intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng tính toán, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Lương Thế Vinh, Duy Xuyên

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, SINH HỌC 9 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian 45 phút Nội dung các Tổng cộng Biết Hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao bài bám Trắc Trắc Trắc Trắc Tự % Nội dung chuẩn kiến Tự luận Tự luận Tự luận nghiệm nghiệm nghiệm nghiệm luận Số câu chuẩn Điểm Nội dung thức kĩ năng % (Chuẩn kiến Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm Điểm CÂU CÂU CÂU CÂU thức kỹ năng câu câu câu câu Số Số Số Số cần đạt) Thoái hóa do Ứng tự thụ phấn và 1 2 0,5 1 0,5 1 dụng của do giao phối Di gần truyền Ưu thế lai 3 1 1 0.33 1 0.33 1 0.33 học Môi trường và các nhân tố 2 1.33 1 0.33 1 1 sinh thái Ảnh hưởng của ánh sáng 2 0.33 1 0.33 1 0.33 lên đời sống sinh vật Sinh vật Ảnh hưởng và 1môi của nhiệt độ và 3 1 2 0.67 1 0.33 trường độ ẩm lên đời sống sinh vật Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các 2 0.67 1 0.33 1 0.33 sinh vật Quần thể sinh 4 1.33 3 1 1 0.33 vật Quần thể 1 2 0,5 1 0,5 1 người Tổng 18 10đ 4đ 3đ 2đ 1đ
  2. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC: 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH Môn: Sinh học 9 Thời gian : 45 phút Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Tên 40% 30% Cấp độ thấp (20%) Cấp độ cao (10%) Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Ứng dụng Phương pháp tạo ưu Biểu hiện của Đặc điểm ưu Nguyên nhân Giải thích vì của di thế lai hiện tượng thoái thế lai của hiện sao không truyền hóa tượng thoái dùng cơ thể 4 câu học hóa lai F1 để 3 điểm nhân giống Câu (ý) 1 câu 0,5 câu 1 câu 0,5 câu 1 câu Số điểm 0,33 điểm 1 điểm 0,33 điểm 1 điểm 0,33 điểm - Các nhóm nhân tố - Đặc điểm sinh - Xác định quần Giải thích Sinh vật sinh thái học quần thể thể sinh vật vì sao và môi - Ảnh hưởng của ánh người giống và - Sinh vật biến quần thể trường sáng, nhiệt độ và độ khác với quần thể nhiệt, sinh vật - Giải thích người có ẩmlên đời sống SV. SV khác hằng nhiệt hiện tượng những đặc - Quan hệ cùng loài, - Các dấu hiệu tỉa cành tự Phân tích điểm sinh khác loài. đặc trưng của nhiên sơ đồ giới học mà quần thể - Ảnh hạn sinh quần thể 14 câu - Ý nghĩa sinh hưởng của thái SV khác 7 điểm thái của các môi trường không có thành phần tới quần thể nhóm tuổi sinh vật - Ví dụ về uan hệ cùng loài, khác loài Câu (ý) 5 câu 0,5 câu 5 câu 2 câu 1 câu 0,5 câu Số điểm 1 ,67 điểm 1 điểm 1,67 điểm 0,67 điểm 1 điểm 1 điểm Tổng số 7 câu 6,5 câu 4 câu 0,5 câu 18 câu câu 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 đ Tổng số điểm
  3. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN Ề ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề) ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào phần làm bài. Câu 1. Trong trồng trọt, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Lai khác giống. D. Lai khác dòng. Câu 2. Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai? A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Để duy trì ưu thế lai, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính. D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Câu 3. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện độ ẩm khác nhau của môi trường, động vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Động vật ưa ẩm và ưa tối. B. Động vật ưa sáng và ưa khô. C. Động vật ưa ẩm và chịu hạn. D. Động vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 4. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, thực vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa sáng và ưa bóng. B. Thực vật ưa sáng và ưa tối. C. Thực vật ưa bóng và ưa tối. D. Thực vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 5. Tập tính chui vào hang ở động vật là do ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Nước. Câu 6. Các nhân tố sinh thái của môi trường bao gồm: A. Vật hữu sinh và vật vô sinh B. Chế độ khí hậu, gió, ánh sáng, nhiệt độ C. Nhân tố con người và nhân tố sinh vật khác D. Nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh Câu 7. Tập hợp những sinh vật nào sau đây được gọi là quần thể sinh vật? A. Các con sói trong một khu rừng B. Các cá thể ong, bướm … trong rừng C. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một ao D. Các cá thể chuột sống ở hai cánh đồng Câu 8. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên (các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm) là do A. dễ bị sâu bệnh B. các cành không tiếp xúc được với ánh sáng, không quang hợp được C. các cành quá dài nên bị gãy D. cây mọc dày quá, làm một số cây bị yếu và chết đi. Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Mật độ cá thể. D. Độ đa dạng loài. Câu 10. Tại sao không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống? A. Cơ thể lai có đặc điểm di truyền không ổn định B. Cơ thể lai F1 dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau C. Ưu thế lai sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau D. Ưu thế lai sẽ tăng dần ở các thế hệ sau Câu 11. Nhóm nào sau đây là động vật biến nhiệt? A. Gà, lợn, thỏ B. Cá voi, chim bồ câu, gấu Bắc cực C. Cá rô phi, ếch đồng, rắn D. Thỏ, rắn, chim cánh cụt
  4. Câu 12. Giữa các cá thể cùng loài, sống trong cùng một khu vực có các biểu hiện quan hệ là: A. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ đối địch B. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh. C. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch D. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế Câu 13. Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ hội sinh? A. Nấm và tảo hình thành địa y B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa C. Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người. Câu 14. Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút. Câu 15. Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do A. dịch bệnh phát sinh. B. gặp điều kiện bất lợi: thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm. C. có sự cố bất thường, bão, lũ,... D. chúng cạnh tranh nhau nơi sinh sản. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. Nêu những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật? Câu 2. Sử dụng sơ đồ giới hạn nhiệt độ của loài vi khuẩn suối nước nóng, trả lời các câu hỏi sau: a) Giới hạn sinh thái của vi khuẩn suối nước nóng? b) Vi khuẩn suối nước nóng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nào? c) Vi khuẩn suối nước nóng sẽ giảm sức sống và chết trong khoảng nhiệt độ nào? Câu 3. Đặc điểm sinh học nào ở quần thể người khác quần thể sinh vật khác? Vì sao con người có những đặc điểm sinh học khác với các quần thể sinh vật khác? ----- HẾT -----
  5. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 9 (ĐỀ A) I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm): Mỗi câu đúng 0,33đ; 3 câu đúng 1,0đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C D A B D A B D C C B B B B II. TỰ LUẬN: (5, 0 điểm): Câu Nội dung Điểm - Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: sinh trưởng, phát triển chậm; chiều cao cây và năng suất 1,0 Câu 1 giảm dần; nhiều cây bị chết. (2,0 điểm) - Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì làm giảm tỉ lệ thể dị hợp, 1,0 tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. a) Giới hạn sinh thái của vi khuẩn suối nước nóng: 0-900C 0,25 b) Vi khuẩn suối nước nóng sinh trưởng và phát triển tốt nhất Câu 2 trong khoảng nhiệt độ 550C. 0,25 (1,0 điểm) c) Vi khuẩn suối nước nóng sẽ yếu dần và chết trong khoảng nhiệt độ nào: dưới 00C và trên 900C 0,5 Câu 3 - Đặc điểm sinh học ở quần thể người khác quàn thể sinh vật Mỗi ý 0,2đ (2,0 điểm) khác: pháp luật, kinh tế, hôn nhân, giáo dục, văn hoá,… - Con người có những đặc điểm sinh học khác với các quần thể sinh vật khác vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng 1 tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. DUYỆT CỦA TCM NHÓM CM GVBM Đoàn Thị Kim Ngọc
  6. PHÒNG GDĐT DUY XUYÊN Ề KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH MÔN: SINH HỌC – LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể giao đề) ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng và ghi vào phần làm bài. Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai? A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh. B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm. C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều hiện môi trường so với cơ thể mẹ. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Câu 2. Trong chăn nuôi, người ta dùng phương pháp chủ yếu nào để tạo ưu thế lai? A. Lai kinh tế. B. Lai khác thứ. C. Lai khác giống. D. Giao phối gần. Câu 3. Nhân tố hữu sinh bao gồm các yếu tố: A. Sinh vật, nước, khí hậu, địa hình B. Con người, thổ nhưỡng, ánh sáng C. Con người, các sinh vật khác D. Khí hậu, nước, địa hình Câu 4. Nhóm nào sau đây là động vật hằng nhiệt? A. Cá voi, ếch đồng, giun đất B. Cá mập, ếch đồng, rắn C. Rắn, chim cánh cụt, gấu Bắc Cực D. Thỏ, hươu, chim bồ câu Câu 5. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện độ ẩm khác nhau của môi trường, thực vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Thực vật ưa ẩm và ưa bóng. B. Thực vật ưa sáng và chịu hạn. C. Thực vật ưa ẩm và chịu hạn. D. Thực vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 6. Căn cứ vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng khác nhau của môi trường, động vật chia thành các nhóm nào sau đây? A. Động vật ưa sáng và ưa tối. B. Động vật ưa sáng và ưa bóng. C. Động vật ưa bóng và chịu bóng. D. Động vật ưa ẩm và ưa khô. Câu 7. Tập tính ngủ đông hay ngủ hè ở động vật là do ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nào sau đây? A. Ánh sáng. B. Nhiệt độ. C. Độ ẩm. D. Nước. Câu 8. Hai mối quan hệ chủ yếu giữa các sinh vật khác loài là A. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch. B. Quan hệ cạnh tranh và quan hệ ức chế C. Quan hệ đối địch và quan hệ ức chế D. Quan hệ hỗ trợ và quan hệ quần tụ Câu 9. Trường hợp nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh? A. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng. B. Địa y sống bám trên cành cây. C. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ D. Nấm và tảo hình thành địa y Câu 10. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên (các cành phía dưới của các cây ưa sáng trong rừng thường bị rụng sớm) là do A. dễ bị sâu bệnh B. khả năng hút nước kém nên cành sớm khô và rụng C. các cành không tiếp xúc được với ánh sáng, không quang hợp được D. cây mọc dày quá, làm một số cây bị yếu và chết đi. Câu 11. Tại sao không sử dụng cơ thể lai F1 để nhân giống ? A. Ưu thế lai sẽ tăng dần ở các thế hệ sau B. Cơ thể lai F1 dễ bị đột biến và ảnh hưởng xấu đến đời sau C. Cơ thể lai có đặc điểm di truyền không ổn định D. Ưu thế lai sẽ bị giảm dần ở các thế hệ sau
  7. Câu 12. Nhóm tuổi nào của các cá thể không còn khả năng ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể? A. Nhóm tuổi sau sinh sản. B. Nhóm tuổi sinh sản và nhóm sau sinh sản. C. Nhóm trước sinh sản và nhóm sau sinh sản. D. Nhóm trước sinh sản và nhóm sinh sản. Câu 13. Quần thể cá lóc trong ao có hiện tượng ăn lẫn nhau, giảm khả năng đẻ trứng, kéo dài thời gian phát triển của cá con có thể do A. có sự cố bất thường: bão, lũ,... B. dịch bệnh phát sinh. C. chúng cạnh tranh nhau nơi ở. D. gặp điều kiện bất lợi: thiếu thức ăn, môi trường ô nhiễm. Câu 14. Trong các dấu hiệu đặc trưng của quần thể, dấu hiệu nào quan trọng nhất? A. Tỉ lệ giới tính B. Mật độ C. Thành phần nhóm tuổi D. Tỉ lệ sinh sản - tử vong Câu 15. Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. B. Tập hợp chim cánh cụt sống ở bờ biển Nam Cực C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 1. Nêu những biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật? Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật? Câu 2. Sử dụng sơ đồ giới hạn nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc, trả lời các câu hỏi sau: a) Giới hạn nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc? b) Loài xương rồng sa mạc sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở nhiệt độ nào? c) Loài xương rồng sa mạc sẽ giảm sức sống và chết trong khoảng nhiệt độ nào? Câu 3. Nêu những đặc điểm sinh học chung của quần thể người và quần thể sinh vật khác? Hãy giải thích vì sao quần thể người có những đặc trưng mà quần thể sinh vật khác không có? ----- HẾT -----
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II - NĂM HỌC 2022-2023 MÔN: SINH HỌC 9 (ĐỀ B) I. Trắc nghiệm (5,0 điểm): Mỗi câu đúng 0,33đ; 3 câu đúng 1,0 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án B A C D C A B A D C D A D B B II. Tự luận (5, 0 điểm): Câu Nội dung Điểm - Giao phối gần ở động vật gây hiện tượng thoái hóa với các biểu hiện như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, 1,0 Câu 1 quái thai, dị dạng bẩm sinh, chết non,… (2,0 điểm) - Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối gần ở động vật gây ra hiện tượng thoái hóa vì làm giảm tỉ lệ thể dị hợp, 1,0 tăng tỉ lệ thể đồng hợp trong đó có các cặp gen lặn đồng hợp gây hại. a) Giới hạn nhiệt độ của loài xương rồng sa mạc:0-560C. 0,25 b) loài xương rồng sa mạc sinh trưởng và phát triển mạnh nhất ở Câu 2 nhiệt độ 320C. 0,25 (1,0 điểm) c) Vi khuẩn suối nước nóng sẽ yếu dần và chết trong khoảng nhiệt độ nào: dưới 00C và trên 560C 0,5 Câu 3 - Đặc điểm sinh học chung của quần thể người và quần thể sinh Mỗi ý 0,2đ (2,0 điểm) vật khác: giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản, tử vong,... - Con người có những đặc điểm sinh học khác với các quần thể sinh vật khác vì con người có lao động và tư duy nên có khả năng 1,0 tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên. DUYỆT CỦA TCM NHÓM CM GVBM Đoàn Thị Kim Ngọc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2