intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

12
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Ngô Sĩ Liên, Bắc Giang

  1. SỞ GD& ĐT BẮC GIANG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN Môn: SINH HỌC 12 Dành cho lớp 12A1→12A7 (Đề thi gồm 4 trang) Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề Mã đề thi 132 Họ và tên học sinh: .............................................................................................Lớp..................... Câu 1: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhìn chung, sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài và nâng cao mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường. B. Nhìn chung, sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận lợi. C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã hoàn toàn ngẫu nhiên. D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, kiểu phân bố theo chiều thẳng đứng không chỉ gặp ở thực vật mà còn gặp ở động vật. Câu 2: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng? A. Aa x Aa. B. AA x Aa. C. Aa x aa. D. AA x aa. Câu 3: Hiện tượng loài cá ép sống bám vào cá mập và được cá mập mang đi xa, nhờ đó quá trình hô hấp của cá ép trở nên thuận lợi hơn và khả năng kiếm mồi cũng tăng lên, còn cá mập không được lợi nhưng cũng không bị ảnh hưởng gì. Đây là một ví dụ về mối quan hệ A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. cạnh tranh. Câu 4: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng dị hợp chiếm tỉ lệ A. 1/8. B. 3/16. C. 1/3. D. 2/3. Câu 5: Trên một cây to có nhiều loài chim sinh sống, cố loài làm tổ trên cao, có loài làm tổ dưới thấp, có loài kiếm ăn ban đêm, có loài kiếm ăn ban ngày. Đó là ví dụ về: A. Mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài B. Mối quan hệ hợp tác giữa các loài C. Sự phân hóa nơi ở của cùng một ổ sinh thái D. Sự phân li ổ sinh thái trong cùng một nơi ở Câu 6: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con? A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%. Câu 7: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lai giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai khi nói về kết quả thí nghiệm ? A. Có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. B. Có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình. C. Có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. D. Có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình. Câu 8: Theo Đacuyn kết quả của CLTN sẽ dẫn tới: A. Xuất hiện biến dị cá thể trong quá trình sinh sản hữu tính. B. Làm cho thế giới sinh vật đa dạng và phong phú. C. Làm hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật và sự hình thành loài mới. D. Làm xuất hiện các bậc phân loại trên loài. Câu 9: Cho cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE. Cơ thể này giảm phân bình thường cho bao nhiêu loại giao tử A. 16. B. 4. C. 8. D. 6. Câu 10: Phát biểu nào sau đây về quan hệ hỗ trợ trong quần thể là không đúng? A. Các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản … Trang 1/4 - Mã đề thi 132
  2. B. Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện của môi trường và khai thác được nhiều nguồn sống C. Hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài thể hiện qua hiệu suất nhóm D. Hạn chế sự tiêu tốn thức ăn Câu 11: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội. B. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. D. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử. Câu 12: Nấm và vi khuẩn lam trong địa y có mối quan hệ A. hội sinh. B. ký sinh. C. cộng sinh. D. cạnh tranh Câu 13: Ví dụ sau đây thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là A. Ở loài linh dương đầu bò, các cá thề khi hoạt động thường theo đàn có số lượng rất lớn B. Ở loài khỉ khi đến mùa sinh sản các con đực đánh nhau để tìm ra con khỏe nhất, các con đực yếu hơn sẽ phải di cư đến nơi khác, chỉ có con đực khỏe nhất ở lại đàn C. Ở cá, nhiều loài khi hoạt động chúng di cư theo đàn có số lượng rất đông nhờ đó chúng giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng, chống lại các tác nhân bất lợi D. Ở thực vật, tre nứa thường có xu hướng quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng chống chịu với gió bão, giúp chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn. Câu 14: Quần xã là A. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định. B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định. C. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định. D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất, thích nghi với môi trường sống. Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng? A. Lá nằm ngang B. Thân cây có vỏ mỏng, màu sẫm C. Lá cây có màu xanh sẫm, hạt lục lạp có kích thước lớn D. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. Câu 16: Xét 1 gen có 2 alen A và a nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen trên nhiễm sắc thể Y. Kiểu gen nào sau đây là của cơ thể thuần chủng? A. XaXa . B. XaY. C. XAXa. D. XAY. Câu 17: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,64 AA + 0,32 Aa + 0,04 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là: A. 0,2 ; 0,8 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,3 ; 0,7 Câu 18: Theo quan niệm của Đacuyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là? A. Đột biến gen B. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể C. Biến dị cá thể D. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Câu 19: Với 2 cặp gen không alen cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể tương đồng, thì cách viết kiểu gen nào dưới đây là không đúng? Ab AB Aa Ab A. B. C. D. Ab ab bb ab Câu 20: Quan hệ giữa chim sáo với trâu thuộc quan hệ A. hội sinh. B. cạnh tranh. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 21: Tập hợp các loài sinh vật hiện đang sinh sống tại rừng Bến En của huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa được gọi là A. quần xã sinh vật. B. hệ sinh thái. C. quần thể sinh vật. D. hệ động thực vật. Câu 22: Tính đa dạng về loài của quần xã thể hiện ở: A. tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát. B. số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã. Trang 2/4 - Mã đề thi 132
  3. C. mật độ cá thể của từng loài trong quần xã. D. độ phong phú về số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã. Câu 23: Tập hợp sinh vật nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Những cây cỏ sống trên đồng cỏ Ba Vì. B. Những con chim sống trong rừng Cúc Phương. C. Những con cá sống trong Hồ Tây. D. Những con tê giác một sừng sống trong Vườn Quốc gia Cát Tiên. Câu 24: Nhân tố tiến hoá làm thay đổi đồng thời tần số các alen thuộc một gen của cả 2 quần thể là: A. di - nhập gen. B. các yếu tố ngẫu nhiên. C. đột biến. D. CLTN. Câu 25: Nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá là A. biến dị tổ hợp. B. đột biến. C. quá trình giao phối. D. nguồn gen du nhập. Câu 26: Tiến hoá lớn là quá trình A. hình thành loài mới. B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. hình thành các nhóm phân loại trên loài. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành các nhóm phân loại trên loài. Câu 27: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? A. Claiphentơ. B. Hồng cầu lưỡi liềm. C. Đao. D. Ung thư máu. Câu 28: Cho các nhân tố sau: (1) Biến động di truyền, (2) Đột biến, (3) Giao phối không ngẫu nhiên, (4) Giao phối ngẫu nhiên. Các nhân tố có thể làm nghèo vốn gen của quần thể là A. (1), (3) B. (1), (4) C. (1), (2) D. (2), (4) AB Câu 29: Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen đã xảy ra hoán vị gen với tần số ab 17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này A. AB = ab = 8,5% ; Ab = aB = 41,5% B. AB = ab = 41,5% ; Ab = aB = 8,5% C. AB = ab = 33% ; Ab = aB = 17% D. AB = ab = 17% ; Ab = aB = 33% Câu 30: Sơ đồ mô tả ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài A và B được thể hiện ở hình 1, 2 và 3 sau đây: Hình 1. Hình 2. Hình 3. Loài A và loài B sẽ cạnh tranh nhau về thức ăn khi ổ sinh thái về kích thước thức ăn của 2 loài được thể hiện ở A. hình 1. B. hình 1 và 2. C. hình 2. D. hình 3. Câu 31: Trong tiến hóa, các cơ quan tương đồng trên cơ thể các loài sinh vật có ý nghĩa phản ánh: A. Sự tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp B. Sự tiến hóa đồng quy C. Sự tiến hóa phân li D. Sự tiến hóa đồng quy hoặc phân li Câu 32: Hoán vị gen có ý nghĩa gì trong thực tiễn A. Làm giảm nguồn biến dị tổ hợp. B. Tăng nguồn biến dị tổ hợp ở các lời sinh sản hữu tính Trang 3/4 - Mã đề thi 132
  4. C. Tạo được nhiều alen mới D. Làm giảm số kiểu hình trong quần thể. Câu 33: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người. C. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. D. thực vật, động vật và con người. Câu 34: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO. Câu 35: Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để A. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. B. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. C. tăng tính đa dạng sinh học trong ao. D. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao. Câu 36: Ví dụ nào sau đây không phải là cơ quan tương tự ở sinh vật? A. Cánh dơi và cánh chim B. Vòi voi và vòi bạch tuộc C. Ngà voi và sừng tê giác D. Cánh chim và cánh côn trùng Câu 37: Bảng dưới đây mô tả sự biểu hiện các mối quan hệ sinh thái giữa 2 loài sinh vật A và B: Khi sống chung Khi không sống chung Trường hợp Loài A Loài B Loài A Loài B (1) - - 0 0 (2) + + - - (3) + 0 - 0 (4) - + 0 - Kí hiệu: (+): có lợi. (-): có hại. (0): không ảnh hưởng gì. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở trường hợp (1): A là một loài động vật ăn thịt, còn B là loài thuộc nhóm con mồi. II. Ở trường hợp (2): A là loài mối, còn B là loài trùng roi sống trong ruột mối. III. Ở trường hợp (3): A là một loài cá lớn, còn B là loài cá ép sống bám trên cá lớn. IV. Ở trường hợp (4): A là loài trâu, còn B là loài giun kí sinh ở trong ruột của trâu. A. 2 B. 3 C. 1 D. 4 Câu 38: Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. số lượng cá thể nhiều. B. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác. D. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 39: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ quần thể bị tác động là A. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng. B. các bệnh truyền nhiễm. C. yếu tố vô sinh. D. yếu tố hữu sinh. Câu 40: Hiện tượng thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là A. Tự tỉa thưa ở thực vật B. Cùng nhau chống đỡ kẻ thù C. Cùng nhau đối phó với điều kiện bất lợi D. Một số loài sống kí sinh trên cơ thể loài khác ……………………..Hết………………….. Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Trang 4/4 - Mã đề thi 132
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2