Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Đề thi giữa học kì 2 môn Vật lý lớp 9 năm 2023-2024 - Trường PTDTBT THCS Trà Cang, Nam Trà My
- UBND HUYỆN NAM TRÀ MY ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRÀ CANG Năm học: 2023 – 2024
Môn: Vật Lí 9
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao
đề)
(Đề này gồm 02 trang)
Họ và
tên:.....................................................Lớp:..................SBD:.........................
I. Trắc nghiệm: (5,0 điểm) Đọc và trả lời các câu sau bằng cách chọn đáp án đúng
và ghi vào giấy bài làm (VD: Câu 1 chọn đáp án A thì ghi là Câu 1: A)
Câu 1. Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng đi đến mặt gượng bị hắt ngược trở lại.
B. Tia sáng đi từ môi trường trong suốt này đến môi trường trong suốt khác bị gãy
khúc tại mặt phân cách giữa hia môi trường.
C. Tia sáng trắng đi qua một lăng kính bị phân tích thành nhiều màu.
D. Tia sáng trắng đi qua một tấm kính màu đỏ thì có màu đỏ.
Câu 2. Trong cuộn dây dẫn kín xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều khi số
đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây
A. luôn luôn tăng. B. luôn luôn giảm.
C. luân phiên tăng, giảm. D. luôn luôn không đổi.
Câu 3. Đặt một vật sáng AB vuông góc với trục chính của thấu kính phân kì.
Ảnh A’B’ của AB qua thấu kính có độ cao như thế nào?
A. Lớn hơn vật. B. Nhỏ hơn vật.
C. Bằng vật. D. Bằng một nửa vật.
Câu 4. Dòng điện xoay chiều có thể gây ra các tác dụng nào trong các tác dụng
sau đây? Chọn câu trả lời đầy đủ nhất.
A. Tác dụng nhiệt, tác dụng từ.
B. Tác dụng nhiệt, tác dụng cơ.
C. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang.
D. Tác dụng nhiệt, tác dụng quang, tác dụng từ, tác dụng cơ.
Câu 5. Đặt vật AB cách thấu kính hội tụ một khoảng bằng hai lần tiêu cự (2f),
thấu kính sẽ cho ảnh ảo trong trường hợp nào sau đây?
A. dịch vật một khoảng f/2 lại gần thấu kính.
B. dịch vật một khoảng f/2 ra xa thấu kính.
C. dịch thấu kính một khoảng 3f/2 lại gần vật.
D. dịch thấu kính một khoảng 3f/2 ra xa vật.
Câu 6. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kì cho tia ló
A. đi qua tiêu điểm. B. cắt trục chính tại một điểm nào đó.
C. song song với trục chính. D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm.
Câu 7. Khi một tia sáng đi từ không khí tới mặt phân cách giữa không khí và
nước thì có thể xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ.
B. Chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ.
C. Có thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
D. Không thể đồng thời xảy ra cả hiện tượng khúc xạ lẫn hiện tượng phản xạ.
1
- Câu 8. Trên cùng một đường dây dẫn tải đi cùng một công suất điện, nếu dùng
dây dẫn có tiết diện tăng gấp đôi thì công suất hao phí vì tỏa nhiệt sẽ
A. tăng 2 lần. B. giảm 2 lần. C. tăng 4 lần. D. giảm 4 lần.
Câu 9. Hiện tượng cảm ứng điện từ xuất hiện trong trường hợp nào dưới đây?
A. Cho thanh nam châm rơi từ ngoài vào trong lòng một cuộn dây dẫn kín.
B. Nối hai cực của một thanh nam châm với hai đầu của một dây dẫn.
C. Đưa một cực của pin từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín.
D. Một cuộn dây dẫn kín nằm cạnh một thanh nam châm.
Câu 10. Chọn cách vẽ đúng trên các hình A, B, C, D ở hình sau
A. Hình A. B. Hình B. C. Hình C. D. Hình D
Câu 11. Người ta truyền tải một công suất điện 1000 kW bằng một đường dây có
điện trở 10 Ω . Hiệu điện thế giữa hai đầu dây tải điện là 110 kV. Công suất hao
phí trên đường dây là
A. 9,1W. B. 1100 W. C. 82,64 W. D. 826,4 W.
Câu 12. Không thể sử dụng dòng điện không đổi để chạy máy biến thế vì khi sử
dụng dòng điện không đổi thì từ trường trong lõi sắt từ của máy biến thế.
A. Chỉ có thể tăng B. Chỉ có thể giảm
C. Không thể biến thiên D. Không được tạo ra
Câu13. Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam
châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định không trùng với hướng Bắc – Nam.
Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường khác từ trường Trái Đất.
B. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm tồn tại từ trường trùng với từ trường Trái
Đất.
C. Miền xung quanh nơi đặt kim nam châm không tồn tại từ trường.
D. Không xác định được miền xung quanh nam châm nơi đặt kim nam châm có tồn tại
từ trường hay không.
Câu 14. Trong các loại động cơ điện sau, động cơ nào thuộc loại động cơ điện một
chiều?
A. Động cơ điện trong các đồ chơi trẻ em. B. Máy bơm nước.
C. Quạt điện. D. Động cơ trong máy giặt.
Câu 15. Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ. B. Lực từ đổi chiều.
C. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi. D. Tác dụng từ giảm đi.
II. Tự luận: (5,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Nêu cấu tạo của máy biến thế, máy biến thế dùng để làm gì?
Câu 2. (2,0 điểm) Đặt một vật AB có dạng đoạn thẳng nhỏ, cao 2cm, vuông góc với
trục chính của một thấu kính hội tụ, cách thấu kính 5cm. Thấu kính có tiêu cự 10cm.
a) Dựng ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ. Ảnh là thật hay ảo?
b) Ảnh nằm cách thấu kính bao nhiêu xentimet? Ảnh cao bao nhiêu centimet?
2
- Câu 3. (1,0 điểm) Máy phát điện xoay chiều bắt buộc phải gồm các bộ phận chính nào
để có thể tạo ra dòng điện?
-----HẾT----
(Giám thị không giải thích gì thêm)
2