intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học kì 2 Sinh 11 (2010 – 2011) trường THPT số 1 Phù Cát (Kèm Đ.án)

Chia sẻ: Nguyễn Lê Huy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

98
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giúp các bạn học sinh củng cố lại phần kiến thức đã học, biết cấu trúc ra đề thi như thế nào và xem bản thân mình mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành đề thi này. Hãy tham khảo đề thi học kì 2 môn Sinh lớp 11 của trường THPT số 1 Phù Cát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học kì 2 Sinh 11 (2010 – 2011) trường THPT số 1 Phù Cát (Kèm Đ.án)

  1. TRƯỜNG THPT SỐ I PHÙ CÁT ĐỀ THI HK II-NĂM HỌC 2010-2011 TỔ HÓA- SINH- CN MÔN SINH KHỐI 11 Thời gian 45 phút A.TRẮC NGHIỆM: (5 đ) Câu 1. Khi xung thần kinh truyền đến chùy xinap sẽ làm thay đổi tính thấm của màng trước đối với ion …… và làm cho ion này di chuyển từ …………. A.Ca2+, từ trong ra ngoài. B.Ca2+, từ ngoài vào trong. C.Na+, từ ngoài vào trong D.K+, từ trong ra ngoài. + + Câu 2.Vai trò của bơm Na -K khi tế bào ở trạng thái nghỉ là: A.Chuyển K+ từ ngoài vào trong màng tế bào. B.Chuyển Na+ từ ngoài vào trong màng tế bào. C.Chuyển K+ từ trong màng tế bào ra ngoài. D.Chuyển Ca2+ từ ngoài vào trong màng tế bào. Câu 3.Ý nào không đúng với sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin ? A.Tốc độ lan truyền nhanh. B.Lan truyền theo cách “nhảy cóc” từ eo Ranvie nay sang eo Ranvie khác. C.Tiêu tốn nhiều năng lượng cho hoạt động của bơm Na+-K+. D.Sự thay đổi tính thấm của màng chỉ xảy ra tại các eo Ranvie. Câu 4. Ở thực vật, êtilen có nhiều ở cơ quan nào ? A.Rễ non B.Mô phân sinh ngọn. C. Hạt đang nảy mầm D.Quả đang chín. Câu 5. Người ta có thể dùng hooc môn nào để xử lý hạt, củ nảy mầm? A.Auxin B.Gibêrelin C.Xitôkinin D.êtilen Câu 6.Cơ sở khoa học của việc bấm ngọn ở thực vật là: A.Phá bỏ ưu thế ngọn của auxin → xitôkinin kích thích phát triển của chồi bên. B.Phá bỏ ưu thế ngọn của xitôkinin → auxin kích thích phát triển của chồi bên. C.Phá bỏ ưu thế ngọn của giberelin → xitôkinin kích thích phát triển của chồi bên. D.Phá bỏ ưu thế ngọn của axit abxixic → auxin kích thích phát triển của chồi bên. Câu 7. Để kích thích ra hoa, tạo quả sớm nên dùng hoocmôn : A.Auxin. B.Gibêrelin C.Xitôkinin D.Axit abxixic. Câu 8.Trong điều kiện đêm dài được chiếu sáng ngắt quãng một thời gian, một cây ngày ngắn sẽ: A.héo B.ra hoa C.chết D.không ra hoa Câu 9.Ví dụ nào không phải là sự phát triển của động vật? A.Đến tuổi dậy thì, nam giới nói vỡ giọng, mọc nhiều mụn. B.Đến tuổi dậy thì, cơ thể lớn nhanh hơn. C.Gà nuôi khoảng 3 tháng thì biết gáy. D.Nòng nọc tiêu biến chân và mọc ra đuôi mới, biến đổi thành ếch con sống trên bờ. Câu 10. Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc thì: A.Nòng nọc có thể biến thành ếch nhanh hơn. B.Nòng nọc có thể biến thành ếch chậm hơn C.Nòng nọc không thể biến đổi thành ếch. D.Không ảnh hưởng gì đến sự biến thái của ếch.
  2. Câu 11.Ở sâu bướm, hoocmôn ecđixơn có tác dụng: A.Kích thích tuyến trước ngực tiết ra Juvenin. B.Ức chế biến đổi sâu thành nhộng và nhộng thành bướm. C.Gây lột xác và kích thích sâu thành nhộng và nhộng thành bướm. D.Gây lột xác và ức chế sâu thành nhộng và nhộng thành bướm. Câu 12.Ấu trùng động vật giống con trưởng thành nhưng phải trải qua nhiều lần lột xác để thành con trưởng thành. Đây là kiểu phát triển: A.qua biến thái hoàn toàn. B.qua biến thái không hoàn toàn. C.không qua biến thái. D.qua biến thái. Câu 13. Khi nào nhộng hóa bướm? A.Juvenin và ecđixơn tiết ra nhiều B.Juvenin và ecđixơn ngưng tiết. C.Juvenin tiết ra và ecđixơn ngưng tiết. D.Juvenin ngưng tiết và ecđixơn vẫn tiết ra. Câu 14. Hooc môn do tế bào ống sinh tinh tiết ra có thể ức chế tiết FSH của tuyến yên là : A.Ơstrôgen B.Prôgestêron C.Testostêron D.Inhibin Câu 15 .Nhân bản vô tính là : A.Hiện tượng chuyển nhân của tế bào trứng (n) vào tế bào xôma đã bị loại nhân, kích thích cho tế bào phát triển thành phôi và thành cơ thể mới. B.Hiện tượng chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào tế bào tuyến vú đã bị loại nhân, kích thích cho tế bào phát triển thành phôi và thành cơ thể mới. C.Hiện tượng chuyển nhân của tế bào xôma (2n) vào tế bào trứng đã bị loại nhân, kích thích cho tế bào phát triển thành phôi và thành cơ thể mới. D.Hiện tượng chuyển nhân của tế bào trứng (2n) vào tế bào tuyến vú đã bị loại nhân, kích thích cho tế bào phát triển thành phôi và thành cơ thể mới. Câu 16.Sinh sản vô tính được thể hiện ở nhóm cây nào? A.Mía, sắn (mì), khoai lang, chuối. B.Ngô, đậu, mía, đậu tương (đậu nành). C.Xoài, lúa, cà, tre . D.Khoai tây, rau má, đậu xanh, vừng (mè). Câu 17. Vì sao các động vật thụ tinh ngoài phải đẻ rất nhiều trứng? A.Trứng được thụ tinh và phát triển trong nước nên đẻ nhiều trứng để tạo ra nhiều cá thể con. B.Tinh trùng phải bơi trong nước để gặp trứng một cách ngẫu nhiên và trứng còn là nguồn thức ăn cho các động vật khác. C.Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng xảy ra trong nước dễ dàng hơn. D.Có sự tổ hợp vật chất di truyền từ hai cơ thể khác nhau tạo ra sự đa dạng di truyền. Câu 18.Chọn những ý đúng về sự biến đổi sinh lí khi quả chín: 1.Diệp lục giảm đi. 2.Carotenoit được tổng hợp thêm. 3.Màu sắc quả giữ nguyên. 4.Xuất hiện mùi vị do các chất thơm có bản chất este, anđêhyt, xêton. 5.Các chất ancaloit và axit hữu cơ giảm đi 6.Fructôzơ và saccarôzơ giảm đi. 7.Pectat canxi bị phân hủy, xenlulôzơ bị phân hủy làm quả mềm ra. A.1,2,4,5,7 B.1,3,4,5,7 C.1,4,5,6,7 D.1,2,3,4,7 Câu 19.Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá trình sản sinh tinh trùng khi: A.Nồng độ GnRH cao. B.Nồng độ FSH và LH cao C.Nồng độ testosteron cao D.Nồng độ testosteron thấp
  3. Câu 20.Điều nào không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật? A.Tự phối – tự thụ tinh là sự kết hợp của 2 loại giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ 1 cơ thể lưỡng tính. B.Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh C.Giao phối- thụ tinh chéo là sự kết hợp của 2 giao tử đực và cái được phát sinh từ 2 cơ thể khác nhau. D.Một số động vật lưỡng tính vẫn diễn ra thụ tinh chéo. B.TỰ LUẬN (5 đ) Câu 1. (2 đ) Trình bày sự dẫn truyền xung thần kinh qua xinap. Câu 2. (1đ) Cho sơ đồ sau và em hãy cho biết: a/Các số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể là gì? b/Đây là quá trình gì ? Ý nghĩa của quá trình đó ? 1 Hạt phấn 2 5 3 Túi phôi 6 4 Câu 3.(2 đ) a/ Vẽ sơ đồ điều hòa sinh trứng bằng hoocmôn. b/Một bạn học sinh cho rằng: “phụ nữ uống thuốc tránh thai sẽ không có hiện tượng rụng trứng và không có hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt”. Bằng cơ chế tác dụng của các hoocmôn điều hòa sinh trứng, em hãy cho biết ý kiến trên là đúng hay sai? Giải thích. ĐÁP ÁN ĐỀ THI HK II- NĂM HỌC 2010- 2011 MÔN SINH HỌC 11- NC A.TRẮC NGHIỆM: Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đề D A B A A B C D D CD C B B A C C A D C B 915 Đề A A B D C C A C B B C B D A B A D D CD C 925 Đề D A D B C A C A C B B B C B A D D CD C A 935 B. TỰ LUẬN
  4. Câu Đáp án Điểm 1 Khi xung thần kinh truyền đến chùy xinap → thay đổi tính thấm của màng 1 đối với ion Ca2+ → Ca2+ từ dịch mô tràn vào dịch bào ở chùy xinap → vỡ các túi chứa chất trung gian hóa học và giải phóng vào khe xinap. Các chất trung gian hóa học sẽ gắn với các thụ thể ở màng sau xinap và 1 làm thay đổi tính thấm của màng sau xinap của nơ ron tiếp theo →hình thành xung thân kinh và lan truyền đi tiếp. 2a 1,2-giao tử đực (tinh trùng) (n) 0.5 3- noãn cầu (n) 4- nhân cực (2n) 5-thể lưỡng bội (hợp tử) (2n) 6- thể tam bội (nội nhũ) (3n) 2b -Đây là quá trình thụ tinh kép. 0.5 -Ý nghĩa : hình thành nội nhũ chứa chất dự trữ → đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của phôi hạt và cây con. 3a Vẽ sơ đồ 1 3b Thuốc tránh thai có chứa ơstrôgen và progesterone tổng hợp. 0.5 Khi uống thuốc tránh thai sẽ làm tăng hàm lượng các hoocmôn này trong máu → gây ức chế vùng dưới đồi và tuyến yên → giảm tiết GnRH, FSH và LH. Vì vậy trứng không chín và rụng. Mặt khác, ơstrôgen và progesterone kích thích làm cho niêm mạc tử cung 0.5 phát triển dày, xốp và xung huyết. Khi trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung bong ra và máu baì xuất ra ngoài gây hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2