Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
lượt xem 1
download
Mời các bạn cùng tham khảo "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam" sau đây để biết được cấu trúc đề thi, cách thức làm bài thi cũng như những dạng bài chính được đưa ra trong đề thi. Từ đó, giúp các bạn học sinh có kế hoạch học tập và ôn thi hiệu quả.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023-2024 - Trường THPT Võ Chí Công, Quảng Nam
- SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT VÕ CHÍ CÔNG MÔN SINH HỌC- LỚP 12 Thời gian làm bài : 45 Phút;(Không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 4 trang) Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ................... Mã đề 402 Câu 1: Nếu kích thước quần thể vượt quá kích thước tối đa thì đứa đến hậu quả gì? A. Phần lớn các cá thể bị chết do cạnh tranh gay gắt B. Phân lớn cá thể bị chết do dịch bệnh. C. Một số cá thể di cư ra khỏi quần thể D. Quần thể bị phân chia thành hai. Câu 2: Quần thể là một tập hợp cá thể có: A. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. B. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới. C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định. D. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm xác định. Câu 3: Quần xã sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau. B. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. D. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau. Câu 4: Trong các mối quan hệ sau, những mối quan hệ thuộc kiểu quan hệ cộng sinh? I. Vi khuẩn Rhizobium và rễ cây họ đậu. II. Cây phong lan sống bám trên cây thân gỗ. III. Chim tu hú đẻ trứng mình vào tổ chim khác. IV. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng. Mối quan hệ cộng sinh là A. (II, III). B. (I, III). C. (I, II). D. (II, IV). Câu 5: Trên một cây to, có nhiều loài chim sinh sống, có loài sống trên cao,có loài sống dưới thấp, hình thành các........ khác nhau A. quần xã. B. quần thể. C. ổ sinh thái. D. sinh cảnh. Câu 6: Phân bố đều cá thể trong quần thể là A. thường gặp trong điều kiện môi trường đồng nhất và khi có sự cạnh tranhgay gắt giữa các cá thể trong quần thể. B. dạng ít gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trườngkhông đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. C. dạng thường gặp trong tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môitrường đồng nhất, các cá thể có tính lãnh thổ cao. D. dạng ít gặp trong điều kiện tự nhiên, chỉ xuất hiện trong điều kiện môi trườngđồng nhất, các cá thể không có tính lãnh thổ cao. Câu 7: Quan hệ giữa nấm với tảo đơn bào trong địa y là biểu hiện quan hệ: A. hội sinh. B. cộng sinh. C. ức chế cảm nhiễm. D. kí sinh. Trang 1/4 - Mã đề 402
- Câu 8: Hiện tượng cá mập con khi mới nở ăn các trứng chưa nở và phôi nở sau thuộc mối quan hệ nào sau đây? A. Quan hệ hỗ trợ. B. Cạnh tranh cùng loài. C. Kí sinh cùng loài. D. Cạnh tranh khác loài. Câu 9: Để xác định mối quan hệ họ hàng giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng (bộ Khỉ). Người ta nghiên cứu mức độ giống nhau về ADN của các loài so với người. Kết quả thu được (tính theo %giống nhau so với ADN người) như sau: Vượn Gibbon 94,7%, Galago 58%, Khỉ Vervet 90,5%, Tinh tinh 97,6%, Khỉ Rhesut 91,1%. Căn cứ vào kết quả này, có thế xác định mối quan hệ họ hàng xa dần giữa người và các loài thuộc bộ Linh trưởng nói trên theo trật tự đúng là: A. Người - Tinh tinh - khỉ Rhesut - khỉ Vervet -vượn Gibbon - Galago. B. Người - Tinh tinh- khỉ Vervet -vượn Gibbon - khỉ Rhesut - Galago. C. Người - Tinh tinh - Galago -vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet. D. Người - Tinh tinh -vượn Gibbon - khỉ Rhesut - khỉ Vervet - Galago. Câu 10: Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể? A. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. B. Cây trong vườn. C. Cây cỏ ven bờ hồ. D. Đàn cá rô trong ao. Câu 11: Ở Việt Nam, sâu hại xuất hiện nhiều vào mùa nào? Vì sao? A. Mùa khô do sâu hại thích nghi với khí hậu khô nóng nên sinh sản mạnh. B. Mùa mưa do cây cối xanh tốt, sâu hạy có nhiều thức ăn. C. Mùa xuân do nhiệt độ thích hợp, thức ăn phong phú. D. Mùa xuân và mùa hè do khí hậu ấm áp, thức ăn dồi dào. Câu 12: Giới hạn sinh thái là A. không chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi. B. khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất. C. khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. D. khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian. Câu 13: Một quần thể động vật được phân bố trong không gian như thế nào nếu mỗi động vật tích cực bảo vệ lãnh thổ của nó ? A. Ngẫu nhiên. B. Theo nhóm. C. Đồng đều. D. Tuyến tính. Câu 14: Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. thế giới hữu cơ của môi trường, là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau. B. vi sinh vật, thực vật, động vật và con người C. thực vật, động vật và con người D. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người Câu 15: Hiện tượng liền rễ ở các cây thông thể hiện mối quan hệ: A. cạnh tranh. B. hỗ trợ. C. cộng sinh. D. hợp tác. Câu 16: Tỉ lệ giới tính là? A. tỉ số giữa số lượng cá thể cái trên tổng số cá thể trong quần thể. B. tỉ số giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái trong quần thể. C. không xác định được vì chúng thay đổi liên tục. D. tỉ số giữa số lượng cá thể đực trên tổng số cá thể trong quần thể. Câu 17: Diễn thế sinh thái là: A. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng với sự biến đổi của môi trường. B. quá trình biến đổi của quần xã tương ứng với sự thay đổi của môi trường C. quá trình biến đổi của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường Trang 2/4 - Mã đề 402
- D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường Câu 18: Quá trình tiến hóa của sự sống trên Trái Đất diễn ra theo thứ tự: A. Tiến hóa sinh học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa hóa học. B. Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học Tiến hóa hóa học. C. Tiến hóa hóa học Tiến hóa tiền sinh học Tiến hóa sinh học. D. Tiến hóa hóa học Tiến hóa sinh học Tiến hóa tiền sinh học. Câu 19: Bọ xít có vòi chích dịch cây mướp để sinh sống. Bọ xít và cây mướp thuộc mối quan hệ A. cộng sinh. B. hợp tác. C. kí sinh – vật chủ. D. hội sinh. Câu 20: Các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường A. đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn. C. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. D. đất, môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường sinh vật. Câu 21: Trong quần thể, các cá thể luôn gắn bó với nhau thông qua mối quan hệ A. cạnh tranh. B. hỗ trợ. C. hỗ trợ hoặc cạnh tranh. D. không có mối quan hệ. Câu 22: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm A. Cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn. B. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều. C. Cá thể có kích thước lớn, sứ dụng nhiều thúc ăn, tuổi thọ lớn D. Cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít. Câu 23: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật hằng nhiệt là: A. cá sấu, ếch đồng, giun đất, mèo B. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu C. cá rô phi, tôm đồng, cá thu, thỏ D. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép Câu 24: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể? A. Một số loài thực vật như tre, nứa thường sống quần tụ với nhau thành từng bụi giúp chung tăng khả năng chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre, nứa có thể bị đổ vào nhau. B. Khi thiếu thức ăn, nơi ở, người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú có hiện tượng đánh lẫn nhau, dọa nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác để tranh giành thức ăn và nơi ở C. Khi thiếu thức ăn, 1 số động vật ăn thịt đồng loại. Ví dụ ở cá mập, khi cá mập con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn hoặc cá lớn ăn cá con. D. Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông, ở những nơi cây mọc quá dày người ta thấy có hiện tượng 1 số cây bị chết, đó là hiện tượng “tự tỉa thưa” ở thực vật. Câu 25: Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản? A. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên. B. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định. C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái. D. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ. Câu 26: Khi đánh bắt cá tại một quần thể ở ba thời điểm, thu được tỉ lệ như sau: Có bao nhiêu nhận xét đúng trong các nhận xét sau: Trang 3/4 - Mã đề 402
- 1. Tại thời điểm I quần thể đang ở trạng thái phát triển 2. Tại thời điểm II có thể tiếp tục đánh bắt với mức độ vừa phải 3. Tại thời điểm I có thể tiếp tục đánh bắt 4. Tại thời điểm III quần thể đang bị đánh bắt quá mức nên cần được bảo vệ 5. Tại thời điểm III có thể tiếp tục đánh bắt A. 4 . B. 3. C. 1. D. 2. Câu 27: Mật độ của quần thể là A. số lượng cá thể có trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể. B. số lượng cá thể trung bình của quần thể được xác định trong một khoảng thời gian xác định nào đó. C. số lượng cá thể cao nhất ở một thời điểm xác định nào đó trong một đơn vị diện tích nào đó của quần tể. D. khối lượng sinh vật thấp nhất ở một thời điểm xác định trong một đơn vị thể tích của quần thể. Câu 28: Kết quả của tiến hóa tiền sinh học : A. các tế bào sơ khai. B. các giọt côaxecva. C. các đại phân tử hữu cơ. D. các tế bào nhân thực. Câu 29: Trong một hồ tương đối giàu dinh dưỡng đang trong trạng thái cân bằng, người ta thả vào đó mộ số loài cá ăn động vật nổi để tăng sản phẩm thu hoạch, nhưng hồ lại trở nên phì dưỡng, gây hậu quả ngược lại. Nguyên nhân chủ yếu do A. cá làm đục nước hồ, cản trở quá trình quang hợp của tảo B. cá thải thêm phân vào nước gây ô nhiễm C. cá gây xáo động nước hồ, ức chế sự sinh trưởng và phát triển của tảo D. cá khai thác quá mức động vật nổi Câu 30: Trong một ao, người ta có thể nuôi kết hợp nhiều loại cá: mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, trôi, chép,… vì A. tạo ra sự đa dạng loài trong hệ sinh thái ao. B. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật đáy. C. mỗi loài có một ổ sinh thái riêng nên sẽ giảm mức độ cạnh tranh gay gắt với nhau. D. tận dụng được nguồn thức ăn là các loài động vật nổi và tảo. ------ HẾT ------ Trang 4/4 - Mã đề 402
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THPT Bình Trung
7 p | 235 | 16
-
Bộ 17 đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 7
19 p | 159 | 9
-
Bộ 23 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 6
25 p | 191 | 9
-
Bộ 22 đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 8
23 p | 305 | 7
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ngọc Thụy
3 p | 57 | 7
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 8 năm 2020-2021 (Có đáp án)
36 p | 48 | 6
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Ma Nới
6 p | 66 | 4
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 6 năm 2020-2021 (Có đáp án)
32 p | 48 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Địa lí lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
38 p | 34 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Công nghệ lớp 12 năm 2020-2021 - Trường THPT Trương Vĩnh Ký
4 p | 59 | 3
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử lớp 7 năm 2020-2021 (Có đáp án)
35 p | 41 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2019-2020 có đáp án - Phòng GD&ĐT quận Hà Đông
4 p | 103 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Nguyễn Trung Trực
6 p | 70 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2019-2020 có đáp án - Trường Tiểu học Sơn Lâm
4 p | 58 | 3
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Tân Long
17 p | 61 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 4 năm 2020-2021 có đáp án - Trường Tiểu học Tràng Xá
3 p | 65 | 2
-
Bộ 5 đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 9 năm 2020-2021 (Có đáp án)
42 p | 33 | 2
-
Đề thi giữa học kì 2 môn Toán lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Quốc Oai
4 p | 80 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn