intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh và quý thầy cô cùng tham khảo “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My” để giúp học sinh hệ thống kiến thức đã học cũng như có cơ hội đánh giá lại năng lực của mình trước kì thi sắp tới và giúp giáo viên trau dồi kinh nghiệm ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT TH-THCS Trà Nú, Bắc Trà My

  1. Trường PTDTBT TH&THCS Trà Nú KIỂM TRA GIỮA KÌ II Họ và tên:…………………… Môn: Sinh học 9 Lớp: 9 Năm học: 2023-2024 Thời gian: 45 phút (Không kể giao đề) Điểm Lời phê A.PHẦN TRẮC NGHIỆM (5đ): Trắc nghiệm lựa chọn (5đ): Điền các chữ cái A hoặc B,C,D đứng trước ý trả lời đúng vào bảng dưới đây: Câu 1: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 2: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với A. tất cả các nhân tố sinh thái. B. nhân tố sinh thái hữu sinh. C. nhân tố sinh thái vô sinh. D. một nhân tố sinh thái nhất định. Câu 3: Các môi trường chủ yếu của sinh vật là A. trong đất, dưới nước, trên mặt đất, không khí. B. trong đất, trên mặt đất, không khí, sinh vật. C. đất, dưới nước và sinh vật và không khí. D. trong đất, dưới nước, trên mặt đất- không khí và sinh vật. Câu 4: Vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu thuộc mối quan hệ nào dưới đây? A. Hỗ trợ. B. Hội sinh. C. Cộng sinh . D. Cạnh tranh. Câu 5: Thí dụ dưới đây biểu hiện quan hệ đối địch là A. tảo và nấm sống với nhau tạo thành địa y. B. vi khuẩn sống trong nốt sần của rễ cây họ đậu. C. cáo đuổi bắt gà. D. sự tranh ăn cỏ của các con bò trên đồng cỏ. Câu 6: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Giữa chúng và trâu, bò có mối quan hệ gì? A. Hội sinh. B. Kí sinh. C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. Cạnh tranh. Câu 7: Quần thể sinh vật là A. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. B. tập hợp các các thể sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. Những cá thể trong quần thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. C. tập hợp các các thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm nhất định. D. những cá thể có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
  2. Câu 8: Ánh sáng ảnh hưởng đến các đặc điểm đời sống của thực vật là A. ảnh hưởng dến đặc điểm thân và lá. B. ảnh hưởng đến đặc điểm hô hấp và quang hợp. C. ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và thân, lá. D. ảnh hưởng đến đặc điểm hình thái và sinh lí. Câu 9: Tập hợp sinh vật nào sau đây gọi là quần thể? A. Tập hợp cá sống trong Hồ Tây. B. Tập hợp cá Cóc sống trong Vườn Quốc Gia Tam Đảo. C. Tập hợp cây thân leo trong rừng mưa nhiệt đới. D. Tập hợp cỏ dại trên một cánh đồng. Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ, đỉnh lớn. D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp định hẹp. Câu 11: Đặc điểm nào sau đây vừa có ở quần thể người vừa có ở các quần thể sinh vật khác? A. Mật độ. B. Văn hóa. C. Giáo dục. D. Kinh tế. Câu 12: Tuỳ theo mức phụ thuộc của nhiệt độ cơ thể vào nhiệt độ môi trường ngưòi ta chia làm hai nhóm động vật là A. động vật ưa sáng và ưa tối. B. động vật biến nhiệt và hằng nhiệt. C. động vật chịu hạn và ưa ẩm. D. động vật ưa ẩm và biến nhiệt. Câu 13: Những nhân tố sinh thái nào ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi? A. Nhân tố sinh thái vô sinh. B. Nhân tố sinh thái hữu sinh. C. Nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh. D. Nhân tố ánh sáng, nhiệt độ, con người. Câu 14: Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật. B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật. C. gồm các sinh vật trong cùng một loài. D. gồm các sinh vật khác loài. Câu 15: Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật? A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. B.PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1: Vẽ và phân tích sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của cá chép Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 2 độ C đến 44 độ C trong đó khoảng thuận lợi từ 20 độ C đến 32 độ C điểm cực thuận là 28 độ C. Câu 2: Giả sử có 1 quần xã sinh vật gồm các loài sau: cỏ, thỏ, dê, sâu hại thực vật, hổ, mèo rừng, vi sinh vật, chim sâu. Vẽ lưới thức ăn, chỉ rõ: Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. Câu 3: Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào? Giao phối gần là gì? Gây ra những hậu quả nào ở động vật?
  3. -------------------------------------------------------Hết-------------------------------------------------------- BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I.TRẮC NGHIỆM: ( 5,0 đ) Mỗi câu trả lời đúng 0,33 đ. Ba câu đúng 1,0 đ Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đ/a B D D B C B A D B C A B C B C Câu 1: Học sinh vẽ đúng sơ đồ 1,0 đ Phân tích: ( 1,0 đ) - Điểm gây chết dưới có nhiệt độ là 2°C - Điểm gây chết trên có nhiệt độ là 44°C. - Điểm cực thuận có nhiệt độ là 28°C ,ở nhiệt độ này cá chép Việt Nam sinh trường, phát triển và sinh sản ở mức cao nhất. - Khoảng thuận lợi từ 20 độ C đến 32 độ C - Giới hạn chịu đựng ở khoảng nhiệt độ từ điểm gây chết dưới đến điểm gây chết trên (từ 2°C đến 44°C). Câu 2: Vẽ lưới thức ăn (0,5đ) Chỉ rõ : (0,5 đ) + SV sản xuất: cỏ + SV tiêu thụ: dê, thỏ, hổ, mèo rừng, chim + SV phân giải: vi sinh vật Câu 3: Biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn: các cá thể ở thế hệ tiếp theo có sức sống kém dần: sinh trưởng và phát triển chậm, chiều cao, sức sống và năng suất giảm, bộc lộ nhiều đặc điểm có hại (bạch tạng, thân lùn, dị dạng,…) (1,0đ) Giao phối gần là sự giao phối giữa các con sinh ra từ một cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ với các con. (0,5 đ) Hậu quả của giao phối gần: gây thoái hóa ở thế hệ sau: sinh trưởng và phát triển yếu, sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non,…(0,5 đ)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1