intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:6

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc ôn tập và hệ thống kiến thức với ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My’ được chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn nắm vững các phương pháp giải bài tập hiệu quả và rèn luyện kỹ năng giải đề thi nhanh và chính xác để chuẩn bị tốt nhất cho kì thi sắp diễn ra. Cùng tham khảo và tải về đề thi này ngay bạn nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trà Linh, Nam Trà My

  1. MA TRẬN KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng đề TN TL TN TL TN TL TN TL Hiện tượng thoái Ứng dụng hóa do tự thụ di truyền phấn ở cây giao học phấn và giao phối gần ở động vật. Số câu 1 1 Số điểm 2 2 Tỉ lệ 20% 20% Chương I Môi trường và Xác định mối Vẽ và phân tích Sinh vật các nhân tố sinh quan hệ khác loài sơ đồ mô tả và môi thái. qua các ví dụ cụ giới hạn sinh trường thể. thái của một loài sinh vật. Số câu 3 5 1 7 Số điểm 1 1,65 1 3,65 Tỉ lệ 10% 16,5% 10% 36,5% Chương II Quần thể sinh vật. Quần thể sinh vật. Quần thể người Hệ sinh Quần thể người. thái Số câu 3 4 1 10 Số điểm 1 1,35 2 4,35 Tỉ lệ 10% 13,5% 20% 43,5% TS câu 7 câu 9 câu 1 câu 1 câu 18 câu TS điểm 4,0 đ 3,0 đ 2,0 đ 1,0 đ 10 đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KIỂM TRA GIỮA II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 Tên chủ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Cộng đề TN TL TN TL TN TL TN TL Nêu được khái Ứng dụng niệm ưu thế lai. di truyền học Số câu 1 1 Số điểm Câu 1 2 Tỉ lệ (TL) 2 2 0% 20% Chương I Môi trường và Xác định mối quan Vẽ và phân tích Sinh vật các nhân tố sinh hệ khác loài qua các sơ đồ mô tả và môi thái ví dụ cụ thể giới hạn sinh trường Giải thích được một thái của một số hiện tượng. loài sinh vật Số câu 3 5 1 9 Số điểm Câu Câu Câu 3 3,65 Tỉ lệ 1,2,3 4,5,6,13 (TL) 36,5% 1 ,15 1 10% 1,65 10% 16,5% Chương II Quần thể sinh vật Quần thể sinh vật Quần thể người Hệ sinh Quần thể người thái Số câu 3 4 1 7 Số điểm Câu Câu Câu 2 4,35 Tỉ lệ 7,8,9 10,11,12 (TL) 43,5% 1 ,14 2 10% 1,35 20% 13,5% TS câu 7 câu 9 câu 1 câu 1 câu 18 câu TS điểm 4,0 đ 3,0 đ 2,0 đ 1,0 đ 10 đ Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  3. PHÒNG GD&ĐT NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ LINH Môn: Sinh học - Lớp 9 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) (Đề này gồm có 02 trang) Họ và tên thí sinh:................................................Lớp :...............SBD:................. I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) (Học sinh làm bài vào giấy thi) I. Đọc và trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn đáp án đúng A, B, C, D và ghi vào giấy bài làm (VD: Câu 1 chọn đáp án A ghi 1.A…) (Mỗi câu chọn đúng 0,33đ) Câu 1. Khái niệm môi trường nào sau đây là đúng? A. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố hữu sinh ở xung quanh sinh vật. B. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh và hữu sinh ở xung quanh sinh vật, trừ nhân tố con người. C. Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố vô sinh xung quanh sinh vật. D. Môi trường gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật; làm ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và những hoạt động khác của sinh vật. Câu 2. Cơ thể sinh vật được coi là môi trường sống khi nào? A. Chúng là nơi ở của các sinh vật khác. B. Các sinh vật khác có thể đến lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể chúng. C. Cơ thể chúng là nơi ở, nơi lấy thức ăn, nước uống của các sinh vật khác. D. Cơ thể chúng là nơi sinh sản của các sinh vật khác. Câu 3. Ở vùng ôn đới, cây thường rụng nhiều lá về mùa đông giá lạnh là do ảnh hưởng chủ yếu của nhân tố sinh thái nào? A. Ánh sáng. B. Nước. C. Độ ẩm. D. Nhiệt độ. Câu 4. “Vi khuẩn sống trong nốt sần ở rễ cây họ Đậu” thuộc mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh – nửa kí sinh. Câu 5. “Cá ép bám trên lưng rùa biển để được đưa đi xa” thuộc mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh – nửa kí sinh. Câu 6. “Cỏ và lúa cùng mọc trên một đám ruộng. Sự phát triển của cỏ, kiềm hãm sự phát triển của lúa”. Theo em chúng có mối quan hệ nào? A. Cộng sinh. B. Hội sinh. C. Cạnh tranh. D. Kí sinh – nửa kí sinh. Câu 7. Quần thể sinh vật là gì? A. Là tập hợp các cá thể cùng sống tại một nơi xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo thành cá thể mới. B. Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống tại một nơi xác định, tại một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản để tạo thành cá thể mới. C. Là tập hợp các cá thể khác loài, cùng sống tại một nơi xác định, tại một thời điểm nhất định . D. Là tập hợp các cá thể có khả năng sinh sản để tạo thành cá thể mới. Câu 8. Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật? A. Rừng thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam. B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.
  4. C. Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau. D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá rô phi sống chung trong một ao. Câu 9. Hiện tượng tăng dân số tự nhiên là do: A. Số người sinh ra nhiều hơn số người tử vong. B. Số người sinh ra ít hơn số người tử vong. C. Số người sinh ra bằng số người tử vong. D. Chỉ có sinh ra, không có tử vong. Câu 10. Ví dụ nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Rừng tre phân bố tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, Ninh Bình. B. Tập hợp cá rô phi sống trong một cái ao. C. Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực và cái có khả năng giao phối với nhau sinh ra chuột con. D. Cá chép, cá mè cùng sống chung trong một bể cá. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở quần thể người mà không có ở các quần thể sinh vật khác? A. Sinh sản. B. Mật độ. C. Kinh tế. D. Giới tính. Câu 12. Ở quần thể người, quy định nhóm tuổi trước sinh sản là A. từ 15 đến dưới 20 tuổi. B. từ sơ sinh đến dưới 15 tuổi. C. từ sơ sinh đến 25 tuổi. D. từ sơ sinh đến 20 tuổi. Câu 13. Về mùa đông giá lạnh, các cây xanh ở vùng ôn đới thường rụng nhiều lá có tác dụng gì? A. Tăng diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. B. Làm giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh. C. Giảm diện tích tiếp xúc với không khí lạnh và giảm sự thoát hơi nước. D. Hạn sự thoát hơi nước. Câu 14. Trong các hoạt động sau, những hoạt động có chu kỳ mùa? 1. Cây rụng lá vào mùa đông. 2. Chim di cư về phía Nam vào mùa đông. 3. Cú mèo hoạt động ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. 4. Hoa Quỳnh nở vào buổi tối. A. 1, 2 B. 3, 4 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4 Câu 15: Cây sống ở nơi nhiều ánh sáng và khô cằn thường có đặc điểm là: A. Lá to và màu nhạt. B. Lá to và màu sẫm. C. Lá nhỏ và màu nhạt. D. Lá nhỏ và màu sẫm. II. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Ưu thế lai là gì? Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ? Câu 2. (2.0 điểm) a. Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những hậu quả gì? b. Theo em cần làm gì để góp phần hạn chế gia tăng dân số và mất cân bằng giới tính trẻ em mới sinh trong giai đoạn hiện nay? Câu 3. (1,0 điểm) Hãy vẽ và phân tích sơ đồ giới hạn sinh thái của cá chép Việt Nam có giới hạn nhiệt độ từ 2ºC đến 44ºC điểm cực thuận 28ºC. -----------------Hết-------------- * Lưu ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
  5. Người phê duyệt NGƯỜI RA ĐỀ HIỆU TRƯỞNG Hồ Thị Viên
  6. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 NĂM HỌC 2023-2024 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Mỗi đáp án đúng được 0,33 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 Đáp án D C D A B C B A A D C B C A C I. PHẦN TỰ LUẬN: (5 điểm) CÂU ĐÁP ÁN ĐIỂM Câu – Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh 1,0 1 hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn (2,0đ trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ. ) – Khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở 0,5 trạng thái dị hợp. – Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì tạo 0,5 ra các cặp gen đồng hợp, các cặp gen dị hợp giảm đi. Câu a. Theo em, tăng dân số quá nhanh có thể dẫn đến những hậu quả 2 -Thiếu nơi ở (2,0đ - Thiếu lương thực 1,0 ) -Thiếu trường học, bệnh viện - Ô nhiễm môi trường - Chặt phá rừng - Chậm phá triển kinh tế - Tắc nghẽn giao thông b. Theo em để góp phần hạn chế gia tăng dân số và mất cân bằng giới tính trẻ em mới sinh trong giai đoạn hiện nay ta cần: - Tuyên truyền để người dân hiểu được hậu quả của việc gia tang dân số, xóa 0,25 bỏ tư tưởng "trọng nam khinh nữ”. - Tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng rộng rãi các biện pháp tránh thai. 0,25 - Mỗi gia đình chỉ nên sinh 2 con để nuôi dạy cho tốt, góp phần giảm tỉ lệ gia 0,25 tăng dân số. - Xử phạt đối với những gia đình phá vỡ chính sách kế hoạch hóa gia đình. 0,25 Câu Sơ đồ giới hạn sinh thái của cá chép Việt Nam: 0,5 3 - Điểm gây chết: + Giới hạn dưới: 20C (1,0đ + Giới hạn trên: 440C ) - Giới hạn chịu đựng: 2 – 440C - Điểm cực thuận: 280C 0,5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2