ĐỀ THI HỌC KỲ 2 NĂM 2013<br />
<br />
ĐỀ<br />
<br />
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 10<br />
Trường: THPT Thống Nhất<br />
<br />
I/ TRẮC NGHIỆM (3đ): Chọn một đáp án đúng<br />
1. Chọn phương án có từ thích hợp điền vào chỗ trống để thành định nghĩa đúng: “...là ý<br />
kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết (người nói) trong bài văn nghị luận?”<br />
A. Luận đề<br />
<br />
B. Luận điểm<br />
<br />
C. Luận cứ<br />
<br />
D. Luận chứng<br />
<br />
2. Hãy chon một câu đối chặt chẽ cho câu: “Tết đến, cả nhà vui như tết”<br />
A. Xuân về, én liệng đẹp trời xuân<br />
<br />
B. Xuân về, chim bướm lượn vườn xuân<br />
<br />
C. Xuân về, muôn hoa rực sắc xuân<br />
<br />
D. Xuân về, khắp nước trẻ tựa xuân<br />
<br />
3. Quan niệm: “Trăm lời nói hay không bằng một việc làm nhanh tốt”, thể hiện thái độ<br />
ứng xử của nhân vật nào trong HỒI TRỐNG CỔ THÀNH (Trích TAM QUỐC DIỄN<br />
NGHĨA của La Quan Trung) ?<br />
A. Trương Phi<br />
<br />
B. Tào Tháo<br />
<br />
C. Lưu Bị<br />
<br />
D. Quan Công<br />
<br />
4. Trong ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ, Nguyến Trãi đã nêu ra lập trường chính nghĩa của cuộc<br />
kháng Minh về mặt pháp lý ở những tiêu chuẩn nào?<br />
A. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có nhân nghĩa và truyền thống<br />
yêu nước, có xưng đế một phương và có hào kiệt<br />
B. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có đất đai hiểm trở, có phong<br />
tục riêng biệt, có xưng đế một phương và có hào kiệt<br />
C. Có nước và có tên nước: Đại Việt, có văn hiến lâu đời, có lãnh thổ được phân chia, có<br />
phong tục riêng biệt, có xưng đế một phương và có hào kiệt<br />
D. Có tất cả các tiêu chuẩn pháp lí nêu ra ở A, B, C<br />
5. Ở phần cuối bài PHÚ SÔNG BẠCH ĐẰNG, Trương Hán Siêu không viết dòng phú<br />
nào sau đây:<br />
A. Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh<br />
<br />
B. Anh minh hai vị thánh quân<br />
<br />
C. Những người bất nghĩa tiêu vong<br />
<br />
D. Tái tạo công lao, nghìn xưa ca ngợi<br />
<br />
6. Đoạn văn sau dùng phương pháp lập luận nào là chính: “Ngọc không mài giũa không<br />
thành vật báu, người không học không hiểu đạo lí. Như vậy việc học tập có vai trò quyết<br />
định trong sự lập thân của mỗi người”<br />
A. Diễn dịch<br />
quả<br />
<br />
B. Quy nạp<br />
<br />
C. So sánh<br />
<br />
D. Phân tích nhân<br />
<br />
7. Ở văn bản dưới đây, tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh cụ thể nào<br />
“Bầu sinh quyển như một tấm chăn bao bọc trái đất khỏi sức nóng và tia bức xạ của<br />
mặt trời. Nhưng giờ đây, tấm chăn này đã bị thủng và nhiệt của mặt trời lọt qua làm cho<br />
khí hậu của trái đất nóng lên.Các nhà khoa học gọi hiện tượng này là hiệu ứng nhà kính”<br />
(Trong KCT-Trí thức là sức mạnh, số 5-1997)<br />
A. Sử dụng phương pháp so sánh và chú thích B. Sử dụng phương pháp phân loại và liệt<br />
kê<br />
C. Sử dụng phương pháp định nghĩa và so sánh D. Sử dụng phương pháp liệt kê và nêu<br />
số liệu<br />
8. Chỉ ra nguyên nhân sai của câu sau: “Thạch Sanh, một chàng trai khôi ngô tuấn tú, một<br />
chàng trai với gánh củi trên vai”<br />
A. Nhầm trạng ngữ với vị ngữ<br />
<br />
B. Nhầm phần phụ chú với vị ngữ<br />
<br />
C. Nhầm trạng ngữ với chủ ngữ<br />
<br />
D. Có cả ba nguyên nhân trên<br />
<br />
9. Ý nào sau đây không đúng với nhân vật Diêm Vương trong CHUYỆN CHỨC PHÁN<br />
SỰ ĐỀN TẢN VIÊN (Trích TRUYỀN KÌ MẠN LỤC của Nguyễn Dữ) ?<br />
A. Người đại diện cao nhất cho công lí ở cõi âm nhưng cũng quan liêu, xa rời dân<br />
B. Người đã ra lệnh bắt hồn Tử Văn về Minh Ty xét hỏi<br />
C. Người đã tiến cử Tử Văn làm chức Phán sự đền Tản Viên<br />
D. Người đã phán xử và kết tội, trị tội hồn ma tướng Minh<br />
10. Đâu không phải là đặc trưng của phong cách nghệ thuật?<br />
A. Tính cụ thể<br />
cảm<br />
<br />
B. Tính cá thể hóa<br />
<br />
C. Tính hình tượng<br />
<br />
D.<br />
<br />
Tính<br />
<br />
truyền<br />
<br />
11. Điền từ đúng với văn bản gốc cho câu thơ sau trong đoạn trích TÌNH CẢNH LẺ LOI<br />
CỦA NGƯỜI CHINH PHỤ ( Trích CHINH PHỤ NGÂM của Đoàn Thị Điểm):<br />
“Mối sầu.............tựa miền biển xa”<br />
A. Đằng đẳng<br />
<br />
B. Đau đáu<br />
<br />
C. Dằng dặc<br />
<br />
D. Thăm thẳm<br />
<br />
12. Trong TỰA TRÍCH DIỄM THI TẬP, Hoàng Đức Lương có dẫn giải những nguyên<br />
nhân khách quan nào khiến sáng tác thơ văn của người xưa không được lưu truyền đầy đủ<br />
cho đời sau?<br />
A. Do nhà nước (Triều đình nhà vua) không khuyến khích in ấn (khắc ván) văn thơ, chỉ<br />
in kinh Phật<br />
B. Do sức phá hủy của thời gian và sức thiêu hủy của chiến tranh hỏa hoạn đối với một số<br />
thơ văn<br />
C. Vì người có học, người làm quan thì bận việc hoặc không quan tâm đến thơ văn<br />
D. Vì chỉ có thi nhân mới thấy được cái hay, cái đẹp trừu tượng của thơ văn<br />
II/ TỰ LUẬN (7đ)<br />
Hãy thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du<br />
<br />