intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi thử ĐH môn Sinh - THPT Nguyễn Huệ năm 2014 (đề 485)

Chia sẻ: Trần Văn Tuấn | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

120
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo đề thi thử Đại học môn Sinh - THPT Nguyễn Huệ năm 2014 (đề 485) kèm đáp án để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi thử ĐH môn Sinh - THPT Nguyễn Huệ năm 2014 (đề 485)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC NĂM 2014 TRƯỜNG THPT NGUYỄN HUỆ MÔN SINH HỌC Thời gian làm bài: 90 phút (50 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 485 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: ............................. I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40): Câu 1: Phả hệ dưới đây ghi lại sự di truyền của một bệnh rất hiếm gặp ở người do một gen đột biến gây nên. Điều giải thích nào dưới đây là đúng về sự di truyền của bệnh trên phả hệ? A. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể X qui định. B. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X qui định. C. Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. D. Bệnh do gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Câu 2: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là A. Chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. B. Đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. C. Đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm D. Đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi. Câu 3: Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng có trình tự sắp xếp các gen như sau ABCDEFGHI và abcdefghi. Do rối loạn trong quá trình giảm phân đã tạo ra một giao tử có nhiễm sắc thể trên với trình tự sắp xếp các gen là ABCdefFGHI. Có thể kết luận, trong giảm phân đã xảy ra hiện tượng: A. Nối đoạn NST bị đứt vào NST tương đồng. B. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST tương đồng. C. Trao đổi đoạn NST không cân giữa 2 crômatit của 2 NST không tương đồng. D. Nối đoạn NST bị đứt vào NST không tương đồng. Câu 4: Để chuyển một gen của người vào tế bào vi khuẩn E-coli nhằm tạo ra nhiều sản phẩm của gen người trong tế bào vi khuẩn người ta phải lấy mARN của gen người cần chuyển, cho phiên mã ngược thành ADN rồi mới gắn ADN này vào plasmit và chuyển vào vi khuẩn. Vì nếu không làm như vậy thì A. gen của người có kích thước lớn không đưa vào được tế bào vi khuẩn. B. gen của người sẽ không thể dịch mã được trong tế bào vi khuẩn. C. sản phẩm được tổng hợp từ của gen của người sẽ không bình thường và không có giá trị sử dụng. D. gen của người sẽ không thể phiên mã được trong tế bào vi khuẩn Câu 5: Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen? A. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện. B. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn. C. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp. D. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. Câu 6: Một khu rừng rậm bị chặt phá quá mức, dần mất cây to, cây bụi và cỏ chiếm ưu thế, động vật hiếm dần. Đây là: A. Biến đổi tiếp theo B. Diễn thế phân huỷ C. Diễn thế nguyên sinh D. Diễn thế thứ sinh Câu 7: Điểm khác nhau trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn và sinh vật nhân sơ là 1. sự sao chép ADN ở sinh vật nhân chuẩn có thể xảy ra đồng thời trên nhiều phân tử ADN. 2. ở sinh vật nhân chuẩn, có nhiều điểm khởi đầu sao chép trên mỗi phân tử ADN, còn sinh vật nhân sơ chỉ có một điểm. Trang 1/6 - Mã đề thi 485
  2. 3. các đoạn Okazaki được hình thành trong quá trình sao chép ADN ở sinh vật nhân sơ dài hơn các đoạn Okazaki ở sinh vật nhân chuẩn. 4. mạch ADN mới của sinh vật nhân chuẩn được hình thành theo chiều 5’- 3’ còn ở sinh vật nhân sơ là 3 – 5’. Phương án đúng là ’ A. 1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1, 2, 3, 4 Câu 8: Sử dụng chuỗi thức ăn sau để xác định hiệu suất sinh thái của sinh vật tiêu thụ bậc 1 so với sinh vật sản xuất: Sinh vật sản xuất (2,1.106 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 1 (1,2.104 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 2 (1,1.102 calo) → sinh vật tiêu thụ bậc 3 (0,5.10 2 calo) A. 45,5% B. 0,0052% C. 0,57% D. 0,92% 0 0 Câu 9: Cá rô phi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5,6 C đến 42 C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng? A. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn dưới, 420C gọi là giới hạn trên. B. Nhiệt độ dưới 5,60C gọi là giới hạn trên, 42 0C gọi là giới hạn dưới. C. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, 42 0C gọi là giới hạn trên. D. Nhiệt độ 5,60C gọi là giới hạn dưới, trên 420C gọi là giới hạn trên. Câu 10: Sự giống nhau trong phát triển phôi của các loài thuộc những nhóm phân loại khác nhau phản ánh A. Mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các nhóm loài B. Nguồn gốc chung của sinh giới C. Ảnh hưởng của môi trường D. Sự tiến hóa phân li A 3 Câu 11: Có một phân tử ADN có khối lượng bằng 75.107 đơn vị cacbon và tỉ lệ  tự nhân đôi 3 lần. G 2 Số lượng từng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi nói trên là: A. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.10 6. B. G = X = 3,5.10 5, A = T = 5,25.105. C. G = X = 3,5.106, A = T = 5,25.10 6. D. G = X = 3,25.106, A = T = 5,5.10 5. Câu 12: Trong quá trình phát triển của sinh vật trên trái đất. Đặc điểm nổi bật của hệ động vật ở kỷ Tam điệp thuộc đại Trung sinh là: A. bò sát khổng lồ chiếm ưu thế tuyệt đối, xuất hiện những đại diện đầu tiên của lớp chim. B. một số lưỡng cư đầu cứng thích nghi hẳn với đời sống ở cạn, trở thành những bò sát đầu tiên. C. bò sát phát triển nhanh, xuất hiện bò sát răng thú có bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh, răng hàm. D. phân hóa bò sát cổ, cá xương phát triển, phát sinh thú và chim. Câu 13: Sự hóa đen của bướm sâu đo bạch dương ở vùng công nghiệp là kết quả của A. Sư ảnh hưởng trực tiếp do than bụi của nhà máy lên cơ thể bướm B. Sự biến đổi phù hợp màu sắc của bướm với môi trường C. Chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh do khói bụi nhà máy D. Chọn lọc thể đột biến có lợi đã phát sinh ngẫu nhiên từ trong quần thể bướm Câu 14: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdEE khi giảm phân sẽ cho giao tử mang đầy đủ các gen trội với tỉ lệ bao nhiêu % ? A. 25% B. 50% C. 12.5% D. Một tỉ lệ khác Câu 15: Một nữ bình thường (1) lấy chồng (2) bị bệnh máu khó đông sinh được một con trai (3) bị bệnh máu khó đông. Người con trai này lớn lên lấy vợ (4) bình thường và sinh được một bé trai (5) cũng bị bệnh như bố. Hãy xác định kiểu gen của 5 người trong gia đình trên. A. (1)XAXA, (2)XaY, (3)XAY, (4)XaXa, (5)XaY. B. (1)XAXa, (2)XaY, (3)XaY, (4)XAXa, (5)XaY. C. (1)XX, (2)XYA, (3)XYA, (4)XX, (5)XYA. D. (1)XX, (2)XYa, (3)XYa, (4)XX, (5)XYa. Câu 16: Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng hạt đỏ trội hoàn toàn so với gen a qui định tính trạng lặn hạt màu trắng. Trong một phép lai, nếu ở thế hệ F 1 có tỉ lệ 35 cây hạt đỏ: 1 cây hạt trắng thì kiểu gen của các cây bố mẹ là: A. AAa x AAa. B. AAaa x AAaa. C. AAa x AAaa. D. A, B, C đúng. Câu 17: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này được hình thành do: A. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ. Trang 2/6 - Mã đề thi 485
  3. B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường. C. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu. D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ. Câu 18: Nguyên nhân dẫn tới phân li ổ sinh thái của các loài trong quần xã có thể là A. Mỗi loài ăn một loại thức ăn khác nhau B. Mỗi loài kiếm ăn ở vị trí khác nhau C. Mỗi loài kiếm ăn vào một thời gian khác nhau trong ngày D. Tất cả các khả năng trên Câu 19: Ở thỏ, màu lông vàng do 1 gen có 2 alen qui định, gen a qui định lông vàng, nằm trên NST thường, không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản. Khi những con thỏ giao phối ngẫu nhiên, tính trung bình có 9% số thỏ lông vàng. Nếu sau đó tách riêng các con thỏ lông vàng, các cá thể còn lại giao phối với nhau thì tỉ lệ thỏ lông vàng thu được trong thế hệ kế tiếp theo lý thuyết là bao nhiêu %? A. 7,3% B. 3,2% C. 4,5% D. 5,3% Câu 20: Một chuỗi polipeptit của sinh vật nhân sơ có 298 axit amin, vùng chứa thông tin mã hóa chuỗi polipeptit này có số liên kết hidrô giữa A với T bằng số liên kết hidrô giữa G với X (tính từ bộ ba mở đầu đến bộ ba kết thúc) mã kết thúc trên mạch gốc là ATX. Trong một lần nhân đôi của gen này đã có 5-BU thay T liên kết với A và qua 2 lần nhân đôi sau đó hình thành gen đột biến. Số nuclêôtit loại T của gen đột biến được tạo ra là: A. 539. B. 359. C. 179. D. 718. AB D d AB D Câu 21: Ở phép lai giữa ruồi giấm X X với ruồi giấm X Y cho F1 có kiểu hình đồng hợp lặn ab ab về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen là A. 35%. B. 30%. C. 40%. D. 20%. Câu 22: Sự hình thành đặc điểm thích nghi của sinh vật chịu sự chi phối của những nhân tố nào? 1: đột biến 2: giao phối 3: CLTN 4: cách li 5: biến động di truyền A. 1,3,4 B. 1,2,3,4 C. 1,2,3 D. 1,3,4,5 Câu 23: Các thể đột biến nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến dị bội, dạng 2n – 1? A. Ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé. B. Sứt môi, thừa ngón, chết yếu. C. Không có câu nào đúng. D. Hội chứng Tơcnơ, Claiphentơ, Đao. Câu 24: Tiếng nói bắt đầu xuất hiện từ người: A. Nêanđectan B. Xinantrôp C. Crômanhôn D. Homo erectus Câu 25: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là: A. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd =1 B. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1 C. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd =1 D. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1 Câu 26: Bảo vệ đa dạng sinh học là A. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và nơi sống của các loài B. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, về loài và các hệ sinh thái C. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen, các mối quan hệ giữa các loài trong hệ sinh thái D. bảo vệ sự phong phú về nguồn gen và về loài Câu 27: Trong chu trình cacbon, điều nào dưới đây là không đúng: A. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbonđiôxit B. Động vật ăn cỏ sử dụng thực vật làm thức ăn chuyển các hợp chất chứa cacbon cho động vật ăn thịt C. Thông qua quang hợp, thực vật lấy CO2 để tạo ra chất hữu cơ D. Phần lớn CO2 được lắng đọng, không hoàn trả vào chu trình Câu 28: Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới: I. Cho tự thụ phấn để tạo ra các giống thuần chủng. II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn. III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến. IV. Tạo dòng thuần chủng. Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến? A. I → III → II B. II → III → IV C. III → II → I D. III → II → IV Trang 3/6 - Mã đề thi 485
  4. Câu 29: Ở gà, gen A quy định lông vằn, a không vằn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Trong chăn nuôi người ta bố trí cặp lai phù hợp, để dựa vào màu lông biểu hiện có thể phân biệt gà trống, mái ngay từ lúc mới nở. Cặp lai phù hợp đó là: A. XAXA x XaY B. XAXa x XAY C. XaXa x XAY D. XAXa x XaY Câu 30: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là: A. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. B. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa. C. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa D. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa. Câu 31: Cho các cơ chế di truyền: 1. tái bản. 2. phiên mã, 3. dịch mã. Nguyên tắc bổ sung giữa các nucleotit trên được thể hiện trong cơ chế di truyền nào: A .1, 2, 3 B. 2, 3 C. 1, 2 D. 1 Câu 32: Thành tựu nào sau đây không phải là do công nghệ gen? A. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín. B. Tạo ra cừu Đôly. C. Tạo ra cây bông mang gen kháng được thuốc trừ sâu. D. Tạo vi khuẩn sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người. Câu 33: Lừa lai với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản. Hiện tượng nầy biểu hiện cho A. Cách li mùa vụ. B. Cách li trước hợp tử. C. Cách li tập tính. D. Cách li sau hợp tử. Câu 34: Nguyên tắc nào sau đây được sử dụng vào việc lập bản đồ gen? A. Dựa vào hiện tượng phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do của các gen trong giảm phân. B. Dựa vào tần số hoán vị gen để suy ra vị trí tương đối của các gen trên NST. C. Dựa vào đột biến chuyển đoạn để suy ra vị trí của gen trên NST. D. Tự thụ phấn hoặc tạp giao. Câu 35: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng máu đông bình thường nhưng có bố của chồng và bà ngoại của vợ bị bệnh , xác xuất để đứa con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? A. 1/3. B. 1/4. C. 7/8. D. 5/8. Câu 36: Để xác định số lượng cá thể của quần thể ốc người ta đánh bắt lần thứ nhất được 125 con ốc, tiến hành đánh dấu các con bắt được và thả trở lại quần thể. Một năm sau tiến hành đánh bắt và thu được 625 con, trong đó có 50 con được đánh dấu. Nếu tỉ lệ sinh sản là 50% năm, tỉ lệ tử vong là 30% năm. Hãy xác định số lượng cá thể ốc hiện tại của quần thể. Cho rằng các cá thể phân bố ngẫu nhiên và việc đánh dấu không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể. A. 625 con ốc. B. 1230 con ốc. C. 729 con ốc D. 930 con ốc. Câu 37: Trong đợt rét hại tháng 1-2/2008 ở Việt Nam, rau và hoa quả mất mùa, cỏ chết và ếch nhái ít hẳn là biểu hiện: A. Biến động không theo chu kì B. Biến động tuần trăng. C. Biến động theo mùa D. Biến động nhiều năm. Câu 38: Cho biết mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Nếu xảy ra hoán vị gen BD Bd cả bố và mẹ với tần số 40% thì ở phép lai Aa x Aa , kiểu hình A-bbdd ở đời F1 có tỉ lệ bao nhiêu ? bd bD A. 40% B. 4,5% C. 10% D. 20% Câu 39: Điều nào không đúng với chỉ số ADN? A. Dùng để xác định tội phạm, tìm ra thủ phạm trong các vụ án. B. Chỉ số ADN có tính chuyên biệt cá thể rất cao. C. Chỉ số ADN là trình tự lặp lại của 1 đoạn nucleotit trên ADN chứa mã di truyền. D. Dùng để xác định mối quan hệ huyết thống. Câu 40: Xét hai cặp gen trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định màu sắc hoa. Nếu gen A quy định tổng hợp enzim A tác động làm cơ chất 1 (sắc tố trắng) thành cơ chất 2 (sắc tố trắng); gen B quy định tổng hợp enzim B tác động làm cơ chất 2 thành sản phẩm P (sắc tố đỏ); các alen lặn tương ứng (a, b) đều không có khả năng này. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb. A. 3 đỏ: 1 trắng B. 5 đỏ: 3 trắng C. 1 đỏ: 3 trắng D. 3 đỏ: 5 trắng Trang 4/6 - Mã đề thi 485
  5. II. PHẦN RIÊNG (10 CÂU) Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần A. Theo chương trình chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50)--------------------------------------------- Câu 41: Trong mối quan hệ giữa: giống- kỹ thuật canh tác- năng suất cây trồng, kỹ thuật canh tác có vai trò A. Quy định giới hạn năng suất của cây trồng. B. Ảnh hưởng tới giới hạn năng suất của cây trồng. C. Ảnh hưởng tới năng suất cụ thể của cây trồng. D. Quy định năng suất cụ thể của cây trồng. Câu 42: Menđen đã giải thích định luật phân li bằng A. sự phân li ngẫu nhiên của các cặp nhiễm sắc thể đồng dạng trong giảm phân. B. hiện tượng phân li của các cặp NST trong nguyên phân. C. giả thuyết giao tử thuần khiết. D. hiện tượng trội hoàn toàn. Câu 43: Kết quả nào sau đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối cận huyết? A. Hiện tượng thoái hóa giống. B. tỉ lệ đồng hợp tăng tỉ lệ dị hợp giảm. C. Tạo ra dòng thuần. D. Tạo ra ưu thế lai. Câu 44: Giả sử có hai quần xã rừng nhỏ, mỗi quần xã có 1000 cá thể bao gồm 4 loài thực vật ( A, B, C, D) như sau: Quần xã 1: 250A, 250B, 250C, 250D Quần xã 2: 700A, 200B, 50C, 50D Hãy cho biết độ đa dạng của quần xã nào cao hơn A. Quần xã 1 đa dạng hơn quần xã 2. B. Quần xã 2 đa dạng hơn quần xã 1. C. Quần xã 1 đa dạng như quần xã 2 D. Tùy từng giai đoạn Câu 45: Trong các nhân tố tiến hoá, nhân tố làm thay đổi tần số alen của quần thể chậm nhất là A. chọn lọc tự nhiên. B. đột biến. C. Di – nhập gen D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 46: Phát biểu không đúng về sự phát sinh sự sống trên Trái Đất: A. Chọn lọc tự nhiên chỉ tác động ở giai đoạn tiến hóa tiền sinh học tạo nên các tế bào sơ khai và sau đó hình thành tế bào sống đầu tiên. B. Sự xuất hiện sự sống gắn liền với sự xuất hiện phức hợp đại phân tử prôtêin và axit nuclêic có khả năng tự nhân đôi và dịch mã. C. Nhiều bằng chứng thực nghiệm thu được đã ủng hộ quan điểm cho rằng các chất hữu cơ đầu tiên trên Trái Đất được hình thành bằng con đường tổng hợp hoá học. D. Một số bằng chứng khoa học cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải là ADN vì ARN có thể tự nhân đôi và tự xúc tác. Câu 47: Đặc điểm không đúng về Ung thư là A. Mọi sự phân chia không kiểm soát của tế bào cơ thể đều dẫn đến hình thành ung thư. B. Ung thư có thể còn do đột biến cấu trúc NST. C. Ung thư là một loại bệnh do 1 số tế bào cơ thể phân chia không kiểm soát dẫn đến hình thành khối u và sau đó di căn. D. Nguyên nhân gây ung thư ở mức phân tử đều liên quan đến biến đổi cấu trúc ADN. Câu 48: Ở người tính trạng nhóm máu A,B,O do một gen có 3 alen IA, IB, IO quy định. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 25% số người mang nhóm máu O; 39% số người mang máu B. Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A sinh một người con, xác suất để người con này mang nhóm máu giống bố mẹ là bao nhiêu? A. 3/4 B. 119/144 C. 25/144 D. 19/24 Câu 49: Mạch gốc của gen ban đầu: 3’ TAX TTX AAA… 5’. Cho biết có bao nhiêu trường hợp thay thế nuclêôtit ở vị trí số 6 làm thay đổi codon mã hóa aa này thành codon mã hóa aa khác? (Theo bảng mã di truyền thì codon AAA và AAG cùng mã cho lizin, AAX và AAU cùng mã cho asparagin) A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 50: Biện pháp nào sau đây không có tác dụng bảo vệ tài nguyên rừng Trang 5/6 - Mã đề thi 485
  6. A. ngăn chặn thực hiện nạn phá rừng, tích cực trồng rừng B. xây dựng hệ thống các khu bảo vệ thiên nhiên C. vận động đồng bào dân tộc sống trong rừng định canh, định cư D. chống xói mòn, khô hạn, ngập úng và chống mặn cho đất------------------------------------------ B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Một gen cấu trúc có vùng mã hoá gồm 5 intron đều bằng nhau và 6 đoạn êxôn có kích thước bằng nhau và dài gấp 3 lần đoạn intron. mARN trưởng thành mã hoá chuỗi pôli peptit gồm 359 axit amin (tính cả axit amin mở đầu). Chiều dài của vùng mã hoá của gen là A. 5202 Å. B. 9792 Å . C. 4896 Å. D. 4692 Å. Câu 52: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Ở đời con của phép lai AaBbDdEe x AaBbDdEe, loại cá thể có kiểu hình mang 3 tính trạng trội và một tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu? 7 27 15 247 A. B. C. D. 64 256 32 256 Câu 53: Trong kĩ thuật cấy gen dùng plasmit, tế bào nhận thường dùng phổ biến là (M) nhờ vào đặc điểm (N) của chúng. (M) và (N) lần lượt là: A. (M): E. coli, (N): cấu tạo đơn giản. B. (M): virút, (N): sinh sản rất nhanh. C. (M): E. coli, (N): sinh sản rất nhanh. D. (M): virút, (N): cấu tạo đơn giản. Câu 54: Vì sao loài ưu thế đóng vai trò quan trọng trong quần xã? A. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, có sự cạnh tranh mạnh B. Vì có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. Vì tuy có số lượng cá thể nhỏ, nhưng hoạt động mạnh. D. Vì tuy có sinh khối nhỏ nhưng hoạt động mạnh. Câu 55: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì A. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm. B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại. C. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú. D. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm. Câu 56: Theo Lamac thì xu hướng tiến hoá chung của sinh giới là A. cơ thể sinh vật biến đổi theo ngoại cảnh. B. thích nghi ngày càng hợp lí với môi trường. C. nâng cao dần trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp. D. ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Câu 57: Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành A. Di truyền học Người. B. Di truyền Y học. C. Di truyền học tư vấn. D. Di truyền Y học tư vấn. Câu 58: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là: A. làm tăng sự xuất hiện của biến dị tổ hợp. B. các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do. C. các gen cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng. D. làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp. Câu 59: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp? A. Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản. B. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá và chọn giống. C. Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính. D. Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen. Câu 60: Biện pháp nào sau đây không được sử dụng để bảo vệ nguồn nước trên Trái đất: A. cải tạo các vùng hoang mạc khô hạn B. bảo vệ nguồn nước sạch, chống ô nhiễm C. bảo vệ rừng và trồng cây gây rừng D. sử dụng tiết kiệm nguồn nước ----------- HẾT ---------- Trang 6/6 - Mã đề thi 485
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1