Đề thi học sinh giỏi môn Văn 12 năm 2012
lượt xem 17
download
Đề thi học sinh giỏi môn Văn học lớp 12 năm 2012 dành cho các bạn học sinh lớp 12 giúp các em ôn tập lại các kiến thức đã học và đồng thời giáo viên cũng có thêm tư liệu tham khảo trong việc ra đề thi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn 12 năm 2012
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Môn thi: Ngữ Văn (Bảng A) Ngày thi: 23/10/2012 Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ CHÍNH THỨC Câu 1: (8,0 điểm) “Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “ Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa:“Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”. Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”. (Trích “Ngôn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai) Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này. Câu 2 : (12,0 điểm) Viết về một tác phẩm văn học Việt Nam đã mang lại cho anh (chị) niềm yêu thích hoặc yêu thích thêm việc học môn Ngữ văn (tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn 1930 đến nay và được học trong các bài Đọc văn, không tính các bài đọc thêm). ---------------HẾT------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 VÒNG 1 LONG AN Đáp án đề thi chính thức (Bảng A) Môm: Ngữ Văn Ngày thi: 23/10/2012 (Đáp án này có 5 trang) I.YÊU CẦU CHUNG: - Thí sinh phải có kiến thức văn học và xã hội đúng đắn, sâu rộng chính xác; có kĩ năng làm văn nghị luận tốt: kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ, văn viết giàu cảm xúc. - Thí sinh có thể lựa chọn nhiều phương thức biểu đạt, kết hợp nhiều thao tác lập luận trong bài văn. - Hướng dẫn chấm chỉ nêu những nội dung cơ bản, có tính chất định hướng. Giám khảo cần vận dung linh hoạt cẩn thận và tinh tế khi chấm bài của học sinh. Khi chấm, cần lưu ý tính chỉnh thể. Đặc biệt là những thí sinh có sáng tạo trong kết cấu, trong lập luận, trong cách dùng từ đặt câu mà sự sáng tạo đó hợp lí không sai lệch tư tưởng. - Tổng điểm toàn bài là tổng điểm của hai câu. Đáp án chỉ nêu những ý chính trong thang điểm. Khi triển khai sẽ thống nhất ra thang điểm chi tiết. II.YÊU CẦU CỤ THỀ: Câu Đáp án Điểm Câu 1 “Trong quyển lưu bút cuối năm học, học sinh viết:“Nhưng mìn hứa 8,0 sẽ mãi lè bẹn thân đeng wên teo dzà mái trừng iu zấu nì nha”. Xin tạm dịch: “Nhưng mình hứa sẽ mãi là bạn thân, đừng quên tao và mái trường yêu dấu này nha”. Và đây nữa: “Gửi mail nhớ thim cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mi u bit ko, năm nay lại ko được học chung dzới nhau gùi”.Tạm dịch là: “Gửi mail nhớ thêm cái đuôi @ da heo chấm cơm nha, mấy bạn biết không, năm nay lại không được học chung với nhau rồi”. Phần chữ in đậm trong đoạn văn trên là những câu trích trong cuốn lưu bút của học sinh lớp 8 một trường chuyên Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh”. (Trích “Ngôn ngữ chat” - Việt Báo - 18/5/2006 - Tác giả Ngọc Mai) Hiện nay, trong sinh hoạt và học tập, một bộ phận lớp trẻ có thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… như trong đoạn trích trên. Anh (chị) hãy bày tỏ ý kiến của mình về việc này.
- 1)Về hình thức và kĩ năng: 2,0 - Thí sinh được tự do chọn lựa các phương thức biểu đạt và thao tác lập luận, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. - Thí sinh được tự do huy động tri thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau của cuộc sống và cả những hiểu biết và trải nghiệm của riêng mình. Tuy nhiên, cần phải xác định rõ đây là vấn đề xã hội thuộc dạng nghị luận về một hiện tượng đời sống. - Thí sinh xác định đây là một hiên tượng đời sống của lứa tuổi mình và viết với tâm thế của người trong cuộc. Để từ đó có cách ứng xử đúng đắn với những hiện tượng mới lạ phát sinh trong cuộc sống hiện đại, khi những hiện tượng mới lạ đó có khi góp phần hủy hoại những giá trị truyền thống tốt đẹp mà tuổi trẻ vô tư lại vô tình góp một phần không nhỏ. 2,0 điểm: - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Văn viết sáng tạo. - Biết cách kết hợp các thao tác lập luận. 1,5 điểm - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 1,0 điểm - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Lập luận chưa tốt. 0,5 điểm - Kết cấu không rõ ràng. - Văn viết còn gặp nhiều lỗi các loại. 0,0 điểm: Kĩ năng kém cỏi. 2.Về nội dung: 6,0 a) Giới thiệu vấn đề 0,5 a) Giải thích làm rõ hiện tượng cuộc sống 1,0 - Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ@.... là tên gọi chung của hình thức chữ viết dùng để tán gẩu trên mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động. Do sử dụng bàn phím máy tính và bàn phím điện thoại di động có một số bất tiện khi viết tiếng Việt, nên ban đầu có một số người nhất là giới trẻ có một sáng kiến viết tắt một cách tùy tiện cho nhanh. Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay.
- b) Bàn luận, mở rộng vấn đề: 4,0 - Tình trạng hiện nay của hiện tượng trên: (1,0 điểm) + Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập. (0.5 điểm) + Lớp trẻ tuổi teen 9x, 8x mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng việc này trên các phương tiện thông tin.. (0.5 điểm) - Nguyên nhân của hiện tượng trên: (1,0 điểm) + Do thời gian gấp gáp trên mạng. (0,25 điểm) + Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui. (0,25 điểm) + Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên…(0,5 điểm) - Hậu quả của hiện tượng trên: (1,0 điểm) + Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống. (0,5 điểm) + Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả. (0,5 điểm) - Cách khắc phục hiện tượng trên: (1,0 điểm) + Vì đây là một hiện tượng xã hội phát sinh từ cuộc sống cho nên không thể tẩy chay một cách máy móc một chiều, tránh cách xử lí cực đoan. (0,25 điểm) + Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên một tác hại khó lường. (0,25 điểm) + Tiếp thu có chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập. (0,5 điểm) c) Bài học cho bản thân: 0,5 - Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời. (0,25 điểm) -Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống. (0,25 điểm)
- Câu 2 Viết về một tác phẩm văn học Việt Nam đã mang lại cho anh (chị) niềm yêu thích hoặc yêu thích thêm việc học môn Ngữ văn (tác phẩm 12,0 được sáng tác trong giai đoạn 1930 đến nay và được học trong các bài Đọc văn, không tính các bài đọc thêm). 1) Về hình thức và kĩ năng: - Xác định đây là kiểu bài nghị luận văn học. - Mặc dù đề bài không thể hiện vấn đề lí luận cụ thể bên ngoài, 3,0 nhưng vấn đề lí luận bên trong thí sinh tự rút ra đó là mối quan hệ giữa nhà văn, tác phẩm với người đọc. Mối quan hệ ấy thể hiện qua việc được học tác phẩm và việc cảm thụ những giá trị của tác phẩm văn học mang lại. Từ đó, dẫn đến việc người đọc yêu thích tác giả, tác phẩm và yêu thích học môn văn. 2,5 – 3,0 điểm: - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ. - Văn viết sáng tạo. - Biết cách kết hợp các thao tác lập luận. 2,0 điểm - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Kết cấu rõ ràng, lập luận chặt chẽ. 1,5 điểm - Biết cách làm văn nghị luận XH. - Lập luận chưa tốt. 1,0 điểm - Kết cấu không rõ ràng. - Văn viết còn gặp nhiều lỗi các loại. 0,5 - 0 điểm: Kĩ năng kém, quá kém. 2) Về nội dung: 9,0 a) Giới thiệu tác phẩm mà thí sinh cho rằng học nó làm mình yêu 3,0 thích hoặc yêu thích thêm việc học môn văn + Tác giả. (1,0 điểm) + Tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nghệ thuật,.....). (2,0 điểm)
- b) Thí sinh sử dụng các thao tác lập luận làm rõ việc tác phẩm văn 6,0 học đó tác động đến mình như thế nào thông qua các giá trị mà tác phẩm mang lại, để có được tình cảm yêu thích văn chương nói chung và yêu thích việc học văn nói riêng. - Giá trị nhận thức. (2,0 điểm) - Giá trị giáo dục. (2,0 điểm) - Giá trị thẩm mĩ. (2,0 điểm) * Tự chọn các dẫn chứng và phân tích các dẫn chứng minh họa cho từng luận điểm. Lưu ý: 1) Đối với thí sinh không làm đúng yêu cầu câu 2 sẽ không chấm điểm câu này vì không có kĩ năng phân tích đề và kiến thức lịch sử văn học không vững, cụ thể các trường hợp sau đây: + Chọn tác phẩm văn học nước ngoài. + Chọn bài đọc thêm. + Chọn tác phẩm ra đời ngoài giai đoạn văn học 1930 đến nay. 2) Đối với những thí những thí sinh chọn đoạn trích, nếu: + Từ đoạn trích mà có nói đến toàn bộ tác phẩm thì vẫn chấm bình thường. + Chọn đoạn trích mà không nói đến toàn bộ tác phẩm thì chấm, nhưng sẽ bị trừ điểm tùy theo mức độ. -----------------Hết--------------------
- Họ và tên thí sinh:……………………..………….. Chữ ký giám thị 1: Số báo danh:……………………………..………... …………….……………….. SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 01 trang) * Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ Câu 1: (8 điểm) Mac-xim Gorki có nói: “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”. Tục ngữ Việt Nam lại đúc kết một kinh nghiệm: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Anh, chị hãy cho biết ý kiến của mình về hai câu trên. Câu 2: (12 điểm) “Thơ nghệ thuật của Hồ Chí Minh có sự hòa hợp độc đáo giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại; giữa chất trữ tình và chất “thép”; giữa sự trong sáng, giản dị và sự hàm súc, sâu sắc”. (Ngữ văn 12, tập 1– NXB Giáo dục, 2008, tr.29) Anh, chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên. ---HẾT---
- SỞ GDĐT BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 VÒNG TỈNH NĂM HỌC 2011 - 2012 CHÍNH THỨC (Gồm 03 trang) * Môn thi: NGỮ VĂN (BẢNG B) * Ngày thi: 05/11/2011 * Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1: (8 điểm) Ý Nội dung Điểm I. Yêu cầu về kỹ năng - Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội. - Bố cục rõ ràng; diễn đạt mạch lạc, trong sáng. - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. II. Yêu cầu về kiến thức: Giải thích: - Câu nói của M.Gorki khẳng định vai trò của sách trong việc mở rộng, nâng cao khả năng nhận thức cho con người; Còn câu tục ngữ 1 khẳng định vai trò của sự trải nghiệm thực tế đời sống giúp con 1 người trưởng thành, khôn lớn. - Khái quát nội dung ý nghĩa cả hai câu: Đọc sách và trải nghiệm thực tế là hai con đường giúp con người nâng cao tri thức, hiểu biết và trưởng thành. Phát biểu ý kiến a- Về câu nói của M.Gorki: 1,5 - Khẳng định vai trò của sách (đối với người đọc): Sách giúp chúng ta mở rộng kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết về mọi mặt; Sách còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm cho con người, hướng tới Chân-Thiện-Mỹ; - Thái độ cần có của người đọc: Chăm chỉ đọc sách, biết lựa chọn sách tốt để đọc, có phương pháp đọc sách đúng đắn; biết tích luỹ kiến thức để nâng cao vốn hiểu biết ...; 2 b- Về câu tục ngữ: 1,5 - Đề cao vai trò của sự trải nghiệm: Thực tế đời sống là cơ sở thực tiễn để kiểm chứng và đánh giá kết quả đọc sách; Thế giới được phản ánh trong sách không thể phong phú bằng thực tế đời sống. Vì thế, để đạt được thành công, chúng ta không thể không trải nghiệm thực tế. - Câu tục ngữ có ý nghĩa như một lời khuyên: Hãy gắn bó với thực tế đời sống. Đó là cơ hội trải nghiệm để tự đánh giá năng lực thực tế của mình, biết xử lí, ứng phó trước các tình huống xảy ra; Đó cũng là con đường để nâng cao kiến thức và bản lĩnh của mình. 1 Bảng B
- c- Bàn luận cả hai câu: 3,0 - Cả hai câu đều khẳng định: Con người muốn nâng cao nhận thức phải biết gắn kiến thức sách vở và kiến thức thực tế, gắn lí thuyết với thực tiễn, học phải đi đôi với hành. Nếu tuyệt đối hoá lí thuyết hoặc thực tế sẽ khó đạt đến thành công. - Mỗi phương pháp nhận thức đều có lợi thế và hạn chế riêng. Vì thế phải kết hợp tốt cả hai nhằm phát huy lợi thế của từng phương pháp để hoàn thiện trình độ và kinh nghiệm thực tế của mình. - Phê phán sự lệch lạc trong việc lựa chọn con đường nhận thức của một số người: coi trọng sách vở, xa rời lí thuyết, hoặc lười đọc sách, không chọn đúng sách để đọc ... Nhận thức và hành động của bản thân 1,0 3 - Nhận thức đúng vai trò của sách và sự trải nghiệm thực tế để nâng cao hiểu biết, đi tới thành công. - Liên hệ trách nhiệm của bản thân. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức Câu 2: (12 điểm) Ý Nội dung Điểm I Yêu cầu về kỹ năng: - Biết làm bài văn nghị luận về một ý kiến bàn về văn học; kết cấu bài viết chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp; dẫn chứng phong phú, chọn lọc và thuyết phục; kỹ năng cảm thụ thơ tinh tế - bài viết có tính sáng tạo, thể hiện được chất giọng riêng, có vài đoạn hay, sâu sắc. II Yêu cầu về kiến thức: Trên cơ sở những hiểu biết về phong cách văn học và những kiến thức về thơ nghệ thuật Hồ Chí minh, thí sinh cần làm rõ các ý sau: 1 Thơ nghệ thuật của Bác có sự kết hợp giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại: - Bút pháp cổ điển: + Giàu cảm hứng về thiên nhiên, thiên nhiên thường được quan sát từ cao, từ xa. Nhà thơ không coi trọng việc vẽ lại hình xác của sự vật mà cốt yếu là ghi lại linh hồn của tạo vật bằng những nét chấm phá. + Nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung nhàn tản, hòa hợp với thiên nhiên như những người bạn tri âm, tri kỉ. 4.0 - Bút pháp hiện đại: + Tư tưởng, tình cảm, hình tượng nghệ thuật luôn vận động một cách tự nhiên hướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. + Trong mối quan hệ với thiên nhiên, con người làm chủ tình thế, làm chủ thiên nhiên. 2 Thơ nghệ thuật Hồ chí Minh có sự hài hòa giữa chất tình và chất thép. - Chất tình: tâm tư tình cảm cao đẹp của thi sĩ Hồ chí Minh. 4.0 2 Bảng B
- - Chất thép: tinh thần chiến đấu, tinh thần cách mạng - Hòa hợp giữa tâm hồn thi sĩ với tinh thần chiến sĩ. 3 Thơ nghệ thuật Hồ Chí minh có sự hòa hợp độc đáo giữa sự trong sáng giản dị và sự hàm súc, sâu sắc. - Trong sáng giản dị ở những hình ảnh gần gũi, giản dị, ở ngôn ngữ, giọng điệu không cao ngạo, dạy đời. 4.0 - Hàm súc, sâu sắc ở lời ít, ý nhiều gợi ra những bài học sâu sắc về lẽ sống, về con đường tu dưỡng, rèn luyện. Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức HẾT 3 Bảng B
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA Năm học: 2011-2012 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN Lớp 12 THPT Số báo danh Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 …...............…… Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Đề này có 01 trang, gồm 03 câu. Câu I ( 6.0 điểm) Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi tôn cao nhau. Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi làm đầy nhau. Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào? - Chúng tôi đan vào nhau, lan tới tận chân trời. Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? Tôi hỏi người: Người sống với nhau như thế nào? (Hỏi - Hữu Thỉnh) Từ ý thơ trên, trình bày suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người. Câu II (6.0 điểm) Cảnh cho chữ (trích Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) - cuộc tương ngộ của những tấm lòng. Câu III (8.0 điểm) Nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca. ……………………………..HẾT…………………………. • Thí sinh không sử dụng tài liệu. • Giám thị không giải thích gì thêm.
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH THANH HÓA Năm học: 2011-2012 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN (Đề chính thức) Lớp 12 THPT Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2012 (Hướng dẫn gồm 05 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM I Suy nghĩ của anh /chị về những bài học trong cách sống của con người 6.0 Yêu cầu về kĩ năng trình bày điểm Đảm bảo một văn bản nghị luận xã hội có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ 0.5 chức sắp xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi dùng từ, diễn đạt… Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm) 1. Giải thích nội dung ý thơ (1.5 điểm) Từ sự nhận thức về phương thức tồn tại của tự nhiên (đất, nước, cỏ), nhà thơ thể hiện nỗi trăn trở, chiêm nghiệm, day dứt về lẽ sống của 0.5 con người trước cuộc đời. Phương thức tồn tại của tự nhiên: + Phương thức tồn tại của đất: tôn cao nhau - Là cách tồn tại trong sự bổ sung, bồi đắp lẫn nhau. + Phương thức tồn tại của nước: làm đầy nhau - Là cách tồn tại trong sự 0.5 san sẻ, cảm thông với nhau. + Phương thức tồn tại của cỏ: đan vào nhau - Là cách tồn tại trong sự gắn bó chặt chẽ với nhau. -> Đó là cách diễn đạt hình ảnh để khẳng định một phương châm sống cao đẹp, luôn bồi đắp, tôn vinh, chia sẻ và gắn bó với nhau trong cuộc 0.5 sống. Đó là cách sống cao thượng, vượt lên trên cái tôi cá nhân ích kỉ đời thường để hướng tới một lẽ sống lớn lao, đích thực. 2. Những bài học về cách sống của con người (3.5 điểm ) Cần phải xác định một phương châm sống cao đẹp (3.0 điểm ) Trong cuộc sống, cần phải học cách hi sinh và dâng hiến. 1.0 Cần phải sống với nhau bằng thái độ sẻ chia, cảm thông. 1.0 Sức mạnh của sự sống đích thực chính là sự đoàn kết, gắn bó giữa 1.0 người với người. Phải áp dụng phương châm sống một cách đúng đắn, hợp lí, tránh những sự hi sinh mù quáng, sự sẻ chia không đúng chỗ, nhắm mắt làm 0.5 ngơ trước hành vi tội lỗi của người khác, gây bè kết phái với mục đích không trong sáng… 3. Liên hệ bản thân 0.5 1
- Học sinh cần phải luôn học hỏi nâng cao, trau dồi nhận thức để có một phương châm sống cao đẹp. Cần phải vận dụng phương châm sống một cách linh động và phù hợp trong thực tiễn, tránh áp dụng một cách máy móc, khô cứng. II Cảnh cho chữ - cuộc tương ngộ của những tấm lòng. 6.0 Yêu cầu về kĩ năng trình bày : điểm Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp 0.5 xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt… Yêu cầu về kiến thức ( 5.5 điểm) 1. Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, đoạn trích - Nguyễn Tuân (1910 - 1987) là người có nhiều đóng góp quan trọng cho nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Chữ người tử tù in trong tập Vang bóng một thời là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của nhà văn. 0.5 - Cảnh cho chữ nằm ở cuối tác phẩm, khi tình huống truyện được đẩy lên đến đỉnh điểm. Đoạn trích như một bước “cởi nút”, vừa hoá giải tình huống, vừa mở ra một chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm. Đó là một đoạn kết xúc động, trang trọng, cổ kính và hấp dẫn. 2. Giải thích nhận định Cuộc tương ngộ của những tấm lòng là cuộc gặp gỡ của những tấm 1.0 lòng, tâm hồn đồng cảm, đồng điệu. Đây là cuộc hội ngộ của những tâm hồn đam mê cái đẹp; những nhân cách trong sáng, cao cả. 3. Tại sao cảnh cho chữ là cuộc tương ngộ của những tấm lòng (3.0 điểm) Cuộc tương ngộ ấy vượt thoát khỏi những ràng buộc tầm thường, là sự thăng hoa của niềm đam mê cái đẹp. + Hoàn cảnh cho chữ: không gian, thời gian, ánh sáng. + Tư thế, tâm thế của người cho và nhận: Huấn Cao cho chữ vào đêm 1.0 cuối cùng của cuộc đời, trong tư thế của một người cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Kẻ tử tù được miêu tả ở tư thế bề trên uy nghi. Viên quản ngục và thầy thơ lại là những người đại diện cho cường quyền lại khúm núm, run run, ngưỡng mộ, trọng vọng người tù. Đây là cuộc gặp gỡ xưa nay chưa từng có giữa ba con người - ba tâm hồn - ba nhân cách; là lần gặp đầu tiên, nhưng cũng là lần cuối cùng. Họ tước bỏ mọi rào cản để đến với nhau bằng con người thật, ước muốn thật + Viên quản ngục, thầy thơ lại: khát vọng chiêm ngưỡng, thưởng thức, 1.0 bảo tồn và gìn giữ cái đẹp. + Huấn Cao: khát vọng sáng tạo cái đẹp, phát hiện và trân trọng cái đẹp; là người có sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ thiên lương. -> Ba con người dù khác nhau về hoàn cảnh, địa vị, tâm thế nhưng đều gặp nhau ở niềm đam mê cái đẹp, ở thiên lương trong sáng. Đó là 1.0 nhịp cầu kì diệu xoá mờ mọi ranh giới, ràng buộc, quan niệm tầm thường; là sự đồng cảm, tri âm sâu sắc giữa những tâm hồn, tấm lòng. 4. Giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của cảnh cho chữ (1.0 điểm) 2
- Giá trị tư tưởng: + Cái đẹp, cái thiện không thể sống chung với cái xấu xa, bạc ác. Muốn chơi chữ, trước hết phải giữ được thiên lương (lời di huấn của Huấn Cao). 0.5 + Niềm tin vào sự bất diệt của thiên lương, vào sự chiến thắng của cái đẹp, cái thiện. + Lòng ngưỡng vọng những vẻ đẹp trong truyền thống văn hoá của dân tộc. Giá trị nghệ thuật: Sử dụng thành công bút pháp tương phản, đối lập, bút pháp tạo hình, 0.5 nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật dựng cảnh; lựa chọn và khắc hoạ những chi tiết tiêu biểu… III Nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo trong Đàn ghi ta của Lor-ca. 8.0 Yêu cầu về kĩ năng trình bày điểm Đảm bảo một văn bản nghị luận có bố cục rõ ràng, hợp lí, tổ chức sắp 0.5 xếp ý một cách lôgic, chặt chẽ, hành văn trôi chảy, mạch lạc, chữ viết rõ ràng, cẩn thận, không có quá 3 lỗi về chính tả, dùng từ, diễn đạt… Yêu cầu về kiến thức (7.5 điểm) 1. Giới thiệu vài nét về nhà thơ, bài thơ - Thanh Thảo (1946) là nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ ông giầu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm. 0.5 - Đàn ghi ta của Lorca được viết năm 1979 tại Đà Nẵng, in trong tập Khối vuông Ru bích (1985). Nhà thơ chọn thời điểm bi phẫn nhất cuộc đời Lorca cho cảm hứng thi phẩm. Bài thơ tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ Thanh Thảo. 2. Lý giải chung về sự nỗ lực cách tân thơ Việt của Thanh Thảo. (2.0 điểm) Cách tân về phương diện nội dung: xu hướng đào sâu vào cái tôi nội cảm - Là cái tôi hoàn toàn đắm chìm trong cái tôi cảm xúc, không hề có 0.5 sự chi phối của lý trí. Cách tân về phương diện nghệ thuật: tìm kiếm những phương thức biểu đạt mới ở hình thức câu thơ tự do, nhịp điệu thơ, hệ thống thi ảnh, ngôn 0.5 từ. Trong Đàn ghi ta của Lorca, cái tôi nội cảm Thanh Thảo đã tìm đến những phương thức biểu đạt mới để xây dựng hai hình tượng xuyên suốt là hình tượng Lorca và tiếng đàn có ý nghĩa biểu tượng. Những nỗ lực 1.0 ấy của nhà thơ đã mở ra hướng đi mới mẻ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại. 3. Những biểu hiện cụ thể của sự cách tân trong Đàn ghi ta của Lorca (4.0 điểm) a. Xây dựng hình tượng Lorca và hình tượng tiếng đàn qua hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ (3.0 điểm) 3
- Lorca - Người nghệ sĩ tự do, cô đơn - Hình ảnh thực: áo choàng đỏ gắt, vầng trăng chếnh choáng, yên ngựa mỏi mòn gợi hình ảnh người chiến binh khát khao tự do nhưng đơn độc trong cuộc chiến đấu với chế độ chính trị độc tài đương thời Tây Ban 1.0 Nha. Một nghệ sĩ cách tân chống lại nền nghệ thuật già nua. - Hình ảnh biểu tượng: tiếng đàn bọt nước -> tiếng đàn như có linh hồn, có số phận mong manh. Đó chính là dự cảm, là nền tảng để nhà thơ tái hiện cái chết bi thảm người nghệ sĩ Lorca . Lorca - Cái chết oan khuất, đau đớn đầy bi thương - Hình ảnh thực: áo choàng bê bết đỏ -> sự thật phũ phàng, người chiến sĩ Lorca bị giết hại. - Hình ảnh biểu tượng: + tiếng ghi ta nâu (gợi chất liệu làm nên cây đàn; màu đồng đất; màu da nâu; nỗi buồn trong thơ Lorca) -> tạo âm hưởng vừa gần gũi vừa buồn thương da diết. + tiếng ghi ta xanh biết mấy : Sự cộng hưởng màu sắc (thị giác) với âm thanh tiếng đàn (thính giác)->gợi sự sống tràn trề và cảm giác đau xót, ngậm ngùi cho vẻ đẹp đang bị phá huỷ. Đó cũng chính là sự nuối tiếc, 1.0 xót thương của Thanh thảo dành cho Lorca. + tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, ghi ta ròng ròng máu chảy Âm thanh chuyển thành hình khối -> Âm thanh hoá thành thân phận. Tiếng đàn chính là số phận, là định mệnh nghiệt ngã của người nghệ sĩ Lorca -> Bằng bút pháp siêu thực, hệ thống thi ảnh và ngôn từ mới mẻ, Thanh Thảo đã đào sâu vào cái tôi nội cảm của mình để tái hiện hình tượng người nghệ sĩ Lorca trong sự hoà âm với hình tượng tiếng đàn. Ẩn chứa trong từng tiếng đàn là nỗi buồn đau, xót thương mà nhà thơ Thanh Thảo dành cho Lorca - người con tài năng mà đoản mệnh. Lorca - cuộc đời, tâm hồn và sáng tạo nghệ thuật đi vào bất tử. - Hình ảnh biểu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang. Lời di nguyện của Lorca muốn hâu thế phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi đến sáng tạo nghệ thuật mới hơn, hay hơn. Thực tế tiếng thơ của ông đã trở thành bất tử. - Hình ảnh biểu tượng đậm chất siêu thực: Lorca bơi sang ngang, trên 1.0 chiếc ghi ta màu bạc -> sắc màu cây đàn vừa gợi sự thanh sạch, ngay thẳng, vừa nhuốm màu siêu thoát, hư ảo nhưng trường tồn. Dù người nghệ sĩ bơi sang ngang với chiếc ghi ta màu bạc của mình nhưng linh hồn, tiếng đàn của anh thì vẫn trường cửu, không ngừng vươn lên, lan toả trong lòng các thế hệ mai sau. b. Cái tôi nội cảm Thanh Thảo qua hình thức câu thơ giàu tính nhạc 1.0 - Hình thức câu thơ tự do, xoá bỏ mọi ràng buộc, không dấu ngắt câu 4
- (toàn bài thơ chỉ có một dấu ba chấm ở cuối bài) thể hiện một dòng cảm xúc liền mạch tuôn chảy giữa những dòng thơ. - Phép điệp, phép láy tạo nên tiết tấu, nhịp điệu giàu tính nhạc. - Chuỗi âm thanh li la li la li la tạo nên đặc trưng nhạc điêu riêng cho bài thơ, đồng thời ssể lại dư âm, dư ảnh (chuỗi hoa tím mà Lorca để lại, hay là chuỗi hoa người đời, người thơ thầm kín viếng hương hồn Lorca). Đó là sự giao thoa giữa thơ và nhạc và cũng chính là sự tri ân, ngưỡng mộ thành kính của nhà thơ Thanh Thảo dành cho người nghệ sĩ Lorca 4. Đánh giá nâng cao - Bài thơ là sự gặp gỡ của hai nhà thơ, sự giao thoa giữa hai nền văn hoá. - So sánh, mở rộng với một số nhà thơ khác để nhấn mạng sự nỗ lực 1.0 cách tân thơ Việt của Thanh Thảo. ( Lưu ý: Bài làm của thí sinh có thể tách bạch hoặc kết hợp sự cách tân về nội dung và sự cách tân về nghệ thuật. Giám khảo cần linh hoạt trong việc chấm và cho điểm). Lưu ý chung * Khuyến khích (cho thêm điểm nhưng không được vượt quá mức điểm qui định) đối với những ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lí, thuyết phục và những bài viết có có cá tính, giọng điệu, cảm xúc riêng. * Ở từng ý trong bài làm của thí sinh, căn cứ vào mức độ đạt được, giám khảo cho các mức điểm thấp hơn mức điểm trong Hướng dẫn chấm. . ……………………………..HẾT…………………………. 5
- SỞ GIÁO DỤC& ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 12 THPT CẤP TỈNH QUẢNG TRỊ Khoá ngày 30 tháng 10 năm 2010 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm) “...Trong hàng thanh niên chịu ảnh hưởng của thơ Pháp, nhiều người lại quay về thơ Đường. Thanh thế thơ Đường ở nước ta xưa nay bao giờ cũng lớn. Nhưng vì cái học khoa cử, những bài thơ kiệt tác ngâm đi giảng lại hoài đã gần thành vô nghĩa(...)Thiếu niên Tây học có người xem sách nho cốt tìm một nguồn sống tinh thần. Họ đi tới thơ Đường với một tấm lòng trong sạch và mới mẻ, điều kiện cần thiết để hiểu thơ. Cho nên dầu dốt nát, dầu nghĩa câu nghĩa chữ lắm khi họ rất mờ, họ đã hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng”. (THI NHÂN VIỆT NAM-Hoài Thanh & Hoài Chân). a. Nội dung đoạn văn bàn đến vấn đề gì? b. Giải thích ý nghĩa câu văn cuối: “Cho nên dầu dốt nát, dầu nghĩa câu nghĩa chữ lắm khi họ rất mờ, họ đã hiểu thơ Đường hơn nhiều tay khoa bảng ”. Câu 2 (4 điểm) Một đoạn thoại trong vở kịch FAUST của Goeth nói: “Lý thuyết chỉ là màu xám, cây đời mãi mãi xanh tươi ”. Viết một đoạn văn ( khoảng dưới 1000 từ) nói rõ suy nghĩ của em từ ý kiến trên. Câu 3 (12 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ sau: MÙA XUÂN CHÍN (Hàn Mặc Tử) Trong làn nắng ửng: khói mơ tan. Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Sột soạt gió trêu tà áo biếc, Trên giàn thiên lý. Bóng xuân sang. Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Bao cô thôn nữ hát trên đồi: -Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi... Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, Hổn hển như lời của nước mây... Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc, Nghe ra ý vị và thơ ngây... Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng, -Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang? (Trích trong phần “Hương thơm”- Tập ĐAU THƯƠNG) -----HẾT----- Họ và tên thí sinh........................................................................... Số báo danh...................................Phòng thi................................
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm). Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị tức thời". Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những "giá trị bền vững". Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm). Sóng của Xuân Quỳnh không chỉ là "hoa dọc chiến hào" mà còn là bài thơ đi cùng năm tháng. - - - HÕt - - -
- Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:.......................... SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: NGỮ VĂN LỚP 12 THPT - BẢNG B Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (8,0 điểm). Nhà văn Nguyễn Khải cho rằng: Để sống được hàng ngày tất nhiên phải nhờ vào những "giá trị tức thời". Nhưng sống cho có phẩm hạnh, có cốt cách nhất định phải dựa vào những "giá trị bền vững". Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu 2 (12 điểm). Sức hấp dẫn của bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng). - - - HÕt - - -
- Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:..........................
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tuyển tập đề thi học sinh giỏi các môn lớp 9
43 p | 1378 | 325
-
Đề thi học sinh giỏi môn Vật lí lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Trần Nguyên Hãn, Hải Phòng
8 p | 58 | 6
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 năm 2020-2021 - Trường THPT Phan Chu Trinh, Phú Yên
5 p | 37 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
5 p | 207 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh
5 p | 114 | 5
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Liễn Sơn, Vĩnh Phúc
7 p | 83 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 - Sở GD&ĐT Khánh Hòa
8 p | 38 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Bến Tre
1 p | 44 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Cà Mau
1 p | 152 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bình Định
1 p | 138 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Phùng Khắc Khoan, Hà Nội
5 p | 51 | 4
-
Để thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Trường THPT Lê Quý Đôn, Đống Đa
7 p | 52 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Quế Võ số 1
6 p | 96 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp thành phố năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Cần Thơ
1 p | 46 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2019-2020 - Sở GD&ĐT Cao Bằng
1 p | 25 | 3
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp trường năm 2020-2021 - Trường THPT Mỹ Đức C, Hà Nội
6 p | 89 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Sinh lớp 11 cấp tỉnh năm 2020-2021 - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
5 p | 64 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 cấp quốc gia năm 2020 có đáp án - Sở GD&ĐT Bắc Ninh
10 p | 20 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn