intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN SINH HỌC 12 Thời gian làm bài : 45 Phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 402 Câu 1: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con. B. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật. C. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở. D. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau. Câu 2: Một quần thể sóc sống trong một khu rừng, một dòng sông lớn chảy qua khu rừng chia cắt quần thể này thành hai quần thể (A, B) và làm cho các cá thể giữa hai quần thể ít có cơ hội gặp nhau hơn. Theo thời gian, quá trình tiến hóa xảy ra ở hai quần thể này. Những phát biểu nào sau đây về quá trình tiến hóa của hai quần thể này là đúng? I. Dòng sông là trở ngại địa lí chia cắt quần thể gốc thành hai quần thể cách li với nhau. II. Đột biến không phải là nguyên nhân duy nhất tạo ra sự khác biệt vốn gen giữa hai quần thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành nên loài mới. III. Theo thời gian, tốc độ tiến hóa của quần thể (B) nhanh hơn quần thể (A). IV. Nếu dòng sông bị cạn, các cá thể của hai quần thể gặp nhau và giao phối với nhau sinh ra con hữu thụ thì quần thể (A) và quần thể (B) thuộc hai loài khác nhau. A. I, III và IV. B. I, II và IV. C. I và II. D. II và IV. Câu 3: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật? (1) Khi quan hệ cạnh tranh gay gắt thì các cá thể cạnh tranh yếu có thể bị đào thải khỏi quần thể. (2) Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể. (3) Quan hệ cạnh tranh giúp duy trì số lượng cá thể của quần thể ở mức độ phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của quần thể. (4) Quan hệ cạnh tranh làm tiêu diệt quần thể. A. 3. B. 1. C. 2. D. 4. Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở kỉ A. Đệ tứ. B. Cacbon (Than đá). C. Đệ tam. D. Krêta (Phấn trắng). Câu 5: Môi trường sống của cá rô phi là môi trường A. đất. B. trên cạn. C. nước. D. sinh vật. Câu 6: Để duy trì và phát triển quần thể loài A cần có số lượng cá thể ít nhất là 25 cá thể/quần thể. Biết không có hiện tượng di - nhập cư. Người ta thống kê 4 quần thể của loài ở các môi trường ổn định khác nhau, thu được kết quả như sau Quần thể I II III IV Diện tích môi trường (ha) 25 30 35 40 Mật độ cá thể (cá thể/ha) 1 0,9 0,8 0,5 Theo lí thuyết, quần thể nào có nguy cơ diệt vong? Trang 1/4 - Mã đề 402
  2. A. Quần thể IV. B. Quần thể III. C. Quần thể II. D. Quần thể I. Câu 7: Mức độ giống nhau về ADN giữa loài người với một số loài được thể hiện ở bảng sau: Tinh Vượn Khi Khi Các loài tinh Gibbon Vervet Capuchin giống nhau so với ADN người 97,6 94,7 90,5 84,2 Dựa vào các thông tin ở bảng trên, loài nào có quan hệ họ hàng gần nhất với loài người? A. Khỉ Vervet. B. Vượn Gibbon. C. Khỉ Capuchin. D. Tinh tinh. Câu 8: Hình thành loài bằng con đường cách ly địa lý mang đặc điểm nào sau đây? A. Xảy ra với tốc độ nhanh trong thời gian ngắn. B. Xảy ra chủ yếu ở động vật và thực vật bậc cao. C. Không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly. D. Hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. Câu 9: Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hóa? A. Đột biến. B. Cách li sinh sản. C. Di - nhập gen. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 10: Hình bên mô tả kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c) thuộc ba loài giả định trong diện tích 100 m2. Cho rằng các khu vực còn lại cùa ba quần thể nghiên cứu là không có sự khác biệt so với mô tả trên hình và mỗi dấu chấm (.) trong hình minh họa cho một cá thể. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về ba quần thể này là đúng? I. Mật độ cá thể của quần thể tăng dần theo thứ tự ( c )  ( b )  ( a ). II. Kiểu phân bố cá thể của quần thể (b) là phổ biến nhất trong tự nhiên. III. Nếu có một số cá thể cùng loài nhập cư vào quần thể (a) thì kích thước của quần thể này có thể thay đổi. IV. Điều kiện môi trường là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kiểu phân bố cá thể của ba quần thể (a), (b), (c). A. I và II. B. II, III và IV. C. III và IV. D. I, III và IV. Câu 11: Một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là A. sinh cảnh. B. nơi ở. C. giới hạn sinh thái. D. ổ sinh thái. Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng? A. Chọn lọc tự nhiên cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa. B. Tiến hóa nhỏ là quá trình làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. C. Các yếu tố ngẫu nhiên làm giảm sự đa dạng di truyền nên không có vai trò đối với tiến hóa. D. Quá trình giao phối tạo ra alen mới làm phong phú vốn gen của quần thể. Câu 13: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể là do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên. Trang 2/4 - Mã đề 402
  3. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Giao phối ngẫu nhiên. Câu 14: Quần thể sinh vật có đặc trưng nào sau đây? A. Loài đặc trưng. B. Loài ưu thế. C. Thành phần loài. D. Tỉ lệ giới tính. Câu 15: Tập hợp nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá ở Hồ Tây. B. Tập hợp sâu ở rừng Cúc Phương. C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ. D. Tập hợp chim ở Thảo Cầm Viên. Câu 16: Một quần thể cây đỗ quyên ở vùng núi Tam Đảo có khoảng 150 cây. Đây là ví dụ về đặc trưng nào của quần thể? A. Phân bố cá thể của quần thể. B. Cấu trúc tuổi. C. Tỉ lệ giới tính. D. Kích thước của quần thể. Câu 17: Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể được gọi là A. kích thước quần thể. B. tỉ lệ giới tính. C. mật độ cá thể. D. nhóm tuổi. Câu 18: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. giới hạn sinh thái. B. nhân tố sinh thái. C. ổ sinh thái. D. nơi ở. Câu 19: Chuỗi hemôglôbin của vượn Gibbon và người khác nhau ba axit amin. Đây là bằng chứng tiến hóa A. hóa thạch. B. sinh học phân tử. C. giải phẫu so sánh. D. tế bào học. Câu 20: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh? A. Sâu ăn lá lúa. B. Chim sâu. C. Ánh sáng. D. Cây lúa. Câu 21: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất diễn ra theo thứ tự: A. Tiến hóa sinh học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa hóa học Tiến hóa sinh học Tiến hóa tiền sinh học. C. Tiến hóa hóa học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học Tiến hóa hóa học. Câu 22: Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn tốt hơn các cây sống riêng rẽ. Đây là ví dụ về mối quan hệ A. ức chế - cảm nhiễm. B. cộng sinh. C. cạnh tranh cùng loài. D. hỗ trợ cùng loài. Câu 23: Thể song nhị bội được tạo ra bằng phương pháp lai xa kết hợp với đa bội hóa từ hai loài cỏ gốc châu Âu (2n = 50) với gốc châu Mĩ (2n = 70) có số lượng nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào sinh dưỡng là A. 120 NST và bị bất thụ. B. 60 NST và hữu thụ. C. 120 NST và hữu thụ. D. 60 NST và bị bất thụ. Câu 24: Theo Đacuyn, đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là A. hệ sinh thái. B. cá thể. C. quần thể. D. quần xã. Câu 25: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Cho rằng hai loài trên xuất phát từ loài gốc, sự hình thành hai loài này có thể bằng phương thức nào sau đây? A. Cách li tập tính. B. Cách li địa lí. C. Cách li sinh thái. D. Cách li sinh sản Câu 26: Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau: I II III Trước sinh sản 55% 42% 20% Đang sinh sản 30% 43% 45% Sau sinh sản 15% 15% 35% Trang 3/4 - Mã đề 402
  4. Có bao nhiêu nhận xét sai trong các nhận xét sau: I. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển II. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải III. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt IV. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ A. 1 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 27: Tiến hành lai xa giữa hai loài thực vật có kiểu gen: aaBb và DdEe tạo ra F 1. Theo lí thuyết, tiếp tục đa bội hoá các hợp tử F1 thì tạo ra kiểu gen nào sau đây? A. aaBbDDEe. B. aaBBddEE. C. aaBbDdEe. D. AAbbDDEE. Câu 28: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, ở giai đoạn tiến hóa hóa học đã hình thành nên A. các đại phân tử hữu cơ. B. các tế bào nhân thực. C. các giọt côaxecva. D. các tế bào sơ khai. Câu 29: Ổ sinh thái liên quan đến nhiệt độ và độ pH của 2 loài A, B được biểu diễn trên cùng một đồ thị sau: Nhận định nào sau đây là đúng? A. Có thể bắt gặp sự xuất hiện đồng thời của 2 loài A và B. B. Loài A phân bố rộng hơn loài B về nhiệt độ và độ pH. C. Độ pH nhỏ hơn 8 sẽ gây chết cho cả 2 loài. D. Ổ sinh thái của 2 loài có sự trùng khít nhau hoàn toàn. Câu 30: Xét 3 loài chim ăn hạt sống trong cùng 1 khu vực. Ổ sinh thái dinh dưỡng thể hiện thông qua tỉ lệ phần trăm các loại kích thước mỏ của 3 loài trên được biểu diễn ở đồ thị sau. Dựa vào đồ thị, dự đoán nào sau đây về 3 loài chim trên là đúng? A. Các loài chim trong khu vực này có xu hướng mở rộng ổ sinh thái để tìm được nhiều thức ăn hơn. B. Số lượng cá thể loài 2 không ảnh hưởng đến số lượng cá thể loài 3 và ngược lại. C. Loài 1 và loài 3 trong khu vực này gần như không cạnh tranh nhau về thức ăn. D. Loài 1 và loài 2 có hiện tượng cạnh tranh gay gắt nguồn thức ăn với nhau. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 402
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1