intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:3

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, các em có thể tham khảo và tải về "Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc" được TaiLieu.VN chia sẻ dưới đây để có thêm tư liệu ôn tập, luyện tập giải đề thi nhanh và chính xác giúp các em tự tin đạt điểm cao trong kì thi này. Chúc các em thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Nguyễn Trãi, Đại Lộc

  1. DĐT HUYỆN ĐẠI LỘC KIỂM TRA GIỮA KÌ II- NĂM HỌC 2023-2024 MÔN SINH HỌC – K Thời gian làm bài : 45 Phú có 2 trang) .................Lớp : …… ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GI I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Hãy khoanh tròn vào những chữ cái trước ý đúng trong các câu sau: Câu 1. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc sinh vật hằng nhiệt? A. Cá voi, hổ, mèo rừng, chuột đồng. B. Nấm, lúa, chim sẻ, cá lóc, kỳ nhông. C. Nấm, ngô, thằn lằn, giun đất, cá chép. D. Cá chép, cóc, chim bồ câu, thằn lằn. Câu 2. Nhân tố vô sinh gồm A. khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng, động vật. B. nước, con người, động vật, thực vật. C. thảm lá khô, khí hậu, nhiệt độ, ánh sáng. D. vi khuẩn, đất, ánh sáng và rừng cây. Câu 3. Đặc điểm hình thái của lá cây ưa sáng A. phiến lá lớn, màu xanh thẫm. B. phiến lá lớn, màu xanh nhạt. C. phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh nhạt. D. phiến lá nhỏ, hẹp, màu xanh thẫm. Câu 4. Hiện tượng tỉa cành tự nhiên là A. hiện tượng cành mọc trong rừng có tán lá hẹp, ít cành. B. cành chỉ tập trung ở phần ngọn cây, các cành cây phía dưới sớm bị rụng. C. cây trồng tỉa bớt các cành ở phía dưới. D. hiện tượng cây mọc trong rừng có thân cao, mọc thẳng. Câu 5. Cây sống ở nơi khô hạn thường có những đặc điểm A. lá biến thành gai, lá có phiến mỏng. B. lá và thân cây tiêu giảm. C. cơ thể mọng nước, bản lá rộng. D. có cơ thể mọng nước, hoặc lá và thân cây tiêu giảm, lá biến thành gai. Câu 6. Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó mà cá được đưa đi xa là mối quan hệ A. hội sinh. B. cộng sinh. C. Sinh vật ăn sinh vật khác. D. cạnh tranh. Câu 7. Động vật sống ở vùng có nhiệt độ thấp thường có đặc điểm A. lớp mỡ mỏng. B. lớp lông rộng, lớp mỡ dày. C. lông thưa. D. da khô. Câu 8. Cân bằng sinh học là hiện tượng số lượng cá thể trong quần xã A. tăng dần do sinh sản. B. luôn thay đổi theo môi trường. C. giảm dần. D. được khống chế ở một mức độ phù hợp với môi trường sống. Câu 9. Dấu hiệu nào sau đây là đặc trưng của một quần thể sinh vật? A. Mật độ. B. Độ đa dạng. C. Loài đặc trưng. D. Loài ưu thế. Câu 10. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã. C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. D. Số lượng, thành phần loài trong quần xã. Trang 1/3 - Mã đề A
  2. Câu 11. Biểu đồ tháp tuổi ở quần thể sinh vật có mấy dạng? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12. Khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể là ý nghĩa sinh thái của nhóm tuổi A. sơ sinh. B. trước sinh sản. C. sinh sản. D. sau sinh sản. Câu 13. Hiện tượng khống chế sinh học có thể xảy ra giữa các quần thể nào dưới đây? A. Quần thể ếch đồng và quần thể chim sẻ. B. Quần thể sâu và quần thể bọ ngựa. C. Quần thể chim sẻ và quần thể chim chào mào. D. Quần thể các chép và quần thể cá rô. Câu 14. Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể sinh vật? A. Tập hợp cá thể rắn, cú mèo sống trong một khu rừng. B. Rừng cây thông phân bố ở Đông Bắc Việt Nam. C. Các cá thể chuột đồng sống ở 3 xã cách xa nhau. D. Tập hợp cá chép, cá rô sống chung 1 ao. Câu 15. Chỉ số thể hiện mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã là A. độ nhiều. B. độ thường gặp. C. độ tập trung. D. độ đa dạng. II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 16. (2 điểm) Ưu thế lai là gì? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì? Câu 17. (2 điểm) Trong một hệ sinh thái gồm các quần thể sinh vật sau: gà, cáo, hổ, cỏ, thỏ, mèo rừng, dê, vi sinh vật a. Hãy thành lập lưới thức ăn và chỉ ra mắc xích chung của lưới thức đó. b. Chỉ ra các thành phần sinh vật trong lưới thức ăn trên. Câu 18. (1 điểm) Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng? BÀI LÀM ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trang 2/3 - Mã đề A
  3. ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… Trang 3/3 - Mã đề A
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2