intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi kết thúc học kì sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2022-2023 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Du

  1. TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2. NĂM HỌC 2022-2023 HỌ TÊN: .......................................... MÔN SINH 9 LỚP: 9/..... Thời gian: 45’ (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm). Chọn phương án trả lời đúng và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi chúng A. là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. B. tạo ra nơi ở cho các sinh vật khác. C. cung cấp dinh dưỡng cho các sinh vật khác. D. cung cấp nơi ở cho các sinh vật khác Câu 2: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 3: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có: A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 4: Hiện tượng rễ của các cây cùng loài sống gần nhau nối liền với nhau biểu thị mối quan hệ gì? A. Hỗ trợ. B. Cộng sinh. C. Hội sinh. D. Cạnh tranh. Câu 5: Ví dụ nào dưới đây biểu hiện quan hệ cộng sinh? A. Địa y sống bám trên cành cây. B. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa. C. Vi khuẩn sống trong nốt sần của cây họ đậu. D. Giun đũa sống trong ruột người. Câu 6: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ A. hỗ trợ. B. cộng sinh. C. hội sinh. D. cạnh tranh. Câu 7: Theo khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu sáng khác nhau của động vật, người ta chia thành nhóm động vật A. ưa sáng, ưa khô. B. ưa sáng, ưa bóng. C. ưa sáng, ưa ẩm. D. ưa sáng, ưa tối. Câu 8: Nhóm tuổi sinh sản có ý nghĩa A. làm tăng trưởng khối lượng và kích thước của quần thể. B. quyết định mức sinh sản của quần thể. C. không ảnh hưởng đến sự phát triển của quần thể. D. làm cho kích thước quần thể giảm sút. Câu 9: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao. C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao. Câu 10: Mật độ quần thể là số lượng A. hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị thể tích. B. hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích. C. sinh vật có trong một đơn vị diện tích. D. hay khối lượng sinh vật có trong một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 11: Đặc điểm nào chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác?
  2. A. Giới tính. B. Lứa tuổi. C. Mật độ. D. Giáo dục. Câu 12: Nhận định nào sau đây đúng? A. Tăng dân số tự nhiên là kết quả của số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. B. Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra ít hơn số người tử vong. C. Tăng dân số tự nhiên là do số người sinh ra bằng số người tử vong. D. Sự tăng giảm dân số không chịu ảnh hưởng của sự di cư. Câu 13: Hoạt động nào dưới đây có chu kì ngày- đêm? A. Sự di trú của chim khi mùa đông về. B. Gấu ngủ đông. C. Cây phượng vĩ ra hoa. D. Lá của các cây họ đậu khép lại vào lúc hoàng hôn và mở ra vào lúc buổi sáng. Câu 14: Có bao nhiêu chuỗi thức ăn trong lưới thức ăn sau? A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 15: Xét chuỗi thức ăn: Cỏ -> chuột –> rắn hổ mang –> diều hâu. Trong đó, sinh vật tiêu thụ bậc 3 là A. cỏ. B. rắn hổ mang. C. chuột. D. diều hâu. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 1(2,0 điểm): Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Câu 2 (2,0 điểm): Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2 0C đến 440C, khoảng thuận lợi 270C-370C, điểm cực thuận là 280C. Vẽ sơ đồ tác động của nhiệt độ lên sự sinh trưởng của loài cá chép. Câu 3 (1,0 điểm): Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật ở điểm nào? ---------------------------------
  3. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II. NĂM HỌC:2022-2023 MÔN: SINH 9 I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm): Mỗi câu trả lời đúng : 0,33 đ. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/án A D B A C B D B C D D A D C D II. TỰ LUẬN (5,0 điểm). Câu 1(2,0 điểm): Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? + Tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử trong quần thể giảm, + Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần, trong đó các gen lặn có hại tổ hợp lại với nhau trong thể đồng hợp lặn và biểu hiện các tính trạng có hại ra bên ngoài → gây thoái hóa giống Câu 2 (2,0 điểm): HS vẽ được sơ đồ : 1,0 điểm. Chú thích đúng : 1,0 điểm. Câu 3 (1,0 điểm): Phân biệt quần xã sinh vật với quần thể sinh vật? Quần thể sinh vật Quần xã sinh vật - Gồm nhiều cá thể cùng loài. - Gồm nhiều quần thể. - Độ đa dạng thấp - Độ đa dạng cao. - Mối quan hệ giữa các cá thể là quan hệ - Mối quan hệ giữa các quần thể là quan hệ cùng loài chủ yếu là quan hệ sinh sản và di khác loài chủ yếu là quan hệ dinh dưỡng. truyền. --------------------------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2