intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:16

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn hãy tham khảo và tải về “Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông” sau đây để biết được cấu trúc đề thi cũng như những nội dung chính được đề cập trong đề thi để từ đó có kế hoạch học tập và ôn thi một cách hiệu quả hơn. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2022-2023 có đáp án - Trường PTDTBT TH Púng Luông

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN MÙ CANG CHẢI TRƯỜNG PTDTBT TH PÚNG LUÔNG ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 5 MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2022 - 2023 Ma trận câu hỏi đề kiểm tra giữa học kì II môn Tiếng Việt lớp 5 Mức Mức Mức Tổng Chủ Mức 1 TT 2 3 4 đề TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc Số 1 2 1 3 1 hiểu câu Câu 1 văn 1 4,5 6 1,4,5 6 số bản Số 0.5 2.0 1.0 2.5 1.0 điểm Số 2 1 1 2 2 Kiến câu thức Câu 2 tiếng 2,3 8 7 2,3 7,8 Việt số Số 1.5 1.0 1,0 1.5 2.0 điểm Tổng 3 2 2 1 5 3 số câu 3 Tổng 4.0 số 2.0 2.0 2.0 1.0 3.0 điểm
  2. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II - LỚP 5 NĂM HỌC 2022-2023 Môn: Tiếng Việt I. Kiểm tra đọc 1. Đọc thành tiếng: Giáo viên cho học sinh lần lượt bốc thăm các bài tập đọc đã học từ tuần 19 đến tuần 27 SGK Tiếng Việt 5/tập 2. Đọc một đoạn và trả lời câu hỏi theo nội dung của bài. 2. Đọc hiểu và kiến thức Tiếng Việt Phần 1: Trắc nghiệm Đọc thầm bài văn sau, dựa vào nội dung bài đọc và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi và bài tập bên dưới: Rừng đước Rừng đước mênh mông. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Tuy mặt đất lầy nhẵn thín nhưng không có một cọng cỏ mọc. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi, và bóng nắng chiếu xuyên qua những tầng lá dày xanh biếc, soi lỗ chỗ trên lượt bùn mượt mà vàng óng li ti vết bàn chân của những con dã tràng bé tẹo. Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ. Nguyễn Thi Câu 1 ( 0,5 điểm) : Hãy khoanh tròn vào trước ý đúng: Cây đước có những đặc điểm gì nổi bật so với những cây khác? A. Rừng đước mênh mông. B. Đước mọc chen nhau trên vùng đất ngập nước. C. Chỉ có vài chiếc lá rụng mà nước triều lên chưa kịp để cuốn đi. D. Cây đước mọc dài tăm tắp, rễ cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay. Câu 2: ( 0,5 điểm) Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô vuông. Hoạt động của con người trong đoạn văn được miêu tả là gì? Những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất Năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Vết chân của những con dã tràng bé tẹo Trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ
  3. Câu 3 ( 1điểm) Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng: Bài văn tả rừng đước lúc nước thủy triều như thế nào? Lúc nước triều lên. Lúc nước triều xuống. Cả lúc nước triều lên và lúc nước triều xuống Nước triều không lên không xuống Câu 4 ( 1 điểm): Nối cột A với hình ảnh so sánh ở cột B sao cho thích hợp: Câu 5 ( 1 điểm ): Em hãy khoanh vào từ ngữ có tác dụng nối các câu trong đoạn văn sau: “Những buổi triều lên, nước chỉ ngập quá gối thôi, chúng tôi năm bảy đứa rủ nhau đi bắt vọp, bắt cua. Rồi trên đường về thường đuổi nhau chui qua những cánh tay đước, móc bùn ném nhau, té nước và reo hò ầm ĩ.” Câu 6 ( 1 điểm ): Rễ cây đước có đặc điểm gì? …………………………………………………………………………………………. Câu 7( 1 điểm ): Từ “nó” trong câu thứ hai thay thế cho từ nào trong câu thứ nhất, có thể thay từ “nó” bằng từ nào khác? Viết ý của em vào chỗ chấm. “Cây đước mọc dài tăm tắp, cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất.” Từ “nó” thay thế cho từ: ................................................................................................................................ Có thể thay thừ “nó” bằng từ.......................................................................................................................... Câu 8 ( 1 điểm ): Theo em, chúng ta cần làm gì để bảo vệ rừng? Viết câu trả lời của em vào chỗ chấm:
  4. ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................ II. Kiểm tra viết. 1. Chính tả (nghe-viết) Sức mạnh của Toán học Toán học có sức mạnh rất to lớn. Nhờ có Toán học, người ta đã phát minh ra những điều thật kì diệu. Niu- tơn đã tìm ra những định luật kì diệu giúp con người vén bức màn bí ẩn của thiên nhiên. La- voa- di- ê đã phát minh ra định luật bảo toàn vật chất vĩ đại. Cô- péc- nic đã xây dựng nên học thuyết cho rằng Trái Đất và các hành tinh khác quay quanh Mặt Trời. Thậm chí, chỉ bằng tính toán, người ta đã tìm ra một hành tinh của Hệ Mặt Trời. II. Tập làm văn Tả một đồ vật mà em yêu thích.
  5. ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ II LỚP 5 - MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC: 2022 - 2023 A. KIỂM TRA ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3,0 điểm) * GV cho HS đọc một đoạn văn (khoảng 112 tiếng/phút) và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đó, trong các bài tập đọc trên. 1. Kiểm tra đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe nói (kiểm tra từng cá nhân): 3,0 điểm * Mục tiêu : nhằm kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra kĩ năng nghe nói (học sinh trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc). Nội dung kiểm tra : + HS đọc một đoạn văn trong các bài tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt lớp 5 một đoạn văn có trong sách giáo khoa (do GV lựa chọn và chuẩn bị trước, ghi rõ tên bài, đoạn đọc và số trang vào phiếu cho từng học sinh bốc thăm rồi đọc thành tiếng) + HS trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn đọc do giáo viên nêu ra. * Thời gian kiểm tra : GV kết hợp kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS qua các tiết Ôn tập giữa học kì. * Cách đánh giá, cho điểm : - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm : 1,0 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng) : 1,0 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc : 1,0 điểm 2. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt ( 7 điểm ) Câu 1: Khoanh vào D: Cây đước mọc dài tăm tắp…… Câu 2: Theo thứ tự từ trên xuống dưới: S – Đ – S – Đ Câu 3: Đánh X vào ô thứ nhất: Lúc nước triều lên. Câu 4 +) Hình ảnh so sánh là: Cây nào cây nấy thẳng như cây nến khổng lồ. Rễ tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Câu 5: Khoanh vào từ: Rồi Câu 6 : Rễ cây đước có đặc điểm: Rễ nó cao từ ba bốn thước tua tủa giương ra chung quanh như những cánh tay từ trong thân cây thò ra bám đất. Câu 7: Từ “nó” thay thế cho từ “cây đước”, có thể thay từ “nó” bằng từ “chúng” Câu 8: Để bảo vệ rừng chúng ta cần khai thác rừng hợp lý. Không phá rừng làm nương. II. Kiểm tra viết ( 10 điểm )
  6. 1. Chính tả Nghe - viết ( 2 điểm ) - Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp: 2 điểm. - Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh hoặc không viết hoa đúng quy định ): trừ 0,25 điểm - Nếu bài viết có chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách giữa các chữ, hoặc trình bày bẩn: trừ 0,25 điểm toàn bài viết. 2. Tập làm văn( 8 điểm ) * Đảm bảo các yêu cầu sau : TT Thành phần Mức điểm 1 Mở bài 1 Nội dung 1,5 2 Thân bài Kỹ năng 1,5 Cảm xúc 1 3 Kết bài 1 4 Chữ viết, chính tả 0,5 5 Dùng từ, đặt câu 0,5 6 Sáng tạo 1
  7. B. Kiểm tra viết: 10 điểm I. Viết chính tả: 2 điểm Cho học sinh viết chính tả (Nghe – viết) bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân (Sách TV lớp 5, tập 2, trang 83-84), viết đoạn Hội thi bắt đầu ... bắt đầu thổi cơm. Thời gian viết là 15 phút. Chấm điểm: Bài viết sai không quá 5 lỗi được 2 điểm, sai trên 5 lỗi thì trừ mỗi lỗi 0,5 điểm. II. Tập làm văn: 8 điểm Thời gian làm bài: 35 phút. Yêu cầu chung của bài văn là: Viết đúng đề bài; bố cục rõ ràng; dùng từ đặt câu hợp lý; nội dung chặt chẽ; Vận dụng các hình ảnh nhân hóa, so sánh, từ gợi tả… Chữ viết rõ ràng; trình bày sạch sẽ. Bài tham khảo: Tả chiếc đồng hồ báo thức Trong căn phòng của em có rất nhiều đồ đạc có những công dụng khác nhau: chiếc đèn học giúp em học bài mỗi tối để em không bị cận, giá sách giúp em giữ những cuốn sách của mình để không bao giờ bị mất hay lộn xộn… Trong số tất cả, em thích nhất là chiếc đồng hồ báo thức đã đi theo em từ ngày em học lớp Một. Chiếc đồng hồ ấy là món quà mẹ đã mua tặng cho em nhân ngày em vào lớp Một. Em đặt nó nằm cẩn thận trên chiếc tủ gỗ đầu giường để tiện cho việc thức dậy đúng giờ mỗi buổi sáng. Nhờ có nó mà em chẳng bao giờ dậy muộn nữa. Chiếc đồng hồ được làm bằng nhựa nên rất nhẹ và dễ cầm nhưng em luôn rất cẩn thận và nâng niu nó, chẳng mấy khi cầm nó lên mà đùa nghịch cả bởi em vẫn luôn nhớ mẹ nói rằng đồng hồ làm từ nhựa nên cũng dễ vỡ lắm, chỉ cần rơi xuống đất thôi là nó sẽ hỏng hóc ngay. Chiếc đồng hồ có màu chủ đạo là màu xanh nước biển pha màu xanh da trời khiến em có cảm giác mỗi lần nhìn vào đều rất thoải mái và yên bình bởi màu xanh ấy là màu tượng trưng cho hòa bình mà. Đồng hồ có mặt hình tròn màu trắng rất sáng sủa và được trang trí đơn giản nhưng chính vì thế lại vô cùng dễ nhìn, dễ quan sát. Những con số trên mặt đồng hồ không phải là những chữ số La Mã như chiếc ở dưới phòng khách nhà em mà là những chữ số quen thuộc em vẫn thấy hằng ngày, rất dễ nhìn và nhận biết giờ giấc. Những con số ấy có màu đen đậm nên dù có bị cận nhưng em vẫn nhìn được khá rõ chúng. Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ bằng kim loại sáng bóng để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Ở gần dưới là phần đựng pin. Chỉ cần tháo nắp ra là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng. Chiếc
  8. đồng hồ này chạy bằng pin, mỗi khi hết pin là em lại thay pin cho nó, kim giây, kim giờ, kim phút lại làm việc chăm chỉ như ngày nào. Kim giờ, kim phút, kim giây được em ví thành những người thân trong gia đình đồng hồ và gọi chúng bằng cái tên vô cùng dí dỏm đáng yêu: kim giây chạy nhanh nhất chính là bé út trong nhà, kim phút chạy nhanh hơn là anh, còn kim giờ - kim chạy chậm nhất chính là bác lớn. Mỗi buổi sớm, cứ đúng 6 giờ là đồng hồ lại vang lên tiếng chuông đánh thức, kéo em tỉnh dậy khỏi giấc mơ say nồng. Em thích âm thanh ấy lắm bởi nó to vừa phải và không quá chói tai. Mỗi cuối tuần, em đều nhờ bố kiểm tra chiếc đồng hồ để xem nó có hỏng hóc gì không để còn cứu chữa kịp thời nữa. Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn chăm chỉ và nghiêm khắc của em mỗi sớm. Em rất thích chiếc đồng hồ này bởi nó không chỉ giúp em thức giấc đúng giờ mà còn là món quà của mẹ dành tặng cho em nữa. Em sẽ bảo vệ nó cẩn thận để nó không bị hỏng hóc gì. >> Chi tiết: Tả chiếc đồng hồ báo thức Hay nhất 3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Đề 3 I. ĐỌC THÀNH TIẾNG: (3 điểm) Giáo viên kiểm tra từng học sinh vào các tiết ôn tập từ tuần 19 đến tuần 26. II. ĐỌC HIỂU: (7 điểm) 1. Đọc thầm câu chuyện sau NGƯỜI CHẠY CUỐI CÙNG Cuộc thi chạy hàng năm ở thành phố tôi thường diễn ra vào mùa hè. Nhiệm vụ của tôi là ngồi trong xe cứu thương, theo sau các vận động viên, phòng khi có ai đó cần được chăm sóc y tế. Khi đoàn người tăng tốc, nhóm chạy đầu tiên vượt lên trước. Chính lúc đó hình ảnh một người phụ nữ đập vào mắt tôi. Tôi biết mình vừa nhận diện được “người chạy cuối cùng”. Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. Kể từ hôm đó, mỗi khi gặp phải tình huống quá khó khăn, tưởng như không thể làm được, tôi lại nghĩ đến “người chạy cuối cùng”. Liền sau đó mọi việc trở nên nhẹ nhàng đối với tôi. Sưu tầm Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu: Câu 1: (0,5 điểm) Cuộc thi chạy hàng năm diễn ra vào thời gian nào? A. Mùa hè B. Mùa đông C. Mùa xuân D. Mùa thu Câu 2: (0,5 điểm) Nhiệm vụ của nhân vật “tôi” trong bài là: A. Đi thi chạy. B. Đi cổ vũ. C. Đi diễu hành.
  9. D. Chăm sóc y tế cho vận động viên. Câu 3: (0,5 điểm) Sau cuộc thi chạy, tác giả nghĩ đến ai khi gặp khó khăn? A. Mẹ của tác giả B. Bố của tác giả C. Người chạy cuối cùng D. Giáo viên dạy thể dục của tác giả Câu 4: (0,5 điểm) “Người chạy cuối cùng” trong cuộc đua có đặc điểm gì? A. Là một em bé với đôi chân tật nguyền B. Là một người phụ nữ có đôi chân tật nguyền. C. Là một cụ già yếu ớt cần sự giúp đỡ D. Là một người đàn ông mập mạp Câu 5: (1 điểm) Nội dung chính của câu chuyện là gì? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 6: (1 điểm) Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Câu 7: (0,5 điểm) Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ in đậm trong câu sau: “Cô giáo đã giúp tôi hiểu rõ ý nghĩa phức tạp của việc cho và nhận.” A. đơn giản B. đơn điệu C. đơn sơ D. đơn thân Câu 8: (0,5 điểm) Từ “băng” trong các từ “băng giá, băng bó, băng qua” có quan hệ với nhau như thế nào? A. Đó là một từ nhiều nghĩa. B. Đó là những từ trái nghĩa C. Đó là những từ đồng nghĩa. D. Đó là những từ đồng âm Câu 9: (1 điểm) Trong câu ghép “Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén nhưng thân hình nó thì sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm” có mấy vế câu? Các vế câu được nối với nhau bằng cách nào? A. Một vế câu. Nối với nhau bằng cách B. Hai vế câu. Nối với nhau bằng cách C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách D. Bốn vế câu. Nối với nhau bằng cách Câu 10: (1 điểm) Đặt câu ghép thể hiện mối quan hệ a. Nguyên nhân - kết quả ....................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... b. Tăng tiến: ........................................................................................................................................ ......................................................................................................................................... B. Kiểm tra viết I. Chính tả (2 điểm)
  10. Người chạy cuối cùng Bàn chân chị ấy cứ chụm vào mà đầu gối cứ đưa ra. Đôi chân tật nguyền của chị tưởng chừng như không thể nào bước đi được, chứ đừng nói là chạy. Nhìn chị chật vật đặt bàn chân này lên trước bàn chân kia mà lòng tôi tự dưng thở dùm cho chị, rồi reo hò cổ động cho chị tiến lên. Người phụ nữ vẫn kiên trì tiến tới, quả quyết vượt qua những mét đường cuối cùng. Vạch đích hiện ra, tiếng người la ó ầm ĩ hai bên đường. Chị chầm chậm tiến tới, băng qua, giật đứt hai đầu sợi dây cho nó bay phấp phới sau lưng tựa như đôi cánh. II. Tập làm văn (8 điểm) Đề bài: Hãy tả một đồ vật hoặc một món quà có ý nghĩa sâu sắc với em! Đáp án đề ôn tập giữa học kì 2 lớp 5 môn Tiếng Việt A. PHẦN ĐỌC I. Đọc thành tiếng (3 điểm) Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS, đánh giá cho điểm dựa vào yêu cầu sau: - Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm - Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm - Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm II. Đọc hiểu (7 điểm) Câu 1: 0,5 điểm: A Câu 2: 0,5 điểm: D Câu 3: 0,5 điểm: C Câu 4: 0,5 điểm: B Câu 5: 1 điểm: Ca ngợi người phụ nữ có đôi chân tật nguyền có nghị lực và ý chí đã giành chiến thắng trong cuộc thi chạy Câu 6: 1 điểm: HS trả lời theo ý hiểu VD: Em học được bản thân luôn cần phải nỗ lực vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Câu 7: 0,5 điểm: A Câu 8: 0,5 điểm: D Câu 9: 1 điểm C. Ba vế câu. Nối với nhau bằng cách dùng quan hệ từ “nhưng” và dấu phẩy. Câu 10: 1 điểm: - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ nguyên nhân - kết quả VD. Vì Lan chăm chỉ học nên bạn đã đạt kết quả cao trong kì thi khảo sát vừa rồi. - 0,5 điểm: Viết đúng câu có sử dụng quan hệ từ chỉ mối quan hệ tăng tiến VD. Mẹ em không chỉ yêu thương em mà còn còn giúp em trong học tập để em có kết quả tốt B. PHẦN VIẾT I. Chính tả (2 điểm) - Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm.
  11. II. Tập làm văn (8 điểm) Điểm thành Mức điểm TT phần 1,5 1 0,5 0 - Giới thiệu được đồ vật - Không có định tả một cách - Giới thiệu câu giới thiệu gián tiếp. được đồ vật 1 Mở bài (1 điểm) hoặc không - Chỉ ra được định tả. nêu được đồ điểm khác biệt vật định tả. với những đồ vật khác. Thân bài - Miêu tả (4 điểm) bao quát - Miêu tả những đặc được đặc điểm tiêu điểm bao - Không biết biểu của đồ quát tiêu - Miêu tả cách miêu tả. vật đó biểu của đồ được đặc Nội dung - Miêu tả vật đó điểm bao 2a (1,5 điểm) được đặc quát của đồ - Không nêu điểm riêng vật đó được kỉ niệm của đồ vật. - Nêu được gắn liền với - Nêu được kỉ niệm gắn đồ vật đó. kỉ niệm gắn liền với đồ liền với đồ vật đó. vật đó. - Các chi tiết miêu tả được sắp xếp theo - Các chi tiết - Các chi tiết trình tự hợp miêu tả được miêu tả được - Các chi tiết lí sắp xếp theo sắp xếp theo miêu tả được Kĩ năng trình tự chưa 2b trình tự khá sắp xếp theo (1,5 điểm) - Câu văn hợp lí hợp lí. trình tự chưa giàu hình - Câu văn - Câu văn có hợp lí ảnh có sử chưa có hình hình ảnh. dụng biện ảnh. pháp nghệ thuật. 2c Cảm xúc - Thể hiện - Thể hiện - Thể hiện Chưa nêu (1 điểm) được tình được tình tình cảm của tình cảm đối cảm chân cảm của bản bản thân đối với đồ vật thành của thân đối với với đồ vật đó đó. bản thân và đồ vật đó. còn mờ nhạt, ảnh hưởng chưa rõ ràng. của đồ vật
  12. đó đến mình. - Viết được kết bài mở rộng với cảm xúc chân thành, ảnh - Viết được hưởng của đồ kết bài với - Không có 3 Kết bài (1 điểm) vật đó tới bản cảm xúc chân phần kết bài thân, Trách thành. nhiệm của bản thân với đồ vật đó. - Chữ viết - Chữ viết không rõ ràng, đúng kiểu, không đúng Chữ viết, chính tả đúng cỡ, rõ 4 cỡ, đúng kiểu, (0,5 điểm) ràng, có từ 0 sai từ 4 lỗi - 3 lỗi chính chính tả trở tả lên. Có từ 0-3 lỗi Có hơn 4 lỗi Dùng từ, đặt câu (0,5 5 dùng từ, đặt dùng từ, đặt điểm) câu câu. Bài văn đạt 2 trong 4 yêu cầu sau: - Có ý độc đáo. - Miêu tả có Bài văn đạt 1 Bài văn không hình ảnh. 6 Sáng tạo (1 điểm) trong 4 yêu đạt yêu cầu đã - Cách dùng từ cầu đã nêu. nêu. và đặt câu thể hiện được cảm xúc. - Diễn đạt tự nhiên. 4. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 5 Đề 4 A. Bài kiểm tra Đọc, Nghe và Nói – Kiến thức tiếng Việt (10 điểm) I. Đọc thành tiếng (3 điểm) - Ở mục này, các em có thể đọc một đoạn trích trong bài Tập đọc đã học trong SGK Tiếng Việt 5, tập 2 và trả lời câu hỏi hoặc đọc một đoạn văn thích hợp ở ngoài SGK. - Đề không trình bày nội dung của phần Đọc thành tiếng. AI. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) Đọc bài sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới: Giá trị của tình bạn Ben là thần đồng âm nhạc. Từ bé, cậu đã được mẹ mình - một nhạc công chuyên nghiệp dạy chơi pi- a- nô. Cậu chơi đàn với một niềm say mê và tình yêu mãnh liệt
  13. dành cho âm nhạc. Cậu đã đạt được rất nhiều giải thưởng và trở thành thần tượng của nhiều người. Khi sự nghiệp của Ben đang lên như diều thì một biến cố lớn xảy ra: mẹ cậu qua đời vì bạo bệnh. Sự ra đi của người thân duy nhất ấy khiến Ben rơi vào đáy sâu tuyệt vọng. Cậu chìm trong đau khổ, đến mức đôi tai không thể cảm nhận được âm thanh tiếng đàn. Cậu dần dần rời bỏ âm nhạc trong sự bế tắc. La- la là một cô bé vô cùng ngưỡng mộ tài năng âm nhạc của Ben. Cô vẫn dõi theo cuộc sống của thần tượng mình và vô cùng buồn bã khi Ben không thể chơi đàn. Cô quyết tâm vực dậy cuộc sống của Ben, đưa cậu trở lại với âm nhạc. Hàng ngày, cô gặp gỡ, trò chuyện, động viên Ben, cô kề vai sát cánh bên Ben trong những buổi tập nhọc nhằn. Cô cùng Ben nghe những bản nhạc để đưa cậu trở về với âm thanh, cũng chính cô là động lực để Ben đăng kí tham gia cuộc thi pi- a- nô dành cho lứa tuổi 15. Cô hứa với Ben rằng, mình sẽ là một khán giả cổ vũ hết mình cho Ben khi cậu thi. Vào ngày thi, Ben bước lên sân khấu với một niềm tin mãnh liệt rằng đâu đó trong hàng ngàn khán giả dưới kia, có một đôi mắt tin yêu đang dõi theo mình, có một đôi tai đang chờ đợi bản nhạc của mình. Và cậu đã say mê chơi nhạc… bản nhạc tuyệt đẹp cho tình bạn. Em hãy trả lời mỗi câu hỏi, làm mỗi bài tập theo một trong hai cách sau: - Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời em chọn. - Viết ý kiến của em vào chỗ trống. Câu 1. Điều gì xảy ra đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp âm nhạc của Ben? (M1- 0,5 điểm) A. Mẹ của Ben qua đời. B. Cậu bị mất thính lực C. Cậu bị hỏng thi. D. Gia đình cậu bị phá sản. Câu 2. Sau biến cố đó, cậu trở nên như thế nào? (M1- 0,5 điểm) A. Cậu không còn muốn tiếp xúc với ai nữa. B. Cậu không còn dành tình yêu cho âm nhạc nữa. C. Cậu đau khổ đến mức không thể nghe được âm thanh tiếng đàn. D. Cậu không còn người hướng dẫn tập đàn nữa. Câu 3. La- la đã làm gì để Ben trở lại với âm nhạc? (M2- 0,5 điểm) A. Cô hỗ trợ tài chính cho Ben. B. Cô luôn ở bên và động viên Ben. C. Cô tìm thầy dạy giỏi cho Ben. D. Cô đăng kí cho Ben tham dự một cuộc thi âm nhạc. Câu 4. Vì sao bản nhạc Ben chơi trong ngày thi được cho là bản nhạc tuyệt đẹp của tình bạn? (M2- 0,5 điểm) A. Vì tình bạn là động lực khiến cậu cố gắng. B. Vì có nhiều người bạn đến cổ vũ cho cậu. C. Vì cậu chơi bản nhạc nói về tình bạn. D. Vì bạn bè là người gần gũi nhất với cậu. Câu 5. Em hãy nêu ý nghĩa của câu chuyện? (M3- 1,0 điểm) …………………………………………………………………………………
  14. Câu 6. Theo em, tình bạn có vai trò như thế nào trong cuộc sống của con người? (M4- 1,0 điểm) ………………………………………………………………………………… Câu 7. Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống. (M3- 0,5 điểm) Các ca sĩ luôn giữ gìn hình ảnh của mình trước … A. công dân B. công chúng C. công nhân D. người dân Câu 8. Từ ngữ nào dưới đây có thể thay thế cho từ in đậm để hai câu văn không bị lặp từ? (M2- 0,5 điểm) Ben là một thần đồng âm nhạc. Ben đã dành rất nhiều thời gian để chơi đàn. A. Cậu B. Mình C. Chàng D. Nó Câu 9. Điền cặp quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống trong câu dưới đây: (M3- 1,0 điểm) a) … Ben chơi nhạc với một niềm say mê … bạn còn chơi với một tình yêu mãnh liệt. b)… sức mạnh của tình bạn … Ben đã vượt qua nỗi đau để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Câu 10. Thêm một vế câu để tạo thành câu ghép. (M4- 1,0 điểm) Mẹ là người em yêu thương nhất nên … B. Kiểm tra viết (10 điểm) 1. Chính tả nghe – viết (2 điểm) Theo BÁCH KHOA CHUYỆN LẠ THẾ GIỚI 2. Tập làm văn (8 điểm) Hãy viết một đoạn văn tả một người bạn đang kể chuyện hoặc đang hát, đang chơi đàn. Đáp án Đề ôn thi giữa học kì 2 Tiếng việt 5 A. Kiểm tra đọc I. Đọc thành tiếng (3 điểm) AI. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (7 điểm) 1. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 2. Chọn câu trả lời C: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác C: 0 điểm 3. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 4. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 5. Gợi ý: Câu chuyện đề cao tình bạn giữa Ben và La- la. Cô bé đã giúp Ben vượt qua nỗi đau của bản thân để tiếp tục hành trình chinh phục âm nhạc của mình. Tình bạn có sức mạnh thật kì diệu. 6. Gợi ý:
  15. Tình bạn là một trong những thứ tình cảm quý giá nhất của con người. Ai cũng cần phải có bạn bè, đặc biệt là những người bạn tốt, để có thể cùng nhau học hành, cùng nhau chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. 7. Chọn câu trả lời B: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác B: 0 điểm 8. Chọn câu trả lời A: 0,5 điểm; chọn câu trả lời khác A: 0 điểm 9. - Điền đúng cặp quan hệ từ: 1,0 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm) - Không xác định được cặp quan hệ từ: 0 điểm Gợi ý: a) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ tăng tiến giữa hai vế câu ghép: Chẳng những … mà; Không những … mà b) Cần điền cặp từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả giữa hai vế câu ghép: Nhờ … mà 10. - Viết thành câu theo yêu cầu: 1,0 điểm - Viết thành câu nhưng việc dùng từ chưa chính xác: 0,5 điểm - Viết câu trả lời chưa thành câu: 0 điểm Gợi ý: Mẹ là người em yêu thương nhất nên em luôn phấn đấu học tốt để mẹ vui lòng. B. Kiểm tra viết I. Chính tả nghe – viết (2 điểm) II. Tập làm văn (8 điểm) Tham khảo: Trong buổi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, lớp em đóng góp rất nhiều tiết mục hay và đặc sắc. Trong đó em ấn tượng nhất với tiết mục văn nghệ vừa đàn vừa hát của bạn Phương Anh. Em không những yêu thích giọng hát truyền cảm mà còn đặc biệt ngưỡng mộ tài chơi đàn của bạn. Em say sưa thưởng thức và ngắm nhìn từng cử chỉ, động tác nhẹ nhàng của bạn. Bắt đầu tiết mục, Phương Anh ngồi ngay ngắn, thẳng nốt đồ giữa đàn, hai chân vắt chéo vào nhau. Những ngón tay nhỏ nhắn, mềm mại khum khum tròn lại và nhẹ nhàng lướt trên từng phím đàn. Những âm thanh trong trẻo, nhịp nhàng, điêu luyện vang lên. Bạn vừa đánh đàn vừa đung đưa người và cất lời hát du dương. Bản nhạc trầm bổng dẫn người nghe vào một thế giới đầy cảm xúc. Phương Anh kết thúc tiết mục trong sự cảm phục và ngưỡng mộ của đông đảo thầy cô và bạn bè. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng việt lớp 5 bao gồm 4 phần: Đọc thành tiếng, Đọc hiểu và trả lời câu hỏi, Chính tả, Tập làm văn có đáp án chi tiết cho từng dạng bài tập cho các em học sinh tham khảo ôn tập. 5. Đề thi giữa học kì 2 lớp 5 M
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1