intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương” được chia sẻ nhằm giúp các bạn học sinh ôn tập, làm quen với cấu trúc đề thi và các dạng bài tập có khả năng ra trong bài thi sắp tới. Cùng tham khảo và tải về đề thi này để ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp diễn ra nhé! Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 11 năm 2022-2023 - Trường THPT Dĩ An, Bình Dương

  1. TRƯỜNG THPT DĨ AN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2022 – 2023 TỔ VẬT LÝ MÔN: VẬT LÝ 11 Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian phát đề) (Đề thi có 04 trang) Mã đề 113 Họ và tên học sinh: ..................................................... Số báo danh: ................... A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: Câu 1: Đường sức từ của dòng điện gây ra bởi A. dòng điện tròn là những đường tròn. B. dòng điện tròn là những đường thẳng song song và cách đều nhau. C. dòng điện trong ống dây đi ra từ cực Bắc, và đi vào cực Nam của ống dây đó. D. dòng điện thẳng là những đường thẳng song song với dòng điện. Câu 2: Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 2. D. Hình 1. Câu 3: Từ thông qua một diện tích S không phụ thuộc yếu tố nào sau đây? A. Góc tạo bởi pháp tuyến và véc tơ cảm ứng từ. B. Nhiệt độ môi trường. C. Diện tích khung dây đang xét. D. Độ lớn cảm ứng từ. Câu 4: Gọi N là số vòng dây, ℓ là chiều dài, S là tiết diện của ống dây. Công thức tính độ tự cảm của ống dây đặt trong không khí là N2 N2 A. L = 4π. 10−7 S. B. L = 4π. 10−7 2 S. l l C. L = 4π.10-7.N2.S. D. L = 4π.10-7nS. Câu 5: Khi có dòng điện 1 A chạy qua ống dây có 10 vòng thì từ thông riêng qua ống là 0,8 Wb. Hệ số tự cảm của ống dây là A. 0,8 H B. 0,08 H C. 0,008 H D. 80 H Câu 6: Định luật Len – xơ cho phép ta xác định A. chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch. B. độ lớn dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch. C. độ biến đổi từ thông qua mạch. D. độ lớn suất điện động cảm ứng trong mạch. Câu 7: Chọn phát biểu đúng. Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ. A. Lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. B. Lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. C. Lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. D. Lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. Câu 8: Trong hệ SI, đơn vị của từ thông là 1/4 - Mã đề 113
  2. A. Vêbe (Wb). B. Vôn (V). C. Ampe (A). D. Tesla (T). Câu 9: Đơn vị của suất điện động tự cảm là A. Henry (H). B. Vôn/mét (V/m). C. Vôn (V). D. Ampe/giây (A/s). Câu 10: Hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 32 cm trong không khí, cường độ dòng điện chạy trên dây một là I1 = 5 A, cường độ dòng điện chạy trên dây hai là I2. Điểm M nằm trong mặt phẳng 2 dòng điện, ngoài khoảng 2 dòng điện và cách dòng I2 8 cm. Để cảm ứng từ tại M bằng không thì dòng điện I2 có A. cường độ I2 = 2 A và ngược chiều với I1. B. cường độ I2 = 1 A và ngược chiều với I1. C. cường độ I2 = 2 A và cùng chiều với I1. D. cường độ I2 = 1 A và cùng chiều với I1. Câu 11: Tại một điểm cách một dây dẫn thẳng dài vô hạn mang dòng điện 5 A thì có cảm ứng từ 0,4 μT. Nếu cường độ dòng điện trong dây dẫn tăng thêm 10 A thì cảm ứng từ tại điểm đó có giá trị là A. 1,2 μT. B. 1,6 μT. C. 0,8 μT. D. 0,2 μT. Câu 12: Một ống dây có độ từ cảm L = 0,1 H, nếu cho dòng điện qua ống dây biến thiên đều với tốc độ 200 A/s thì trong ống dây xuất hiện suất điện động tự cảm bằng A. 0,1 kV B. 2 kV C. 10 V D. 20 V Câu 13: Xác định chiều dòng điện cảm ứng trong vòng dây kín khi nhìn vào mặt trên trong trường hợp cho nam châm rơi thẳng đứng xuyên qua tâm vòng dây giữ cố định như hình vẽ. A. Lúc đầu dòng điện ngược kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều cùng chiều kim đồng hồ. B. Dòng điện cảm ứng cùng kim đồng hồ. C. Lúc đầu dòng điện cùng kim đồng hồ, khi nam châm xuyên qua đổi chiều ngược chiều kim đồng hồ. D. Không có dòng điện cảm ứng trong vòng dây. Câu 14: Chọn phát biểu đúng. A. Hiện tượng tự cảm không xảy ra ở các mạch điện xoay chiều. B. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của từ trường bên ngoài mạch điện. C. Hiện tượng tự cảm không phải là hiện tượng cảm ứng điện từ. D. Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. Câu 15: Một electron chuyển động với vận tốc 2.106 m/s vào trong từ trường đều B = 0,01T chịu tác dụng của lực Lo-ren-xơ 16.10-16 N. Góc hợp bởi véctơ vận tốc và hướng đường sức từ trường là A. 300. B. 450. C. 600. D. 900. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khi có sự biến đổi từ thông qua mặt giới hạn bởi một mạch điện, thì trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ. B. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra luôn ngược chiều với chiều của từ trường đã sinh ra nó. C. Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. D. Dòng điện xuất hiện khi có sự biến thiên từ thông qua mạch điện kín gọi là dòng điện cảm ứng. Câu 17: Hai dây dẫn thẳng dài đặt vuông góc với nhau, rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau và có chiều như hình vẽ. Dòng điện chạy trong hai dây dẫn có cùng cường độ. Những vùng nào có từ trường mạnh nhất? A. Vùng 1 và 2. B. Vùng 3 và 4. 2/4 - Mã đề 113
  3. C. Vùng 2 và 4. D. Vùng 1 và 3. Câu 18: Điều nào sau đây không đúng khi nói về hiện tượng cảm ứng điện từ? A. Trong hiện tượng cảm ứng điện từ, từ trường có thể sinh ra dòng điện. B. Dòng điện cảm ứng trong mạch chỉ tồn tại khi có từ thông biến thiên qua mạch. C. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín nằm yên trong từ trường không đổi. D. Dòng điện cảm ứng có thể tạo ra từ từ trường của dòng điện hoặc từ trường của nam châm vĩnh cửu. Câu 19: Một dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn có cường độ 10 A đặt trong chân không sinh ra một từ trường có độ lớn cảm ứng từ tại điểm cách dây dẫn 50 cm là A. 4.10-6 T. B. 5.10-7 T. C. 3.10-7 T. D. 2.10-7/5 T. Câu 20: Chọn câu sai? Đường sức của từ trường A. là những đường cong kín. B. là những đường mà tiếp tuyến với nó trùng với hướng của từ trường tại điểm đó. C. không cắt nhau. D. là những đường cong không kín. Câu 21: Hai điện tích q1 = 10 μC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lo – ren – xơ tác dụng lần lượt lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là A. 25 μC B. 4 μC C. 10 μC D. 2,5 μC Câu 22: Một khung dây phẳng có diện tích 24 cm đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 6.10-2 T, 2 mặt phẳng khung dây hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Tính độ lớn từ thông qua khung? A. 2.10-5 Wb. B. 4 .10-5 Wb. C. 5.10-5 Wb. D. 7,2.10-5 Wb. Câu 23: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc lên dòng điện đặt trong nó. B. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. C. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. D. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. Câu 24: Có hai thanh bề ngoài giống nhau. Khi đặt chúng gần nhau thì chúng hút nhau. Có kết luận gì về hai thanh đó ? A. Đó là hai thanh nam châm. B. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là hai thanh sắt. C. Có thể là hai thanh nam châm, cũng có thể là một thanh nam châm và một thanh sắt. D. Một thanh là nam châm, thanh còn lại là thanh sắt. Câu 25: Một hạt mang điện có điện tích q, chuyển động với tốc độ không đổi v trong một từ trường đều, cảm ứng từ có độ lớn B. Cho biết mặt phẳng quỹ đạo vuông góc với các đường sức từ trường. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên hạt mang điện có độ lớn được tính bằng biểu thức A. B. fL = |q|. v. B C. D. Câu 26: Kim nam châm đặt gần một nam châm thẳng như hình vẽ. Kim nam châm có A. cực Bắc ở gần thanh nam châm hơn. B. đầu dưới là cực Bắc, đầu trên là cực Nam. C. đầu trên là cực Bắc, đầu dưới là cực Nam. D. không xác định được các cực. Câu 27: Hai ống dây dài bằng nhau và có cùng số vòng dây, nhưng đường kính ống một gấp đôi đường kính ống hai. Khi ống dây một có dòng điện 10 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống một là 0,2 T. Nếu dòng điện trong ống hai là 5 A thì độ lớn cảm ứng từ trong lòng ống hai là A. 0,05 T. B. 0,2 T. C. 0,1 T. D. 0,4 T. 3/4 - Mã đề 113
  4. Câu 28: Một khung dây dẫn tròn mỏng phẳng gồm 500 vòng dây, bán kính của mỗi vòng dây là 10 cm, đặt trong chân không. Dòng điện chạy trong các vòng dây có cường độ I = 10 (A). Cảm ứng từ tại tâm O của khung dây có độ lớn gần đúng là A. 0,051 T. B. 0,042 T. C. 0,031 T. D. 0,022 T. B/ TỰ LUẬN Bài 1 (2,0 điểm): Hai dòng điện có cường độ I1 = 6 A và I2 = 9 A chạy trong hai dây dẫn thẳng, dài song song cách nhau 10 cm trong không khí; I1 ngược chiều I2. a/ Hãy xác định cảm ứng từ do hai dòng điện gây ra tại điểm M cách I1 một khoảng 6 cm và cách I2 một khoảng 8 cm. (1,5 điểm) b/ Tính độ lớn của lực tương tác giữa hai dòng điện trên 1 m chiều dài. (0,5 điểm) Bài 2 (1,0 điểm): Một ống dây có chiều dài 1,5 m, gồm 2000 vòng dây, ống dây có đường kính là 40 cm. a/ Tính độ tự cảm của ống dây. (0,5 điểm) b/ Cho dòng điện chạy qua ống dây, dòng điện tăng đều từ 0 đến 5 A trong thời gian 1 giây. Tính độ lớn suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây. (0,5 điểm) ------ HẾT ------ 4/4 - Mã đề 113
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2