intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn cùng tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Núi Thành

  1. MA TRẬN THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC 9 Cấp độ Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng 40% 30% Cấp độ thấp Cấp độ cao (20 %) (10%) Tên TN TL TN TL TN TL TN TL Chủ đề Ứng dụng di 1 1/2 1/2 2 truyền học (2 tiết) Câu (-ý) 1 câu 0,5 câu 0,5 câu 2 câu Số điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 2,5 điểm Tỉ lệ 5% 10% 10% 10% Sinh vật và môi 3 1 2 1/2 1/2 7 trường (6 tiết) Câu (-ý) 3 câu 1 câu 2 câu 0,5 câu 0,5 câu 7 câu Số điểm 1,5 điểm 1 điểm 1,0 điểm 1 điểm 1 điểm 5,5 điểm Tỉ lệ 15% 10% 10% 10% 10% 55% Hệ sinh thái 2 2 4 (2 tiết) Câu (-ý) 2 câu 2 câu 4 câu Số điểm 1,0 điểm 1,0 điểm 2 điểm Tỉ lệ 10% 10% 20% Tổng số câu 7 câu 4,5 câu 1 câu 0,5 câu 13 câu Tổng điểm 4 điểm 3 điểm 2 điểm 1 điểm 10 điểm Tỉ lệ 40% 30% 20% 10% 100%
  2. BẢNG ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II SINH HỌC 9 Số câu hỏi theo mức độ Nhận Thông Vận Vận Nội dung Yêu cầu cần đạt biết hiểu dụng dụng cao thấp Ứng dụng di truyền học - Thoái hóa do tự thụ phấn và giao Nêu được biểu hiện của hiện tượng thoái hóa do tự C12.a phối gần thụ phấn và giao phối gần ở thế hệ kế tiếp Giải thích một số hiện tượng liên quan tới thoái hóa C12.b do tự thụ phấn và do giao phối gần Ưu thế lai. - Ưu thế lai. C1 Sinh vật và môi trường Nhận biết được các nhân tố sinh thái. C2 Môi trường và các nhân tố sinh thái Nêu được khái niệm môi trường sống của sinh vật C11 và nhân tố sinh thái. Nhận biết được các cây ưa bóng và cây ưa sáng. C3 Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời Hiểu được sự ảnh hưởng của ánh sáng lên đặc điểm C5 sống sinh vật hình thái của thực vật Hiểu được ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời sống sinh C4 Ảnh hưởng của nhiệt độ lên đời vật. sống sinh vật. - Xác định sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố C13.a sinh thái Nhận biết được đặc điểm của mối quan hệ khác loài C6 Ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sinh Vận dụng quan hệ cùng loài trong trồng trọt, chăn C13.b vật. nuôi. Hệ sinh thái Quần thể sinh vật Nhận biết các đặc trưng của uần thể sinh vật C7
  3. . Nhận biết ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi C9 Hiểu được đặc điểm các dạng tháp tuổi C8 Hiểu được sự biến đổi của mật độ quần thể. C10
  4. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) Mã đề: A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Phát biểu nào sau đây không đúng về ưu thế lai? A. Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1 là một nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai. B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. C. Để khắc phục hiện tượng ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ, người ta dùng phương pháp nhân giống hữu tính. D. Khi lai các dòng thuần với nhau, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất. Câu 2: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 3: Cho các loại cây sau: Bạch đàn, lá lốt, dong riềng, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. Những cây nào thuộc nhóm cây ưa bóng? A. Lá lốt, dong riềng. B. Lá lốt, dong riềng, bằng lăng. C. Bạch đàn, cây xoài, cây phượng, bằng lăng. D. Lá lốt, cây xoài. Câu 4: Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Tất cả các sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ 0-50 C. B. Người ta chia sinh vật thành hai nhóm sinh vật chịu nhiệt và sinh vật hằng nhiệt. C. Sinh vật hằng nhiệt có nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào môi trường. D. Các động vật không xương sống có nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. Câu 5: Lựa chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau: A. Cây sống ở nơi khô hạn có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai. B. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu kém phát triển. C. Bò sát có khả năng chống mất nước kém hơn ếch nhái. D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc. Câu 6: Quan hệ cộng sinh là A. sự hợp tác cùng có lợi giữa các sinh vật cùng loài. B. sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. C. sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại. D. sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy các chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó. Câu 7: Quần thể sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Thành phần nhóm tuổi. B. Mật độ quần thể. C. Tỉ lệ giới tính. D. Số lượng các loài. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp tuổi không phải lúc nào cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. C. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy nhỏ đỉnh nhỏ. D. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy hẹp đỉnh hẹp. Câu 9: Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là đặc điểm ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi A. sơ sinh. B. trước sinh sản. C. sau sinh sản. D. sinh sản.
  5. Câu 10: Phát biểu nào đúng trong các phát biểu sau? A. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi. B. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa khô. C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể ít đi. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11. Thế nào là môi trường sống của sinh vật? Kể tên các môi trường sống? (1,0 điểm). Câu 12. (2,0 điểm) a. Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ở các thế hệ kế tiếp? (1,0 điểm). b. Vì sao có một số loài thực vật không bị thoái hóa khi tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ? (1,0 điểm). Câu 13. (2,0 điểm) a. Cho các trường hợp sau đây: - Chuột đào hang tránh nóng. - Gà trống gáy vào mỗi sáng sớm. Hãy xác định các loài chuột và gà đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào?(1,0 điểm). b. Trong chăn nuôi, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi? (1,0 điểm). -------Hết--------
  6. UBND HUYỆN NÚI THÀNH KIỂM TRA GIỮA KỲ II_NĂM HỌC 2023-2024 TRƯỜNG THCS NGUYỄN TRÃI MÔN: SINH HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài: 45 phút ĐỀ CHÍNH THỨC (Không kể thời gian phát đề) Mã đề: B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Lựa chọn 01 đáp án đúng nhất và ghi vào giấy làm bài. Câu 1: Đặc điểm nào sau đây không phải là biểu hiện của ưu thế lai? A. Cơ thể lai F1 có sức sống cao, sinh trưởng phát triển mạnh. B. Cơ thể lai F1 có năng suất giảm. C. Cơ thể lai F1 có khả năng chống chịu tốt hơn với các điều kiện môi trường so với cơ thể mẹ. D. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Câu 2: Các nhân tố sinh thái hữu sinh gồm có A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm. B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật. D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ. Câu 3: Cây nào trong các cây sau thuộc nhóm cây ưa sáng? A. Cây xoài, cây phượng. B. Cây dong riềng, cây phượng. C. Cây lá lốt, cây mận. D. Cây lưỡi hổ, cây vạn niên thanh. Câu 4: Khi chuyển những cây đang sống trong bóng râm ra sống nơi có cường độ chiếu sáng mạnh thì khả năng sống của chúng như thế nào? A. Vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường. B. Khả năng sống tăng mạnh. C. Khả năng sống bị giảm, nhiều khi bị chết. D. Không thể sống được. Câu 5: Lựa chọn phát biểu không đúng trong các phát biểu sau: A. Cây sống ở nơi ẩm ướt nhưng có nhiều ánh sáng như hồ ao có phiến lá hẹp, mô giậu phát triển. B. Cây sống ở nơi khô hạn hoặc có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai. C. Bò sát có khả năng chống mất nước tốt hơn ếch nhái. D. Bò sát thích nghi kém với môi trường khô hạn của sa mạc. Câu 6: Sự hợp tác có lợi giữa các loài sinh vật là quan hệ A. hỗ trợ. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh. Câu 7: Quần thể sinh vật không có đặc trưng cơ bản nào sau đây? A. Tỉ lệ giới tính. B. Thành phần nhóm tuổi. C. Loài ưu thế. D. Mật độ quần thể. Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tháp tuổi? A. Tháp dạng phát triển bao giờ cũng có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. B. Tháp tuổi dạng giảm sút có đáy rộng đỉnh hẹp. C. Tháp tuổi dạng ổn định đáy nhỏ đỉnh lớn. D. Tháp tuổi luôn có dạng đáy lớn đỉnh nhỏ. Câu 9: Các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể là đặc điểm ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi A. sau sinh sản. B. trước sinh sản. C. sinh sản. D. sơ sinh. Câu 10: Phát biểu nào sai trong các phát biểu sau? A. Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa. B. Vào các tháng mùa mưa trong năm số lượng muỗi giảm đi. C. Số lượng cá thể trong quần thể biến động theo mùa, theo năm, phụ thuộc và nguồn thức ăn, nơi ở và các điều kiện sống của môi trường. D. Mật độ quần thể tăng mạnh khi nguồn thức ăn có trong quần thể dồi dào.
  7. II. TỰ LUẬN: (5,0 điểm) Câu 11. Nêu khái niệm nhân tố sinh thái? Kể tên các nhóm nhân tố sinh thái? (1,0 điểm). Câu 12. (2,0 điểm). a. Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật biểu hiện như thế nào ở các thế hệ kế tiếp? (1,0 điểm). b. Vì sao có một số loài động vật không bị thoái hóa khi giao phối cận huyết qua nhiều thế hệ? (1,0 điểm). Câu 13. (2,0 điểm). a. Cho các trường hợp sau đây: - Dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi. - Ếch chui vào hốc bùn ngủ đông Hãy xác định các loài dơi và ếch đã hình thành đặc điểm thích nghi chủ yếu theo nhân tố vô sinh nào? (1,0 điểm). b. Trong trồng trọt, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất cây trồng? (1,0 điểm). -------Hết--------
  8. HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn: SINH HỌC - LỚP 9 ĐỀ A I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA C B A D A B D C D C II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 11. (1,0 điểm). Môi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên sự sinh trưởng, phát triển, sinh sản của sinh vật. (0,5 điểm) - Có 4 loại môi trường: (0,5 điểm) + Môi trường trong nước. + Môi trường trong đất. + Môi trường mặt đất- không khí. + Môi trường sinh vật. Câu 12. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm). - Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện ở các thế hệ sau: các cá thể của các thế hệ kế tiếp có sức sống kém dần biểu hiện ở các dấu hiệu như phát triển chậm, chiều cao cây và năng suất giảm dần, nhiều cây bị chết. b. (1,0 điểm). - Một số loài thực vật không bị thoái hóa khi tự thụ phấn qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. Câu 13. (2,0 điểm) a. (1,0 điểm). - Chuột đào hang tránh nóng: Nhân tố nhiệt độ. (0,5 điểm) - Gà trống gáy vào mỗi sáng sớm: Nhân tố ánh sáng. (0,5 điểm) b. (1,0 điểm). Trong chăn nuôi, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất vật nuôi cần: - Phải chăn thả với mật độ thích hợp, tách đàn khi cần thiết. (0,5 điểm) - Cung cấp đủ dinh dưỡng, vệ sinh chuồng trại…(0,5 điểm)
  9. ĐỀ B I. TRẮC NGHIỆM: (5,0 điểm) Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm; sai ghi 0,0 điểm. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐA B C A C D D C A A B II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 11. (1,0 điểm). - Khái niệm nhân tố sinh thái: Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật. (0,5 điểm) - 2 nhóm nhân tố sinh thái: (0,5 điểm) + Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh: gồm đất, nước, khí hậu, nhiệt độ, ánh áng, gió, địa hình... (0,25 điểm). + Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm nhân tố con người và nhân tố sinh thái sinh vật như động vật, thực vật. (0,25 điểm). Câu 12. (2,0 điểm). a. (1,0 điểm). - Hiện tượng thoái hóa do giao phối gần ở động vật biểu hiện ở các thế hệ sau như: sinh trưởng và phát triển yếu, khả năng sinh sản giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non. b. (1,0 điểm). - Một số loài động vật không bị thoái hóa khi giao phối gần qua nhiều thế hệ vì hiện tại chúng đang mang những cặp gen đồng hợp không gây hại cho chúng. Câu 13. (2,0 điểm). a. (1,0 điểm). - Dơi ban ngày ngủ, ban đêm đi kiếm mồi: Nhân tố ánh sáng. (0,5 điểm) - Ếch chui vào hốc bùn ngủ đông: Nhân tố nhiệt độ. (0,5 điểm) b. (1,0 điểm). Trong trồng trọt, để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể, làm giảm năng suất cây trồng cần: - Gieo trồng với mật độ hợp lí, kết hợp với tỉa thưa cây. (0,5 điểm) - Chăm sóc đầy đủ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển, có thể trồng xen canh giữa cây ưa bóng và ưa sáng. (0,5 điểm) *Yêu cầu đối với HSKT: - Tham gia kiểm tra đánh giá giữa kì nghiêm túc. - Có bài làm kiểm tra. - Yêu cầu: trả lời đúng câu hỏi ở mức độ nhận biết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2