intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 6 năm 2013-2014 - Kèm đáp án

Chia sẻ: Trần Ngọc Sang | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

1.789
lượt xem
194
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 6 năm 2013 - 2014 kèm đáp án dành cho các bạn học sinh lớp … giúp các em ôn tập lại kiến thức đã học và đồng thời giáo viên cũng có thêm tư liệu tham khảo trong việc ra đề thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi học sinh giỏi môn Văn lớp 6 năm 2013-2014 - Kèm đáp án

  1. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG ĐỀ KHẢO SÁT CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Ngữ Văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC (Thời gian làm bài 120 phút) Câu 1( 5 điểm): Cảm nhận của em về vẻ đẹp của rừng mơ trong đoạn thơ sau: Rừng mơ ôm lấy núi Mây trắng đọng thành hoa Gió chiều đông gờn gợn Hương bay gần bay xa… (Rừng mơ ­ Trần Lê Văn ) Câu 2( 3 điểm): Viết một đoạn văn có độ dài khoảng 5 – 7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn kết truyện “ Bức tranh của em gái tôi ” của nhà văn Tạ Duy Anh: “Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: “ Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy ”. ( SGK Ngữ Văn 6­ tập II ) Câu 3 ( 12 điểm): Văn bản “ Vượt thác” của nhà văn Võ Quảng cho em thấy vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa. Bằng bài văn miêu tả, em hãy dựng lại bức tranh đó. ………………Hết…………………… Họ và tên thí sinh ………………………………………… Số báo danh………… 1
  2. UBND HUYỆN ĐÔNG HƯNG HƯỚNG DẪN CHẤM CHỌN NGUỒN HỌC SINH GIỎI PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NĂM HỌC 2013 – 2014 Môn: Ngữ Văn 6 I/ YÊU CẦU CHUNG: ­ Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của các em. ­ Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo chấm cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm, khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. ­ Điểm toàn bài làm tròn đến 0,25. II/YÊU CẦU CỤ THỂ: Câu 1( 5 điểm): 1/ Yêu cầu về kỹ năng: ­ HS biết cách viết bài văn cảm thụ có bố cục rõ ràng, văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc. ­ Lời văn chuẩn xác, không mắc lỗi chính tả. 2/ Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có những cảm nhận khác nhau song cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản sau: * Cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh rừng mơ đẹp, thơ mộng, và đầy hấp dẫn trong một buổi chiều: ­ Với nghệ thuật nhân hóa “rừng mơ ôm lấy núi” đã gợi tả hình ảnh một rừng mơ bạt ngàn, mơ bao trùm ôm ấp lên tất cả ngọn núi tưởng như là cánh rừng mênh mông bất tận. ­ Câu thơ thứ 2 có lẽ là câu thơ hay nhất trong đoạn. Bằng nghệ thuật liên tưởng nhà thơ vẽ ra một hình ảnh thật thơ mộng: màu trắng của hoa hòa vào màu trắng của mây trời tưởng như là những đám mây trắng trên trời đậu xuống, kết đọng thành muôn nghìn bông hoa mơ trắng tinh khôi… ­ Từ láy “gờn gợn” gợi cơn gió nhẹ nhàng lướt qua làm cả rừng mơ trắng bạt ngàn đong đưa theo chiều gió, gió mang hương thơm lan tỏa khắp núi rừng “bay gần bay xa” khiến không gian như tràn ngập mùi hương. 2
  3. * Từ vẻ đẹp của thiên nhiên rừng mơ, ta thấy được tâm hồn nhạy cảm tinh tế của nhà thơ tr­íc vÎ ®Ñp cña ®Êt trêi tõ ®ã göi g¾m t×nh yªu thiªn nhiªn tha thiÕt,sù g¾n bã víi quª h­¬ng ®Êt n­íc. Đo¹n th¬ bồi đắp cho ta tình yªu vµ niềm tự hµo tr­íc vÎ ®Ñp cña ®Êt n­íc m×nh. Lưu ý: HS tự do trình bày suy nghĩ của mình, tích hợp vốn hiểu biết từ văn học, từ cuộc sống, từ các kênh thông tin khác... miễn sao phù hợp, giáo viên cần khuyến khích sự sáng tạo của học sinh. CÁCH CHO ĐIỂM ­ Điểm 4­ 5: đủ nội dung, diễn đạt mạch lạc, giàu cảm xúc, biết chỉ ra được các nét đặc sắc của bài thơ, có sự sáng tạo trong cách thể hiện. ­ Điểm 2­ 3: nội dung chưa thật đầy đủ, cách viết đôi chỗ còn lúng túng, thiếu sự sáng tạo, cảm xúc chưa rõ. ­ Điểm 1: Bài quá sơ sài, chưa có cảm xúc. Câu 2( 3 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: HS biết viết một đoạn văn đáp ứng yêu cầu của đề: độ dài từ 5­7 câu, có mở đoạn, kết đoạn hoàn chỉnh. Văn viết trong sáng, diễn đạt trôi chảy. 2. Yêu cầu về nội dung: HS có thể diễn đạt bằng nhiều cách song phải đảm bảo được các ý cơ bản sau: ­ Đoạn kết của truyện thể hiện tâm trạng xúc động không nói nên thành lời của người anh khi nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của cô em gái Kiều Phương. ­ Lời độc thoại của người anh như một lời thú tội đau đớn khi nhận ra phần hạn chế ở chính mình ( tự ti, tự ái, đố kị), đồng thời người anh cũng thức tỉnh trước tình cảm trong sáng, chân thành, tài năng hội họa và tấm lòng bao dung nhân hậu của người em gái. ­ Đoạn kết câu chuyện mở ra cho người đọc sự suy ngẫm riêng: lòng nhân hậu, sự độ lượng bao dung thật cao quý và có sức chinh phục rất lớn, nó đã cảm hóa được phần nhỏ bé, xấu xa trong tâm hồn con người. C¸ch cho ®iÓm: ­ Tõ 2­3 ®iÓm víi bµi viÕt ®¶m b¶o c¸c yªu cÇu trªn, bµi viÕt m¹ch l¹c, cã c¶m xóc ­ 1 ®iÓm cho bµi cã néi dung quá s¬ sµi, cßn m¾c lçi chÝnh t¶, diễn đạt. Câu 3( 12 điểm): 1. Yêu cầu về kĩ năng: ­ HS biết cách làm bài văn miêu tả ( tả cảnh thiên nhiên + tả người). 3
  4. ­ Văn viết trôi chảy, giàu cảm xúc, biết vận dụng tốt các thao tác quan sát, liên tưởng, so sánh... trong quá trình miêu tả. 2. Yêu cầu về kiến thức: ­ HS bám sát văn bản “Vượt thác” để dựng lại một bức tranh về vẻ đẹp phong phú, hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn và vẻ đẹp của người lao động tài hoa với những ý cơ bản sau: A, Mở bài: ­ Giới thiệu cảnh dòng sông Thu Bồn và nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. B, Thân bài: * Bức tranh thiên nhiên: Cảnh thiên nhiên nơi dòng sông Thu Bồn được trải dài theo hành trình của con thuyền nên có sự biến đổi phong phú: ­ Quang cảnh đoạn sông ở khu vực đồng bằng: êm đềm, hiền hòa, thơ mộng, thuyền bè tấp nập, hai bên bờ rộng rãi, trù phú với những bãi dâu trải ra bạt ngàn... ­ Sắp đến đoạn thác ghềnh: vườn tược càng um tùm, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt, đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước; núi non ...... ­ Đoạn sông có nhiều thác dữ: dòng nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. ­ Vượt qua thác dữ: dòng sông chảy quanh co, những bụi cây to, vùng đồng bằng mênh mông, bằng phẳng.... * Hình ảnh dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác: Trên nền thiên nhiên hùng vĩ đó, con người lao động hiện lên với những vẻ đẹp về: ­ Ngoại hình: Dượng Hương Thư cởi trần, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt nổi cuồn cuộn, hai hàm răng nghiến chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa – vẻ đẹp của con người lao động vùng sông nước khỏe mạnh, cường tráng. ­ Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông, ghì chặt trên đầu sào, động tác rút sào rập ràng nhanh như cắt. ­ Tư thế: vững vàng, làm chủ thiên nhiên. ­ Tính cách: lúc ở nhà nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì. Khi làm việc: là người chỉ huy thuyền vượt thác dày dạn kinh nghiệm với sự quyết liệt, rắn rỏi. 4
  5. Lưu ý: HS biết sử dụng các hình ảnh so sánh, nhân hóa.... trong quá trình miêu tả, sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, sáng tạo; vận dụng tốt các thao tác làm bài văn tả cảnh kết hợp tả người. C, Kết bài: ­ HS trình bày cảm nghĩ của mình về cảnh thiên nhiên và con người qua bức tranh đó. CÁCH CHO ĐIỂM ­ Điểm 10­ 12: Hiểu đề sâu sắc, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng. Vận dụng tốt phương pháp làm bài văn miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. ­ Điểm 7 ­ 9: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn miêu tả, bài có cảm xúc song đôi chỗ miêu tả chưa sáng tạo. Còn mắc một số lỗi về chính tả, diễn đạt. ­ Điểm 4 ­ 6: Đáp ứng được yêu cầu của đề ở mức độ thấp, vận dụng kĩ năng làm văn miêu tả chưa tốt, miêu tả cảnh và nhân vật y nguyên như văn bản. Còn mắc nhiều lỗi về chính tả, diễn đạt. ­ Điểm 1 – 3: Chưa hiểu yêu cầu của đề, không biết vận dụng văn miêu tả sáng tạo, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng. .......................... HẾT ............................. 5
  6. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN TẠO NĂM HỌC 2013-2014 THÁI THỤY Môn: Ngữ văn 6 ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian: 120 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1. (5 điểm) Em đã được học văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (Sách Ngữ văn 6 tập hai - Nhà xuất bản Giáo dục). Qua việc đọc hiểu văn bản, hãy trả lời các câu hỏi sau: a) Em có nhận xét gì về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả ? b) Qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn đã hối hận và rút ra cho mình bài học gì ? c) Từ bài học của Dế Mèn, em hãy nêu ngắn gọn cảm nhận, suy nghĩ của mình về lòng nhân ái, về tình cảm bạn bè của mỗi học sinh chúng ta hôm nay. Câu 2. (3 điểm) “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) Em hãy nêu ý nghĩa của khổ thơ trên. Câu 3. (12 điểm) Tủ sách của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.
  7. Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: ………… PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM THÁI THỤY BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013-2014 Môn: Ngữ văn 6 I. Hướng dẫn chung - Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh. - Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn. - Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn). II. Đáp án và thang điểm Câu 1. 5 điểm a) Nhận xét về cách miêu tả hình dáng, tính cách Dế Mèn của tác giả: 3 điểm - Tác giả đã chuyển vai để Dế Mèn tự kể chuyện, trong đó có tự miêu tả hình dáng và tính cách thông qua lối viết đồng thoại, sử dụng biện pháp nhân hóa (Dế Mèn biết nói năng, suy nghĩ, hành động như một nhân vật…) 1 điểm 2
  8. - Việc miêu tả hình dáng Dế Mèn: tác giả đã miêu tả khá kĩ ngoại hình Dế Mèn, tập trung làm nổi bật vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn; vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn còn được thể hiện ở sức mạnh, điệu bộ, động tác… 1 điểm - Việc miêu tả ngoại hình, điệu bộ, động tác làm bộ lộ rõ tính cách của Dế Mèn: đó là một chàng Dế mới lớn, hung hăng, xốc nổi, kiêu căng, tự phụ, xem thường mọi người… 1 điểm b) Bài học Dế Mèn hối hận và rút ra cho mình qua thái độ với Dế Choắt, qua việc bày trò trêu chọc chị Cốc gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt: 1 điểm - Hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mình… 0,5 điểm - Nếu đã trót không suy tính, lỡ xảy ra những việc dại dột dù về sau có hối cũng không thể làm lại được. 0,5 điểm c) Từ bài học của Dế Mèn, hs nêu ngắn gọn cảm nhận, suy nghĩ của mình về lòng nhân ái, về tình cảm bạn bè 1 điểm - Phải suy nghĩ trước khi làm một việc nào đó xem có đúng không, có được mọi người đồng tình không… 0,5 điểm - Khiêm tốn, có lòng nhân ái, biết thương yêu giúp đỡ bạn bè… 0,5 điểm (Nếu hs chỉ làm ý 2, nhưng nêu cụ thể bài học về tình thương yêu, giúp đỡ mọi người, về tình cảm bạn bè, chống những biểu hiện tiêu cực, bạo lực học đường… vẫn có thể cho điểm tối đa ý c (1 điểm). Câu 2. 3 điểm Nêu ý nghĩa của khổ thơ: “Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh” (Trích bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” - Minh Huệ) - Đêm Bác không ngủ miêu tả trong bài thơ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác Hồ. 1 điểm 3
  9. - Bác không ngủ vì lo việc nước, vì thương bộ đội, dân công đã là một “lẽ thường tình” của Bác, vì Bác là vị lãnh tụ của dân tộc, là người Cha thân yêu của quân đội ta… 1 điểm - Khổ thơ đã nâng ý nghĩa của câu chuyện lên tầm khái quát lớn, làm người đọc hiểu một chân lý giản đơn mà rất lớn lao đó là tình thương yêu của Bác Hồ với nhân dân ta nói chung, với anh bộ đội, chị dân công nói riêng… 1 điểm Câu 3. 12 điểm Tủ sách của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình. Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 1. Về kĩ năng: - Bài văn có bố cục đầy đủ, hợp lý, chữ viết đúng chính tả, trình bày đẹp. - Vận dụng đúng phương pháp làm văn tự sự (Mượn lời một đồ vật gần gũi để kể chuyện tưởng tượng). - Bài văn có cảm xúc, có lời kể, đúng ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo. 2. Về kiến thức: - Đây là một đề văn mở, yêu cầu học sinh biết vận dụng tốt văn tự sự để chuyển vai kể một câu chuyện tưởng tượng, vì thế nên sự sáng tạo của học sinh trong việc vận dụng kiến thức đã học với thực tế rất quan trọng. - Yêu cầu hs nhập vai vào nhân vật của câu chuyện (Tủ sách của một bạn học sinh giỏi) để kể lại câu chuyện và nói lên cảm nghĩ, tâm trạng của nhận vật. Tâm trạng đó được biểu hiện qua suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, lời nói … 3. Yêu cầu cụ thể: Mở bài: 2 điểm - Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. HS có thể sáng tạo ra một tình huống để nhân vật tôi ( tủ sách) tự kể về mình. Thân bài: 8 điểm - Tủ sách tự giới thiệu về mình (sự ra đời của Tủ sách, tự miêu tả hình dáng, trang phục, tên, tuổi, vị trí đứng trong nhà…) 2 điểm 4
  10. - Tủ sách tự kể lại chuyện về mình: công việc hàng ngày, sự gắn bó, tình cảm với bạn học sinh... 2 điểm - Kể lại tâm trạng, suy nghĩ, cử chỉ, thái độ, lời nói, tâm sự, lời nhắn nhủ của Tủ sách với bạn học sinh giỏi… 2 điểm - Khuyến khích những bài làm sáng tạo: ngoài các ý lớn trên, trong bài làm, hs biết tạo ra một câu chuyện cụ thể, sinh động, ấn tượng… 2 điểm Kết bài: 2 điểm - Tình cảm, lời nhắn nhủ của Tủ sách với các bạn học sinh nói chung, với bạn học sinh giỏi – người bạn thân của Tủ sách nói riêng… 4) Vận dụng cho điểm: Điểm 11 -12: Hiểu đề sâu sắc. Đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng tốt văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tốt, bố cục rõ, chữ viết đẹp, bài làm có cảm xúc và sáng tạo. Điểm 9 - 10: Hiểu đề. Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu của đề. Biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại câu chuyện theo trí tưởng tượng, có kết hợp với miêu tả. Trình bày và diễn đạt tương đối tốt, bố cục rõ, bài làm có cảm xúc nhưng còn đôi chỗ kể chưa sáng tạo… Có thể mắc một số lỗi nhỏ về chính tả và diễn đạt. Điểm 7 - 8: Tỏ ra hiểu đề. Đáp ứng được các yêu cầu về nội dung và phương pháp. Vận dụng văn kể chuyện tưởng tượng chưa tốt, có miêu tả các nhân vật và khung cảnh nhưng chưa rõ, đôi chỗ còn lan man. Có thể mắc lỗi về chính tả và diễn đạt. Điểm 5 - 6: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng chưa tốt, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng…Còn mắc lỗi về chính tả và diễn đạt. Điểm 3 - 4: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, chưa biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc sang kể lể lan man, lủng củng, hoặc lạc đề…Còn mắc nhiều lỗi về chính tả và diễn đạt. 5
  11. Điểm 1 - 2: Chưa hiểu yêu cầu của đề bài, không biết vận dụng văn kể chuyện để kể lại một câu chuyện theo trí tưởng tượng, có nhiều đoạn lạc đề, lủng củng … Điểm 0: Bài để giấy trắng. 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0