intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng tham gia thử sức với “Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam” để nâng cao tư duy, rèn luyện kĩ năng giải đề và củng cố kiến thức môn học nhằm chuẩn bị cho kì thi quan trọng sắp diễn ra. Chúc các em vượt qua kì thi học kì thật dễ dàng nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 11 năm 2023-2024 - Trường THPT Trần Hưng Đạo, Quảng Nam

  1. SỞ GD & ĐT QUẢNG NAM KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2 – NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO MÔN VẬT LÝ - KHỐI LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 Phút (Đề có 21 câu trắc nghiệm) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 3 trang) Họ tên : ............................................................... Lớp : ................... Mã đề 208 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7 điểm. Câu 1: Một điện tích Q = -2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là A. 18000 V/m, hướng ra xa nó. B. 9000 V/m, hướng ra xa nó. C. 9000 V/m, hướng về phía nó. D. 18000 V/m, hướng về phía nó. Câu 2: Hai bản kim loại song song, tích điện trái dấu, đặt cách nhau khoảng d, hiệu điện thế U, cường độ điện trường E trong hai bản liên quan nhau bằng biểu thức A. . B. . C. . D. . Câu 3: Trong điện trường đều của Trái Đất có cường độ điện trường E. Chọn mặt đất là mốc thế năng điện. Một hạt bụi mịn có khối lượng m, mang điện tích q đang ở M có độ cao h so với mặt đất. Thế năng điện của hạt bụi mịn là A. WM = qEh. B. WM = mgh. C. WM = qgh. D. WM = mEh. Câu 4: Trong một điện trường đều, khi độ lớn điện tích thử đặt tại một điểm trong điện trường tăng lên gấp bốn thì điện thế tại điểm đó A. tăng gấp đôi. B. tăng gấp bốn. C. giảm bốn lần. D. không đổi. Câu 5: Người ta treo hai quả cầu nhỏ có khối lượng bằng nhau m = 1g bằng hai sợi dây mảnh, cách điện, khối lượng không đáng kể, có cùng độ dài l = 50 cm. Khi hai quả cầu tích điện bằng nhau, cùng dấu, chúng Nm 2 đẩy nhau và cách nhau r = 6 cm. Lấy g = 10m/s2, k = 9.109 . Độ lớn điện tích mỗi quả cầu là C2 A. 2,40.10-16C. B. 1,55.10-8C. C. 2,40.10-9C. D. 1,55.10-11C. Câu 6: Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của điện trường khi đặt điện tích q tại điểm đang xét là A. lực điện của điện tích q. B. thế năng điện của điện tích q. C. công của điện tích q. D. điện thế của điện tích q. Câu 7: Sau khi nạp điện cho tụ, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng A. năng lượng từ trường. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. năng lượng điện trường. Câu 8: Hai quả cầu C và D đang nhiễm điện. Khi quả cầu C đặt gần quả cầu D thì chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Quả cầu C nhiễm điện dương, quả cầu D nhiễm điện âm. B. Quả cầu D nhiễm điện dương, quả cầu C nhiễm điện âm. C. Hai quả cầu C và D nhiễm điện trái dấu. D. Hai quả cầu C và D nhiễm điện cùng dấu. Câu 9: Trong trường hợp nào dưới đây, ta không có một tụ điện? Giữa hai bản kim loại là một lớp A. giấy tẩm dung dịch muối ăn. B. mica. C. sứ. D. nhựa. Câu 10: Một điện tích q chuyển động trong điện trường không đều theo một đường cong kín. Gọi công của lực điện trong chuyển động đó là A thì A. A > 0 nếu q < 0. B. A > 0 nếu q > 0. C. A < 0 nếu q < 0 D. A = 0 trong mọi trường hợp. Trang 1/3 - Mã đề 208
  2. Câu 11: Cho hai điện tích điểm có độ lớn bằng nhau đặt như hình bên. Cường độ điện trường tổng hợp nhỏ nhất A. tại A. B. tại C. C. tại D. D. tại B. Câu 12: Sau đây là các nhận định về tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích (1). Thả nhẹ điện tích dương, khối lượng nhỏ vào điện trường đều thì điện tích chuyển động dọc theo chiều đường sức. (2). Điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc đường sức, dưới tác dụng lực điện trường, quỹ đạo chuyển động có dạng đường gấp khúc. (3). Điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc đường sức, dưới tác dụng lực điện trường, vận tốc luôn đổi phương. (4). Thả nhẹ điện tích âm, khối lượng nhỏ vào điện trường đều thì điện tích chuyển động từ bản dương sang bản âm. Nhận định nào đúng A. (3),(4). B. (2),(4). C. (1),(4). D. (1),(3). Câu 13: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên tại hai vị trí cố định trong không khí A. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. B. tỉ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích. C. tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích. D. tỉ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích. Câu 14: Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều A. ngược chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. B. phụ thuộc độ lớn điện tích thử. C. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó. D. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó. Câu 15: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều được xác định bằng công thức: A = qEd. Trong đó d là A. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức. B. chiểu dài đường đi của điện tích. C. đường kính của quả cầu tích điện. D. chiều dài MN. Câu 16: Một điện tích q = 10-6C di chuyển từ điểm M đến điểm N trong một điện trường thì nó thực hiện một công là 2.10-4J. Hiệu điện thế giữa hai điểm M, N A. – 200 V. B. 20 V. C. 200 V. D. – 20 V. Câu 17: Đơn vị nào sau đây là đơn vị đo của điện tích A. Vôn trên mét (V/m). B. Culông (C). C. Niuton (N). D. Vôn nhân mét (V.m). Câu 18: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 10-6C từ A đến B trong điện trường đều theo như hình bên (AB=30cm), có cường độ điện trường 2000 V/m là A. -6.10-4 J. B. -3.10-4 J. C. 6.10-4 J. D. 3.10-4 J. Câu 19: Gọi VM, VN lần lượt là điện thế tại 2 điểm M và N. Biết hiệu điện thế UMN = 12V. Hỏi đẳng thức nào dưới đây chắc chắn đúng ? A. VN – VM = -12V. B. VM = 12V. C. VM – VN = -12V. D. VM + VN = 12V. Trang 2/3 - Mã đề 208
  3. Câu 20: Đơn vị của điện thế, thế năng điện, điện tích, lực điện trường lần lượt là Vôn (V), J(Jun), Cu-long (C), Niu-tơn (N), ta có mối liên hệ A. . B. . C. 1V=1J.1C. D. . Câu 21: Trên một tụ điện (hình bên), giá trị điện dung của tụ (bỏ qua sai số) là A. 60Hz. B. 1,7 μF. C. 1,2 μF. D. 400μF. II. PHẦN TỰ LUẬN: 3 điểm. −7 Bài 1. Trong chân không tại A và B cách nhau 20cm lần lượt đặt 2 điện tích điểm q1 = 6.10 C và Nm 2 q2 = −6.10−7 C . Biết k = 9.109 . C2 a. Tính độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích. b. Tính cường độ điện trường tổng hợp tại M biết MA = 30cm, MB = 10cm. Bài 2. Cho mạch tụ điện như hình vẽ. Biết C1 = 1 µ F , C2 = 3 µ F , C3 = 2 µ F , C4 = 2 µ F . C1 M C2 Hiệu điện thế đặt vào hai đầu bộ tụ là U = 12V. A K B a/ Khi khóa K mở. Tìm điện dung tương đương của cả bộ tụ, điện tích của tụ C1, C2. C3 N C4 b/ Khi khóa K đóng. Tìm điện lượng chuyển qua khóa K. + U - ===HẾT=== Trang 3/3 - Mã đề 208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2