Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang
lượt xem 1
download
Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu ôn tập, củng cố lại kiến thức đã học và rèn luyện kỹ năng làm bài tập, mời các bạn cùng tham khảo ‘Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang’ dưới đây. Hy vọng sẽ giúp các bạn tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học THCS năm 2022-2023 - Sở GD&ĐT Tiền Giang
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH TỈNH TIỀN GIANG TRUNG HỌC CƠ SỞ Năm học 2022-2023 Môn: SINH HỌC ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 21/3/2023 (Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu) ________________________________________________ Câu 1: Các thí nghiệm của Menđen (2,0 điểm) 1.1. Trong thí nghiệm nghiên cứu về tính trạng màu hoa, Menđen đã cho lai các cây hoa đỏ thuần chủng với các cây hoa trắng thu được F 1. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được F2. Tiếp tục cho F2 tự thụ phấn thu được F3. Em hãy cho biết: a. Khi chưa có phép lai phân tích, Menđen làm như thế nào để xác định bố mẹ thuần chủng hay không trước khi đem lai? b. Nhờ có số liệu nào mà Menđen đi đến nhận định ở F 2 có tỉ lệ là 1 hoa đỏ thuần chủng: 2 hoa đỏ không thuần chủng: 1 hoa trắng thuần chủng? c. Menđen sử dụng phép lai kiểm nghiệm (phân tích) để chứng minh giả thuyết phân li của ông là đúng. Trong thí nghiệm về màu hoa, Menđen đã sử dụng đời F mấy để lai phân tích? d. Nếu đem các cây ở đời F3 giao phấn tự do, xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F4? 1.2. Em hãy phát biểu nội dung quy luật phân li của Menđen. Nếu các alen của cùng một gen không có quan hệ trội - lặn hoàn toàn mà là đồng trội thì quy luật phân li của Menđen có còn đúng hay không? Giải thích. Câu 2: Nhiễm sắc thể (2,0 điểm) 2.1. Một tế bào lưỡng bội (2n = 8 NST) thực hiện quá trình phân bào nguyên phân. Giả sử tế bào đó có hàm lượng ADN là y. Em hãy xác định số lượng và trạng thái nhiễm sắc thể (NST), hàm lượng ADN trong 1 tế bào qua các kì phân bào trên. 2.2. Những hình sau là các kì của quá trình phân bào ở 1 tế bào lưỡng bội A. a. Gọi tên các kì tương ứng với các hình a, b, c, d trên. b. Khi tế bào A hoàn thành quá trình phân bào trên sẽ tạo ra các tế bào con có kiểu gen nào? Câu 3: ADN và gen (2,0 điểm) 3.1. Trong một tế bào sinh dưỡng bình thường ở sinh vật nhân thực, thấy xuất hiện một cấu trúc tạm thời có mạch như sau: Mạch 1: … A – T – G – X – T – A – X … Mạch 2: … U – A – X – G – A – U – G … a. Dựa vào trình tự nuclêôtit của hai mạch có thể kết luận cấu trúc tạm thời trên xuất hiện trong quá trình sinh học nào? Xảy ra ở đâu trong tế bào? Giải thích. b. Khi mạch 2 bị thay đổi cấu trúc thì mạch 1 có bị thay đổi theo không? Giải thích. 3.2. Nhiệt độ nóng chảy của ADN là nhiệt độ phá vỡ 50% số liên kết hiđrô giữa hai mạch đơn của phân tử. Bảng dưới đây mô tả quá trình sử dụng nhiệt độ để tách mạch ADN của hai phân tử A và B có cùng chiều dài. Môn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 1/4
- Nhiệt độ (oC) 60 65 70 75 80 85 Tỉ lệ % ADN A bị tách 10 30 50 70 80 100 Tỉ lệ % ADN B bị tách 0 0 10 50 90 100 a. Dựa vào bảng nhiệt nóng chảy của hai phân tử ADN A và ADN B, em hãy cho biết sự khác nhau về thành phần nuclêôtit giữa hai phân tử này? Giải thích. b. Từ tỉ lệ % bị tách hai mạch của ADN A và ADN B, em hãy cho biết sự phân bố các cặp nuclêôtit trong hai phân tử này khác nhau như thế nào? Giải thích. Câu 4: Biến dị (2,0 điểm) 4.1. Cho biết trình tự nuclêôtit của một đoạn gen bình thường có cấu trúc như sau: Mạch gốc: TAX-GXT-GTA-AAT-XXX-XTA-TXX-ATT Mạch bổ sung: ATG-XGA-XAT-TTA-GGG-GAT-AGG-TAA Giả sử đột biến xảy ra ở đoạn gen trên thành 2 dạng đột biến sau: Dạng đột biến 1: thay thế cặp X – G bằng cặp T – A tại vị trí nuclêôtit số 16. Dạng đột biến 2: thay thế cặp A – T bằng cặp T – A tại vị trí nuclêôtit số 11. Sau đó đoạn gen đột biến (dạng 1, 2) được phiên mã và dịch mã. Em hãy xác định: a. Trình tự ribônuclêôtit đoạn ARN được phiên mã từ đoạn gen đột biến (dạng 1,2). b. Trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit được dịch mã từ đoạn ARN đột biến (dạng 1,2). Bảng 1. Mã di truyền 4.2. Ở người, xét hai cặp gen phân li độc lập trên nhiễm sắc thể thường, các gen này quy định các enzim khác nhau cùng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể theo sơ đồ (hình 1) bên: Hình 1. Sơ đồ chuyển hóa các chất Các alen đột biến lặn a và b không tạo được các enzim A và B tương ứng, alen A và B là các alen trội hoàn toàn. Khi chất A không được chuyển hóa thành chất B thì cơ thể bị bệnh H. Khi chất B không được chuyển hóa thành sản phẩm P thì cơ thể bị bệnh G. Khi chất A được chuyển hóa hoàn toàn thành sản phẩm P thì cơ thể không bị hai bệnh trên. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Em hãy xác định kiểu gen của người bình thường và người bị bệnh (H và G). Câu 5: Di truyền học người (2,0 điểm) 5.1. Hình 2 bên là ảnh chụp từ tiêu bản cố định bộ nhiễm sắc thể của một người bị bệnh di truyền. a. Em hãy cho biết người này là nam hay nữ; bị bệnh di truyền nào? Giải thích. b. Ngoài cách nhận biết bệnh di truyền trên qua tiêu bản nhiễm sắc thể còn có thể nhận biết bệnh này bằng cách nào khác? Hình 2. Bộ NST người bị bệnh Môn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 2/4
- 5.2. Cho các hội chứng, bệnh sau: (1) bệnh Đao, (2) tật dính ngón 2-3, (3) bệnh mù màu, (4) ung thư máu. Em hãy cho biết: a. Hội chứng, bệnh nào do đột biến gen? Hội chứng, bệnh nào do đột biến nhiễm sắc thể? b. Hội chứng, bệnh nào chỉ có ở nam không có ở nữ? Giải thích. c. Để hạn chế những cặp vợ chồng sinh ra người con mắc bệnh Đao. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy đưa ra lời khuyên cho họ. Câu 6: Ứng dụng di truyền học (2,0 điểm) 6.1. Giả sử ở ngô (6 giống) có kiểu gen như sau: Giống số 1 2 3 4 5 6 Kiểu gen AABBDD AABbDd AaBbDd aaBbdd aabbDd aabbdd a. Trong 6 giống ngô trên, những giống nào có tính di truyền ổn định? Giải thích. b. Muốn tạo ra giống có ưu thế lai cao thì phải cho những giống nào lai với nhau? Giải thích. c. Giả sử giống số 3 cho năng suất cao. Theo em có nên sử dụng giống đó để nhân giống không? Giải thích. 6.2. Các nhà tạo giống đã tạo ra hai giống lúa: Giống X có hàm lượng sắt trong gạo tăng lên 3 lần từ một giống đậu của Pháp và một giống lúa khác; giống DT 17 cho năng suất, chất lượng gạo cao từ hai giống lúa DT 10 và OM80. Phương pháp nào tạo các giống X và DT17 ? Câu 7: Sinh vật và môi trường (2,0 điểm) 7.1. Quan sát hình 3 giới hạn nhiệt độ của 1 loài cá. Em hãy cho biết, khoảng nhiệt độ từ 5,6°C - 20°C và 35°C - 42°C lần lượt gọi là gì? Hình 3. Giới hạn nhiệt độ của 1 loài cá 7.2. Một loài cây dây leo họ thiên lí sống bám trên thân cây gỗ. Một phần thân của dây leo phồng lên tạo nhiều khoang trống làm thành tổ cho nhiều cá thể kiến sinh sống trong đó. Dây leo nhận nhiều dinh dưỡng là thức ăn của kiến đem về dự trữ trong tổ. Kiến sống trên cây gỗ góp phần diệt chết các loài sâu đục thân cây gỗ. Em hãy xác định các mối quan hệ giữa các loài sinh vật trong hệ sinh thái trên. 7.3. Trong mối quan hệ động vật ăn thịt và con mồi, nếu số lượng cá thể của cả hai quần thể động vật ăn thịt và quần thể con mồi đều bị săn bắt với mức độ như nhau thì số lượng cá thể của quần thể nào được phục hồi nhanh hơn? Giải thích. Câu 8: Hệ sinh thái (2,0 điểm) Khi nghiên cứu về hệ sinh thái ở biển Nam Cực, các mối quan hệ dinh dưỡng được mô tả trong bảng 2 và hình 4 dưới đây: Môn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 3/4
- Nguồn thức ăn Sinh vật ăn Thực vật phù du Nhuyễn thể, động vật phù du Động vật phù du Nhuyễn thể, cá Nhuyễn thể Cá voi tấm sừng, cá, hải cẩu, chim cánh cụt Cá Hải cẩu, chim cánh cụt, voi biển Chim cánh cụt Hải cẩu, cá voi sát thủ Hải cẩu Cá voi sát thủ Bảng 2. Mối quan hệ dinh dưỡng Hình 4. Một lưới thức ăn a. Em hãy cho biết tên của các loài sinh vật: A, B, C, D trong lưới thức ăn ở hình 4. b. Trong lưới thức ăn trên, có bao nhiêu chuỗi thức ăn và chuỗi thức ăn dài nhất có bao nhiêu bậc dinh dưỡng? c. Có ý kiến cho rằng “Nếu tất cả số lượng cá thể của quần thể Hải cẩu chết vì bị bệnh thì số lượng cá thể của quần thể nhuyễn thể và chim cánh cụt sẽ không bị ảnh hưởng”, em có đồng ý với ý kiến này không? Giải thích. Câu 9: Bài tập Lai một và hai cặp tính trạng và ADN và gen; ARN; Prôtêin; Đột biến (2,0 điểm) 9.1. Ở ruồi giấm gen A quy định lông dài, gen a quy định lông ngắn, gen B quy định thân nâu, gen b quy định thân đen. Hai cặp gen nằm trên hai cặp NST thường khác nhau. Cho 2 ruồi giấm đực (♂1,2) giao phối với 2 ruồi giấm cái (♀1,2). Tất cả 4 ruồi giấm này đều có kiểu gen khác nhau, kiểu hình đều là lông dài, thân nâu. Kết quả giao phối cho kiểu hình phân li theo 2 trường hợp sau: Trường hợp 1:♂1 x ♀1 F1-1 có tỉ lệ: 75% lông dài, thân nâu: 25% lông dài, thân đen. Trường hợp 2:♂1 x♀2 F1-2 có tỉ lệ: 75% lông dài, thân nâu: 25% lông ngắn, thân nâu. Em hãy biện luận để xác định kiểu gen của 4 ruồi giấm (♂1,2 và ♀1,2). 9.2. Một gen có khối lượng 9.105 đvC; có số nuclêôtit loại A nhiều hơn số nuclêôtit loại G và có tích số nuclêôtit loại A với số nuclêôtit loại G là 6%. Mạch đơn thứ nhất của gen có tỉ lệ nuclêôtit loại X chiếm 10% số nuclêôtit của mạch và có 200 nuclêôtit loại A. Cho biết khối lượng trung bình của một nuclêôtit là 300 đvC. Em hãy xác định số lượng từng loại nuclêôtit của gen và từng mạch đơn. Câu 10: Bài tập phả hệ (2,0 điểm) Ở người, tính trạng nhóm máu do gen I nằm trên NST thường quy định. Gen I có 3 alen là IA, IB, IO, trong đó IA và IB đều trội so với IO nhưng không trội so với nhau. Người có kiểu gen IAIA hoặc IAIO có nhóm máu A; kiểu gen IBIB hoặc IBIO có nhóm máu B; kiểu gen IAIB có nhóm máu AB; kiểu gen IOIO có nhóm máu O. Cho sơ đồ phả hệ sau đây: a. Em hãy cho biết chính xác kiểu gen của 8 người số: 1, 2, 3, 5, 6, 7, 10, 11. b. Tính xác suất cặp vợ chồng số 8 – 9 sinh con có nhóm máu B. ----------------------------------------------- HẾT ----------------------------------------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.........................................Số báo danh:......................................... Môn Sinh học Ngày thi 21/3/2023 Trang 4/4
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi học sinh giỏi cấp quốc gia lớp 12 năm 2011
12 p | 410 | 96
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 6 (2010-2011) – Phòng GD & ĐT Duyên Hải
3 p | 1034 | 59
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Toán khối 6 năm học 2006 -2007
20 p | 390 | 50
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 (2012 - 2013) – Sở GD&ĐT Bắc Ninh
8 p | 335 | 49
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Sinh học lớp 7 (2007-2008) – Phòng GD huyện Hóc Môn
1 p | 884 | 44
-
Đề thi học sinh giỏi cấp thị xã môn Sinh học lớp 6 (2010-2011) – Phòng GD & ĐT thị xã Lai Châu
4 p | 411 | 37
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Bình Xuyên
3 p | 458 | 27
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT Hạ Hòa
8 p | 1005 | 23
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Hậu Lộc
7 p | 374 | 22
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân (Chương trình hiện hành)
6 p | 239 | 16
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Anh năm 2021-2022 có đáp án
17 p | 43 | 15
-
Đề thi học sinh giỏi cấp huyện môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Phòng GD&ĐT huyện Thọ Xuân (Chương trình trường học mới)
7 p | 106 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường PTDTBT THCS Trung Chải
4 p | 140 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Long Xuyên
4 p | 109 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Trung Quốc năm 2021-2022 có đáp án
18 p | 43 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp trường môn Vật lí 8 năm 2017-2018 có đáp án - Trường THCS Bù Nho
3 p | 164 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Địa lí năm 2021-2022 có đáp án
5 p | 15 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi cấp Quốc gia THPT môn Tiếng Pháp năm 2021-2022 có đáp án
18 p | 18 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn