhập gen. C. đột biến. D. chọn lọc tự nhiên. Câu 97: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li địa lí khiến cho các loài ở đảo và đất liền không có sự trao đổi gen và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng ở đảo qua thời gian dài. B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không phát tán đi nơi khác. C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng. D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên, chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau. Câu 98: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)? A. Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của người B. Gai xương rồng và tua cuốn của đậu Hà Lan. C. Cánh chim và cánh côn trùng. D. Chi trước của mèo và tay người. Câu 99: Đối với quá trình tiến hoá nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp A. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể. B. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp. C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 100: Trình tự sắp xếp đúng các đại sau là A. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. B. đại Thái cổ, đại Nguyên sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. C. đại Thái cổ, đại Cổ sinh, đại Nguyên sinh, đại Trung sinh, đại Tân sinh. D. đại Cổ sinh, đại Thái cổ, đại Trung sinh, đại Nguyên sinh, đại Tân sinh. Trang 3/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- Câu 101: Tuổi sinh thái là A. thời gian sống thực tế của cá thể. B. tuổi bình quân của quần thể. C. tuổi thọ do môi trường quyết định. D. tuổi thọ trung bình của loài. Câu 102: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai? A. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. B. Cơ thể sinh vật sinh sản tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn sinh thái. C. Giới hạn sinh thái bao gồm khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. D. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. Câu 103: Cho các phát biểu sau về chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. (1) Động lực của chọn lọc tự nhiên là đấu tranh sinh tồn còn động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu thị hiếu của con người. (2) Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. (3) Chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo đều dựa trên cơ sở của tính biến dị và tính di truyền của sinh vật. (4) Kết quả của chọn lọc tự nhiên là tạo nên loài mới còn kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo nên nòi mới, thứ mới. Có bao nhiêu nhận định không đúng? A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. Câu 104: Phát biểu nào sau đây là không đúng về nhân tố sinh thái? A. Nhân tố sinh thái là những nhân tố của môi trường, có tác động và chi phối đến đời sống của sinh vật. B. Nhân tố sinh thái là nhân tố vô sinh của môi trường, có hoặc không có tác động đến sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố của môi trường bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật. D. Nhân tố sinh thái gồm nhóm các nhân tố vô sinh và nhóm các nhân tố hữu sinh. Câu 105: Quần thể cỏ băng sống ở bãi bồi thường chịu ảnh hưởng của lũ. Quần thể cỏ băng sống phía trong bờ sông ít chịu ảnh hưởng của lũ hơn. Hai quần thể này cùng có nguồn gốc từ một loài ban đầu; tuy ít có sai khác về hình thái nhưng lại có đặc tính sinh thái khác nhau. Các cá thể trong quần thể này không giao phối được với các cá thể trong quần thể kia. Ví dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng cách li A. điạ lí. B. sinh thái. C. sinh sản. D. tập tính. Câu 106: Mặt chủ yếu (thực chất) của chọn lọc tự nhiên là A. quá trình phân hoá khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể. B. tạo ra những cá thể khoẻ mạnh, sinh trưởng phát triển tốt, chống chịu được các điều kiện bất lợi. C. đảm bảo sự sống sót của cá thể. D. duy trì kiểu gen phản ứng thành những kiểu hình có lợi đối với môi trường. Câu 107: Tại thành phố A, nhiệt độ trung bình 30oC, một loài bọ cánh cứng có chu kì sống là 10 ngày đêm, còn ở thành phố B, nhiệt độ trung bình 18oC thì chu kì sống của loài này là 30 ngày đêm. Số thế hệ trung bình trong năm 2016 của loài trên tại thành phố A và thành phố B lần lượt là A. 18 và 36. B. 12 và 18. C. 36 và 13. D. 37 và 12. Câu 108: Về mặt sinh học, loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác vì bản thân loài người Trang 4/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- A. có bộ máy di truyền bền vững, rất khó bị biến đổi và trí tuệ vượt trội giúp con người chống lại các tác động của môi trường. B. không chỉ chịu tác động của các nhân tố sinh học mà còn chịu tác động của các nhân tố xã hội. C. biết cách tự bảo vệ khỏi các bất lợi của môi trường. D. có thể thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí. Câu 109: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp các cây bông trong vườn. B. Tập hợp các con cá chép sống trong ao. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng ngập mặn. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 110: Tiến hóa tiền sinh học là quá trình A. xuất hiện các nucleotit và saccarit. B. hình thành các đại phân tử hữu cơ. C. hình thành mầm mống của những cơ thể đầu tiên. D. hình thành các polipeptit từ các aa. Câu 111: Cho các nhân tố sau: (1) Chọn lọc tự nhiên (2) Di nhập gen (3) Giao phối không ngẫu nhiên (4) Các yếu tố ngẫu nhiên (5) Đột biến Các nhân tố tiến hóa có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là: A. (1); (2); (4); (5). B. (1); (3); (4); (5). C. (1); (2); (3); (4). D. (2); (3); (4); (5). Câu 112: Cơ quan tương đồng là những cơ quan A. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên, đảm nhiệm những chức phận giống nhau. B. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này có thể thực hiện các chức năng khác nhau. C. bắt nguồn từ một cơ quan tổ tiên mặc dù hiện tại các cơ quan này không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm. D. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau. Câu 113: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về mối quan hệ giữa các cá thể của quần thể sinh vật trong tự nhiên? A. Cạnh tranh cùng loài, ăn thịt đồng loại giữa các cá thể trong quần thể là những trường hợp phổ biến và có thể dẫn đến tiêu diệt loài. B. Cạnh tranh là đặc điểm thích nghi của quần thể. Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của quần thể. C. Cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể không xảy ra do đó không ảnh hưởng đến số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể. D. Khi mật độ cá thể của quần thể vượt quá sức chịu đựng của môi trường, các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. Câu 114: Giao phối không ngẫu nhiên có đặc điểm nào sau đây? A. Làm tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp, giảm kiểu gen đồng hợp. B. Là nhân tố tiến hóa có hướng xác định. Trang 5/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- C. Có thể loại bỏ hoàn toàn một alen nào đó ra khỏi quần thể. D. Chỉ làm thay đổi tần số kiểu gen mà không làm thay đổi tần số alen. Câu 115: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Các quần thể của cùng một loài thường có kích thước giống nhau. B. Tỉ lệ nhóm tuổi thường xuyên ổn định, không thay đổi theo điều kiện môi trường. C. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, tùy thời gian và điều kiện của môi trường sống. D. Mật độ cá thể của quần thể thường được duy trì ổn định, không thay đổi theo điều kiện của môi trường. Câu 116: Khi nói về cấu trúc tuổi của quần thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Ở tất cả các quần thể, nhóm tuổi đang sinh sản luôn có số lượng cá thể nhiều hơn nhóm tuổi sau sinh sản. B. Khi số lượng cá thể của nhóm tuổi sau sinh sản ít hơn số lượng cá thể của nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang phát triển. C. Quần thể sẽ diệt vong nếu số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản ít hơn số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản. D. Cấu trúc tuổi của quần thể thường thay đổi theo chu kì mùa. Ở loài nào có vùng phân bố rộng thì thường có cấu trúc tuổi phức tạp hơn loài có vùng phân bố hẹp. Câu 117: Hình thành loài mới A. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn. B. bằng con đường lai xa và đa bội hóa diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên. C. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hóa. D. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật. Câu 118: Loài sinh học là gì? A. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có kiểu gen riêng biệt, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. B. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể sống trong một không gian nhất định, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. C. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. D. Loài sinh học là một hay một nhóm quần thể gồm các cá thể có những tính trạng chung, có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con có khả năng sinh sản và được cách li sinh sản với các nhóm quần thể khác. Câu 119: Trong đại Trung sinh, chim và thú phát sinh ở kỉ A. Jura. B. Pecmi. C. Tam điệp. D. Krêta. Câu 120: Theo quan điểm của Đacuyn, nội dung của chọn lọc tự nhiên là: A. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi. B. đào thải các biến dị có hại, tích lũy các biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu của con người. C. hình thành nhiều loài mới mang nhiều đặc điểm thích nghi. D. từ các dạng hoang dại ban đầu tạo ra nhiều giống mới. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ---------- Trang 6/6 - Mã đề thi 123 - https://thi247.com/
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU KIỂM TRA GHK2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT PHAN NGỌC HIỂN MÔN SINH HỌC - KHỐI LỚP 12A Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu) ĐÁP ÁN Câu 123 234 345 456 81 B B D C 82 C B D C 83 A A D D 84 D B A C 85 A B B A 86 D D B D 87 D D B B 88 C B D B 89 C A A A 90 A B C D 91 D C D A 92 C B A B 93 B A B D 94 D B D B 95 A D A C 96 B A C A 97 A B D B 98 C A C C 99 B D C A 100 B D A D 101 A C B B 102 D C B B 103 A C A D 104 B A D C 105 B A A A 106 A C A A 107 D A B C 108 A D C D 109 B C C D 110 C D A D 111 C A D C 112 B D C A 113 B C B A 114 D B C D 115 C C C C 116 D C C B 117 D D B A 118 C C A B 119 C D D C 120 A A B B
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 172 | 9
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kim Liên
10 p | 50 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 68 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 5 năm 2019-2020 - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
2 p | 56 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Long
4 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tam Thái
12 p | 52 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 - Trường Tiểu học Hòa Bình 1
3 p | 58 | 5
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành
4 p | 51 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 75 | 4
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Đại An
3 p | 43 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 108 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
13 p | 61 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 73 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Thạch Bằng
6 p | 32 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 66 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tân Thành B
4 p | 46 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 81 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn