intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (Đề chính thức) - Sở GD & ĐT Long An

Chia sẻ: Trần Thị Minh Nguyệt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:2

203
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 bao gồm 10 câu với thời gian làm bài trong vòng 180 phút. Tài liệu giúp các bạn hình dung được cấu trúc cũng như cách thức ra đề để có thể học và ôn thi môn Sinh học một cách hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học 12 năm 2013 (Đề chính thức) - Sở GD & ĐT Long An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LONG AN LỚP 12 VÒNG II MÔN THI: SINH HỌC ĐỀ CHÍNH THỨC NGÀY THI: 8/11/2013 (Ngày thi thứ 1) (Đề thi có 02 trang) THỜI GIAN THI: 180phút (không kể phát đề) Câu 1: (2,0điểm) a. Nhân con là nơi “lắp ráp” các phân tử rARN và protein để hình thành hai loại tiểu đơn vị của ribôxôm. Xác định: vị trí và nguồn gốc tạo nên các phân tử rARN và protein? b. Trong chu kì tế bào, nhân con: tồn tại hoặc biến mất ở các giai đoạn nào? Giải thích? Câu 2: (2,0điểm) a. Loài A với ký hiệu bộ nhiễm sắc thể AaBbDdEe. - Xét 10 tế bào sinh giao tử, trên thực tế có thể thu được tối đa bao nhiêu loại giao tử? - Để có thể thu được số loại giao tử tối đa thì cần tối thiểu bao nhiêu tế bào sinh giao tử? Biết rằng cả hai trường hợp trên không xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. b. Sau một số đợt nguyên phân, một tế bào sinh dục của một loài đòi hỏi môi trường cung cấp 756 nhiễm sắc thể đơn. Các tế bào con đều trở thành tế bào sinh trứng và tất cả đều tham gia giảm phân tạo giao tử, có 1,5625% số trứng được thụ tinh tạo ra một hợp tử lưỡng bội. Nếu các cặp nhiễm sắc thể đều có cấu trúc khác nhau, quá trình giảm phân tạo ra 512 kiểu giao tử. - Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài? - Giải thích khả năng có thể xảy ra trong quá trình giảm phân để thu được số kiểu giao tử trên? Biết rằng trong giảm phân hiện tượng trao đổi đoạn chỉ liên quan đến hai cặp nhiễm sắc thể, không xảy ra hiện tượng đột biến. Câu 3: (1,5điểm) Khi cấy 103 tế bào vào một môi trường dinh dưỡng, sau 10 giờ thu được 109 tế bào. Hỏi số lần phân chia, tốc độ phân chia và thời gian thế hệ là bao nhiêu? Câu 4: (1,5điểm) a. Nếu lấy vi khuẩn đang nuôi ở môi trường có nguồn cacbon duy nhất là glucôzơ, cấy vào môi trường mới có nguồn cacbon là lactôzơ, thì thời gian pha tiềm phát có thay đổi không so với môi trường ban đầu? Tại sao? b. Trên thực tế, ở pha cân bằng vi khuẩn có thể tiếp tục sinh trưởng theo tốc độ số mũ của pha lũy thừa? Vì sao? Câu 5: (2,0điểm) a. Trong trồng trọt, dựa vào thuyết quang chu kì hãy giải thích các biện pháp xử lí sau: - Thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu. - Thắp đèn ban đêm ở các vườn thanh long vào mùa đông. b. Tại sao một số cây như khoai tây sau khi thu hoạch, củ phải để một thời gian sau mới đem trồng? Câu 6: (2,5điểm) a. Vì sao khi loại bỏ tinh bột khỏi lục lạp, quá trình cố định CO2 ở thực vật CAM không xảy ra trong khi ở thực vật C4 quá trình cố định CO2 vẫn diễn ra bình thường? b. Giấy tẩm clorua côban khi ướt có màu hồng, khi khô có màu xanh sáng. Người ta ép giấy tẩm clorua côban khô vào hai mặt lá khoai lang. Sau 15 phút thấy mặt dưới lá có màu hồng, trong khi mặt trên lá phải sau 3 giờ mới có màu hồng. Giải thích kết quả thí nghiệm trên. c. Sau một thời gian mưa kéo dài, người trồng lạc (đậu phộng) thấy các lá già ở cây đang biến thành màu vàng. Nêu lí do tại sao? Câu 7: (1,5điểm) Chọn vài cành rong đuôi chó cho vào một phễu thủy tinh, úp trong một chậu thủy tinh chứa đầy nước (phễu được kê sao cho không áp phễu vào đáy chậu). Bịt chặt ống nghiệm chứa đầy nước, dốc ngược và úp lên cuống phễu (không có không khí trong ống nghiệm). Thí nghiệm được tiến hành chiếu sáng tạo các nhiệt độ khác nhau. Đồ thị sau đây cho thấy số bọt khí đếm được trong một phút ở điều kiện các nhiệt độ khác nhau: Trang 1/2
  2. a. Hãy nhận xét và giải thích đồ thị trên? b. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự thay đổi số bọt khí giữa nhiệt độ 300C và 400C là gì? Câu 8: (1,5điểm) Có cuộc tranh luận về trẻ sơ sinh bị chết: - Bệnh viện cho rằng bé chết trước khi sinh. - Gia đình khẳng định bé đã bật “ tiếng khóc chào đời”. Pháp y đã dùng phổi của bé để giải quyết, theo em bằng cách nào pháp y khẳng định ý kiến của bệnh viện hay gia đình là đúng? Giải thích? Câu 9: (3,5điểm) a. Vì sao trâu, bò chỉ ăn cỏ (chứa chủ yếu là xenlulôzơ, rất ít chất đạm và béo) mà vẫn to lớn được? b. Bằng kiến thức sinh học, giải thích câu: “Trời nóng chóng khát, trời mát chóng đói”? Câu 10: (2,0điểm) Một nam giới bị bệnh tiểu đường kiểu (I). Có một lần do tiêm quá nhiều insulin anh ta cảm thấy choáng váng và cơ thể run rẩy. Bác sĩ chỉ định tiêm ngay cho anh ta một liều glucagôn. a. Tại sao tiêm quá nhiều insulin lại gây choáng váng và cơ thể run rẩy? b. Tiêm glucagôn có tác dụng gì? c. Người bị bệnh tiểu đường trong trường hợp nào không cần phải tiêm insulin? Tại sao? ------Hết------ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Họ và tên thí sinh: ................................ Số báo danh:............................. Trang 2/2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2