intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thử sức trước kì thi THPTQG 2019 lần 6 môn Hóa (Mã đề 006)

Chia sẻ: Le Huutuan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề thử sức trước kì thi THPTQG 2019 lần 6 môn Hóa học, đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các em học sinh trong quá trình học tập củng cố kiến thức chuẩn bị chu đáo cho kì thi THPT quốc gia với kết quả như mong đợi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thử sức trước kì thi THPTQG 2019 lần 6 môn Hóa (Mã đề 006)

  1. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ LUYỆN ĐỀ XUYÊN QUỐC GIA TEAM ĐỀ THỬ SỨC TRƯỚC KÌ THI THPTQG 2019 LẦN 6 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN HÓA (Đề thi gồm 40 câu, trình bày trên 8 trang) Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề Họ và tên thí sinh:………………………………… Mã Đề 006 Số báo danh:……………………………………...... Đề Thi được biên soạn bởi: TEAM LĐXQG Đề thi được phản biện bởi: TEAM LĐXQG Thời gian thi: Thứ 4, ngày 26/09/2018; thời gian làm bài: từ 22h00p – 22h50p, nộp muộn nhất lúc 23h00p. VÔ CƠ 11 (Cấu trúc đề 8 – 12 – 14 – 6) Câu 1. Hiđroxit nào sau đây có tính lưỡng tính? A. Zn(OH)2. B. Mg(OH)2. C. Fe(OH)3. D. KOH. Câu 2. Thành phần chính của supephotphat kép là A. CaHPO4. B. Ca(H2PO4)2 và CaSO4. C. KH2PO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 3. Nhiệt phân hoàn toàn muối X thu được kim loại và hỗn hợp khí. Muối X là A. Fe(NO3)2. B. AgNO3. C. KNO3. D. Al(NO3)3. Câu 4. Kim loại nào sau đây phản ứng được với dung dịch HNO3 đặc nguội? A. Al. B. Cu. C. Fe. D. Cr. Câu 5. Cho các chất: Si, NH4NO3, Al, CO2, CO, H3PO4. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 6. Chất nào sau đây không phải là chất điện li mạnh? A. CH3COOH. B. HCl. C. NaOH. D. NaCl. Câu 7. Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. NaCl. B. CaCO3. C. (NH4)2SO4. D. NH4HCO3. Câu 8. Trong các chất sau, chất gây ô nhiễm không khí có nguồn gốc từ khí thải sinh hoạt là A. CO. B. N2. C. H2. D. O3. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 1/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  2. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ Câu 9. Để khử hoàn toàn 34 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4, CuO cần dùng ít nhất 10,08 lít khí CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau các phản ứng là A. 28,0 gam. B. 26,8 gam. C. 24,4 gam. D. 19,6 gam. Câu 10. Cho a mol H3PO4 phản ứng với b mol NaOH, trường hợp nào sau đây không thu được một muối duy nhất? A. b = 3a. B. a = b. C. 2a = b. D. 3a = 2b. Câu 11. Những ion nào sau đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch? A. Ag+, H+, Cl–, SO24 . B. HSO4 , Na+, Ca2+, CO32 . C. Na+, Mg2+, OH–, NO3 . D. OH–, Na+, Ba2+, Cl–. Câu 12. Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp Na, K vào nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (đktc). Thể tích dung dịch chứa HCl 1M và H2SO4 1M cần dùng để trung hoà hết dung dịch X là A. 150 ml. B. 100 ml. C. 200 ml. D. 300 ml. Câu 13. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? A. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (83oC) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. Câu 14. Để phân biệt H2 và CO người ta dùng thí nghiệm nào sau đây? A. Đốt khí trong ống nghiệm rồi dẫn sản phẩm cháy qua nuớc vôi trong. B. Dẫn từng khí qua CuO đun nóng. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 2/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  3. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ C. Dùng quỳ tím ẩm để thử. D. Dẫn qua nước vôi trong. Câu 15. Cho P2O5 vào dung dịch NaOH loãng, dư thu được dung dịch chứa các chất tan nào sau đây? A. NaH2PO4 và Na2HPO4. B. Na2HPO4 và NaOH. C. Na3PO4 và NaOH. D. Na2HPO4 và Na3PO4. Câu 16. Cho 8,4 gam sắt tác dụng với 6,4 gam lưu huỳnh trong bình chân không sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là A. 17,6. B. 13,2. C. 14,8. D. 11,0. Câu 17. Trong phòng thí nghiệm, khí X được điều chế và thu vào bình tam giác theo hình vẽ sau: Khí X được tạo ra từ phản ứng hóa học nào sau đây? A. 3Cu + 8HNO3 (loãng)   3Cu(NO3)2 + 2NO↑ + 4H2O. B. NH4Cl + NaOH  t  NaCl + NH3↑ + H2O. C. 2Fe + 6H2SO4 (đặc)  t  Fe2(SO4)3 + 3SO2↑+ 6H2O. D. CaCO3 + 2HCl   CaCl2 + CO2↑ + H2O. Câu 18. Cho 4,48 lít NH3 (đktc) đi qua ống sứ đựng 48 gam CuO nung nóng, thu được chất rắn X và giải phóng khí Y. Để tác dụng vừa đủ với chất rắn X cần một thể tích dung dịch HCl 2M là A. 600 ml. B. 1200 ml. C. 300 ml. D. 900 ml. Câu 19. Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Ca2(PO4)3  + SiO2 + C 1200 C  A  + Ca t  B  + HCl  C  + O2 t  X. Chất X trong sơ đồ phản ứng trên là A. Ca3P2. B. PH3. C. P2O5. D. P. Câu 20. Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch chứa 19,2 gam hỗn hợp gồm MgSO4 và NaHSO4, kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 41,76. B. 37,28. C. 34,80. D. 18,56. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 3/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  4. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ Câu 21. Khi cho từ từ đến hết 200 ml dung dịch gồm Na2CO3 1M và KHCO3 0,5M vào 375 ml dung dịch HCl 1M. Đến khi phản ứng hoàn toàn thu được V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là A. 5,6. B. 5,32. C. 3,92. D. 5,04. Câu 22. Có 4 dung dịch riêng biệt: H2SO4 1M, HNO3 1M, NaOH 1M, HCl 1M. Cho 5 ml mỗi dung dịch vào 4 ống nghiệm và kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T, kết quả thu được như sau: hai dung dịch X và Y tác dụng được với FeSO4; dung dịch Z có pH thấp nhất trong 4 dung dịch; hai dung dịch Y và T phản ứng được với nhau. Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là A. NaOH, HNO3, H2SO4, HCl. B. HCl, NaOH, H2SO4, HNO3. C. HNO3, NaOH, H2SO4, HCl. D. HNO3, NaOH, HCl, H2SO4. Câu 23. Hỗn hợp X gồm Na, Ca, Na2O và CaO. Hòa tan hết 51,3 gam hỗn hợp X vào nước thu được 5,6 lít khí H2 (đktc) và dung dịch kiềm Y trong đó có 28 gam NaOH. Hấp thụ 17,92 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là A. 72. B. 48. C. 60. D. 54. Câu 24. Cho bột Al đến dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Cho dung dịch X lần lượt tác dụng với lượng dư các chất sau: khí NH3, khí CO2, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4, dung dịch AlCl3, dung dịch Na2CO3. Số trường hợp sau khi kết thúc phản ứng có kết tủa là A. 3. B. 5. C. 4. D. 6. Câu 25. Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là A. 0,6200 mol. B. 1,2400 mol. C. 0,6975 mol. D. 0,7750 mol. Câu 26. Cho m gam hỗn hợp X gồm Na, Ca tan hết trong dung dịch Y chứa 0,08 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là A. 1,56. B. 1,66. C. 1,20. D. 1,72. Câu 27. Cho m gam P2O5 vào 1 lít dung dịch NaOH 0,2M và KOH 0,3M đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X cẩn thận thu được 35,4 gam hỗn hợp muối khan. Giá trị của m là A. 28,4. B. 7,1. C. 14,2. D. 21,3. Câu 28. Nung 40 gam CaCO3 thu được 25,92 gam chất rắn và khí X. Cho toàn bộ X vào 400 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ba(OH)2 0,1M thì khối lượng kết tủa thu được là A. 19,70 gam. B. 63,04 gam. C. 31,52 gam. D. 7,88 gam. Câu 29. Cho cân bằng hóa học sau trong bình kín: Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 4/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  5. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/   2NH3 (khí); ∆H = –92 kJ/mol. N2 (khí) + 3H2 (khí)   Trong các yếu tố (a) Thêm một lượng N2 hoặc H2. (b) Thêm một lượng NH3. (c) Tăng nhiệt độ của phản ứng. (d) Tăng áp suất của phản ứng. (e) Dùng thêm chất xúc tác. Có bao nhiêu yếu tố làm cho tỉ khối của hỗn hợp khí trong bình so với H2 tăng lên? A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 30. Hòa tan hoàn toàn 16 gam hỗn hợp rắn X gồm FeS2 và Cu2S trong 120 gam dung dịch H2SO4 98%, đun nóng thu được dung dịch Y và V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Cho BaCl2 dư vào dung dịch Y thu được 139,8 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 17,92. B. 20,16. C. 16,8. D. 22,4. Câu 31. Nhiệt phân hoàn toàn 20,2 gam hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 và Fe(NO3)2 thu được hỗn hợp khí X. Dẫn từ từ hỗn hợp khí X vào nước (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2 lít dung dịch Y và còn 0,448 lít khí (đktc) thoát ra. pH của dung dịch Y là A. 1,3. B. 2. C. 1. D. 2,3. Câu 32. Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho từ từ a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3. (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng. (c) Cho Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, dư. (d) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. (e) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2 dư. (f) Cho dung dịch Al2(SO4)3 vào dung dịch Ba(OH)2 dư. (g) Hấp thụ hết 2a mol CO2 vào dung dịch chứa 3a mol NaOH. (h) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ. (i) Cho dung dịch chứa 4a mol HCl vào dung dịch chứa a mol NaAlO2. (j) Cho Mg dư vào dung dịch HNO3 (phản ứng không thu được chất khí). Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 5/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  6. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 33. Cho các phát biểu sau: (a) Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo phần trăm khối lượng nitơ. (b) Thành phần chính của suphephotphat kép gồm Ca(H2PO4)2 và CaSO4. (c) Kim cương được dùng làm đồ trang sức, chế tạo mũi khoan, dao căt thủy tinh. (d) Amoniac được sử dụng để sản xuất axit nitric, phân đạm. (e) Muối NaHCO3 được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày do thừa axit. (f) Các chất Al(OH)3, NaHCO3, Al2O3 đều lưỡng tính. (g) Cho CO dư qua hỗn hợp Al2O3 và CuO đun nóng, thu được Al và Cu. (h) Trong phòng thí nghiệm, axit nitric được điều chế bằng cách đun nóng natri nitrat tinh thể với axit sunfuric đặc. (i) Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí gọi là khí lò gas. (j) Không nên bón phân đạm amoni cho đất chua. Số phát biểu đúng là A. 6. B. 7. C. 5. D. 8. Câu 34. Cho các thí nghiệm sau: (a) Nhiệt phân Fe(NO3)2. (b) Cho khí NH3 tác dụng với CuO đun nóng. (c) Đốt cháy HgS bằng O2. (d) Cho SiO2 tác dụng với HF. (e) Cho khí SO2 tác dụng với khí H2S. (f) Cho Si đơn chất tác dụng với dung dịch NaOH đặc. (g) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng. (h) Cho khí F2 vào nước nóng. (i) Nhiệt phân Cu(NO3)2. (j) Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 6/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  7. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ (k) Đốt cháy kim loại Mg trong khí CO2. (l) Đun nóng dung dịch gồm axit fomic và axit sunfuric đặc. Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là A. 10. B. 11. C. 9. D. 12. Câu 35. Hấp thụ hoàn toàn 896 ml khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch X và kết tủa Y. Cho từ từ dung dịch HCl 0,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml. Giá trị của V là A. 80. B. 40. C. 60. D. 120. Câu 36. Hỗn hợp X gồm Cu2O, FeO, M (kim loại M có hóa trị không đổi), trong X số mol của oxi (nguyên tử) gấp 2 lần số mol M (nguyên tử). Hòa tan hết 48 gam X trong dung dịch HNO3 loãng dư, thấy có 2,1 mol HNO3 phản ứng, sau phản ứng thu được 157,2 gam hỗn hợp muối và 4,48 lít (đktc) khí NO duy nhất. Phần trăm khối lượng của M là A. 20,00%. B. 15,00%. C. 10,00%. D. 11,25%. Câu 37. Hòa tan hết 9,19 gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Na, Na2O vào nước dư thu được dung dịch Y và 0,448 lít (đktc) khí H2. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít (đktc) khí CO2 vào dung dịch Y tạo thành dung dịch Z và m gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch Al2(SO4)3 dư thu được 15,81 gam kết tủa. Đun nóng để cô cạn dung dịch Z thu được a gam chất rắn khan. Tổng giá trị của (m + a) gần nhất với A. 13,5. B. 12,25. C. 14. D. 13. Câu 38. Nhỏ từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch hỗn hợp Al2(SO4)3 và AlCl3 thu được kết tủa có khối lượng theo số mol Ba(OH)2 như đồ thị: Tổng giá trị x + y bằng A. 162,3. B. 163,2. C. 132,6. D. 136,2. Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 7/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
  8. facebook.com/ldxqgteam/ facebook.com/ldxqgteam2019/ facebook.com/groups/hmm123/ Câu 39. Hòa tan hoàn toàn 21,78 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, MgCO3, Al(NO3)3 bằng dung dịch chứa 0,12 mol HNO3 và 0,65 mol H2SO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa và hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2, N2O và H2 (trong đó số mol của H2 là 0,06, tỉ khối của Z so với He bằng 7,25). Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 57,6 gam, đồng thời thu được 24,36 gam kết tủa. Thành phần phần trăm về khối lượng của N2O trong Y là A. 30,34%. B. 14,48%. C. 22,76%. D. 37,93%. Câu 40. Cho 5,21 gam hỗn hợp X gồm FeS2, FeS, Cu2S, MgS và ZnS tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng, chỉ thu được dung dịch Y chứa m gam muối sunfat và 5,6 lít khí SO2 (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Thêm từ từ Ba(OH)2 vào dung dịch Y (trong điều kiện không có oxi) thì lượng kết tủa lớn nhất tạo ra là 21,98 gam. Giá trị của m là A. 14,69. B. 10,01. C. 11,93. D. 12,41. ---HẾT--- Tham gia group Hướng đến kì thi THPT QG 2019 để được Trang 8/ 8 mã đề 006 thi thử hàng tuần nhận tài liệu miễn phí và học tập tốt nhất!!!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0