intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

Chia sẻ: Zhu Zhengting | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dưới đây là “Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc” dành cho các em học sinh lớp 8 và ôn thi khảo sát chất lượng môn Vật lí giữa HK2 sắp tới, việc tham khảo đề thi này giúp các bạn củng cố kiến thức luyện thi một cách hiệu quả. Chúc các em ôn tập kiểm tra đạt kết quả cao!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí lớp 8 năm 2020-2021 có đáp án - Trường THCS Kinh Bắc

  1. TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II KINH BẮC NĂM HỌC: 2020 - 2021 Môn: Vật lí - Lớp 8 (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Ba vật đồng, nhôm, sắt có thể tích bằng nhau đều được nhúng chìm trong nước: A. Lực đẩy Acsimet lên thỏi nhôm lớn nhất, lên thỏi đồng nhỏ nhất B. Lực đẩy Acsimet lên thỏi đồng lớn nhất, lên thỏi sắt nhỏ nhất C. Lực đẩy Acsimet lên thỏi sắt lớn nhất, lên thỏi nhôm nhỏ nhất D. Lực đẩy Acsimet lên cả 3 thỏi như nhau Câu 2: Bỏ đinh sắt vào một ly rỗng. Nếu rót thủy ngân vào ly, đinh sắt có nổi lên không, vì sao: A. Không, vì đinh sắt nặng hơn thủy ngân B. Không, vì thể tích của đinh sắt nhỏ C. Đinh sắt nổi lên trên mặt thoáng của thuỷ ngân, vì trọng lượng riêng của đinh sắt nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân D. Đinh sắt lơ lửng trong lòng thủy ngân, vì lực đẩy Acsimet của thủy ngân tác dụng lên đinh sắt bằng trọng lượng của đinh Câu 3: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không có công cơ học: A. Người lực sĩ đang nâng quả tạ từ thấp lên cao B. Bạn học sinh đang cố sức đẩy vào bức tường nhưng bức tường không bị đổ C. Người công nhân đang đẩy cho xe goòng chở than chuyển động D. Người công nhân đang dùng ròng rọc kéo vật lên cao Câu 4: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị của công suất? A. Oát (W) B. Jun trên giây (J/s) C. Kilôoát (kW) D. Cả 3 đơn vị trên đều là đơn vị của công suất Câu 5: Trong các vật sau đây, vật nào không có thế năng: A. Viên đạn đang bay B. Lò xo để tự nhiên ở một độ cao so với mặt đất C. Hòn bi đang lăn trên mặt đất nằm ngang D. Lò xo bị ép đặt ngay trên mặt đất Câu 6: Các trường hợp sau đây, trường hợp nào vật không có động năng A. Hòn bi đang nằm yên trên sàn nhà B. Hòn bi đang lăn trên sàn nhà C. Viên đạn đang bay D. Chiếc xe đạp đang đi trên đường Câu 7: Khi đổ 500ml nước vào 500ml rượu rồi khuấy đều, hỗn hợp thu được sẽ có thể tích: A. Lớn hơn 1000ml B. Nhỏ hơn 1000ml C. Bằng 1000ml D. Có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn 1000ml Câu 8: Chọn câu Sai trong các câu sau: A. Các chất đều được cấu tạo từ những hạt rất nhỏ gọi là nguyển tử, phân tử B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách C. Khoảng cách giữa các nguyên tử, phân tử của các chất đều giống nhau D. Cá sống được trong nước vì các phân tử không khí có thể xen kẽ vào khoảng cách giữa các phân tử nước Câu 9: Khi nhìn các vật, chúng ta nhìn thấy chúng có vẻ như liền một khối vì: A. Chúng được cấu tạo từ các hạt riêng biệt, rất nhỏ và khoảng cách của các hạt cũng rất nhỏ, mắt thường không thể nhìn thấy được B. Chúng có cấu tạo như liền một khối C. Chúng có cấu tạo từ các hạt riêng biệt nhưng giữa các hạt không có khoảng cách D. Chúng có cấu tạo từng lớp nhưng giữa lớp này, lớp kia không có ranh giới rõ rệt Câu 10: Tính chất nào sau đây không phải là tính chất của nguyên tử, phân tử: A. Chuyển động không ngừng B. Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
  2. C. Có lúc chuyển động, có lúc đứng yên D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao Câu 11: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật C. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật Câu 12: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra? A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước B. Sự tạo thành gió C. Quả bóng bay dù buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần theo thời gian D. Đường tan vào nước II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết công thức tính công suất, giải thích tên các đại lượng và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức? Câu 2. (2,0 điểm) Quả bóng cao su hoặc quả bóng bay bơm căng, dù có buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần. Hãy giải thích tại sao? Câu 3. (3,0 điểm) Một con ngựa kéo một chiếc xe với một lực không đổi là 80N và đi được quãng đường 4,5km. a. Tính công thực hiện được của con ngựa trong quãng đường trên b. Biết thời gian đi hết quãng đường trên là 0,5 giờ. Tính công suất trung bình của con ngựa. ===== Hết =====
  3. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM BẮC NINH ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II Năm học: 2020 - 2021 Môn: Vật Lí - Lớp 8 I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp D C B D C A B C A C D B án II. TỰ LUẬN (7,0 điểm) Câu Nội dung Điểm Câu 1 2,0 - Viết đúng công thức 0,5 - Giải thích tên mỗi đại lượng đúng được 0,25 điểm 0,75 - Viết được đơn vị đúng của mỗi đại lượng được 0,25 điểm 0,75 Câu 2 2,0 - Thành bóng cao su hoặc thành bóng bay được cấu tạo từ các phân tử cao 0,5 su, giữa chúng có khoảng cách - Các phân tử không khí trong quả bóng cao su hoặc quả bóng bay luôn 0,5 chuyển động không ngừng về mọi phía - Len lỏi qua khoảng cách giữa các phân tử cao su 0,5 - Thoát ra ngoài làm cho quả bóng bị xẹp dần 0,5 Câu 3 3,0 Đổi đơn vị: 4,5km=4 500m 0,25 0,5h=1 800s a. Công thực hiện được của con ngựa trong quãng đường trên: 0,5 A=F.S Thay số tính được A=360 000(J) 0,75 b. Công suất trung bình của con ngựa: 0,75 𝐴 P= 𝑡 Thay số tính được P=200(W) 0,75 Lưu ý: với ý b, HS có thể tính vận tốc v của con ngựa. Sau đó chứng minh công thức P= F.v (v phải đổi ra đơn vị m/s) Thay số vào ra kết quả đúng vẫn cho điểm tối đa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2