Để trẻ đến trường mẫu giáo tự tin hơn
lượt xem 10
download
Các giáo viên mầm non rất hoan nghênh những học sinh của mình đã và đang được cha mẹ dạy những kỹ năng sau. Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên và yêu thích nhất của trẻ. Ngay từ bây giờ hãy tạo cho con của mình cách tự tin trước đám đông và những nơi lạ để trẻ thật tự tin.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Để trẻ đến trường mẫu giáo tự tin hơn
- Để trẻ đến trường mẫu giáo tự tin hơn
- Các giáo viên mầm non rất hoan nghênh những học sinh của mình đã và đang được cha mẹ dạy những kỹ năng sau. Cha mẹ là người thầy giáo đầu tiên và yêu thích nhất của trẻ. Vai trò hàng ngày của bạn và những tương tác trong gia đình sẽ chuẩn bị cho trẻ những hành trang để bắt đầu việc học tập ở trường và cả trong cuộc sống. Ngay từ bây giờ, bạn có thể làm một số điều giúp trẻ có thể đến trường mẫu giáo với sự tự tin và sẵn sàng cho việc học, như là: 1. Đọc sách cho trẻ. Đây là việc tuyệt vời nhất bạn có thể làm để giúp trẻ có niềm đam mê học hành theo suốt cuộc đời. 2. Đặt ra cho trẻ những câu hỏi mở mà yêu cầu câu trả lời không chỉ là Có hoặc Không.
- 4. Kết hợp các cơ hội học tập vào những công việc hàng ngày như là đạp xe hoặc những lần đi mua sắm với mẹ. Hãy để trẻ tìm ra những quy luật, chỉ ra điểm tương đồng, đếm, sắp xếp hoặc phân loại đồ vật. 5. Hãy cho trẻ chơi thẻ trò chơi có những con số hoặc chữ cái, những trò chơi đồng đội… Nếu có dịp bạn hãy cho trẻ đi thăm những nhà máy sản xuất, cho trẻ theo dõi dây chuyền sản xuất sẽ phát triển tư duy logic của trẻ. Các giáo viên mầm non rất hoan nghênh những học sinh của mình đã và đang được cha mẹ dạy cho những kỹ năng sau: Kỹ năng xã hội và tình cảm Trẻ hoạt động theo các thói quen và có thể làm theo những hướng dẫn gồm 3 bước liên tục. Trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin khi không ở cùng với cha mẹ hoặc người thân trong gia đình trong một thời gian ngắn. Nếu chơi trò chơi đồng đội, bé có tinh thần hợp tác, có thể đổi vị trí cho người khác và thích ứng với vị trí mới. Thể hiện mong muốn và nhu cầu cá nhân rõ ràng. Kỹ năng thể chất Có thể tự tắm cho mình, rửa tay và mặc quần áo. Hiểu khái niệm về hoạt động lần lượt. Có thể sử dụng hợp lý một số đồ vật như: bút chì màu, kéo và bút chì… Có thể chạy, nhảy và vượt qua một số chướng ngại vật. Kỹ năng học tập Nhận thức được những hình dạng và màu sắc đơn giản. Hát được một số bài hát thuộc lòng đơn giản.
- Yêu thích những câu chuyện và những cuốn sách. Nhận ra tên của mình khi được viết ra và một số kí hiệu, biểu tượng như nhãn hiệu nhà hàng hay tín hiệu đèn giao thông. Vẽ, viết lại theo mẫu, bao gồm tên của mình. Nhận mặt một số chữ cái, số và có thể đếm được. Thể hiện suy nghĩ và những ý tưởng qua những bức tranh. Để trẻ tự tin hơn Các bậc phụ huynh đều mong muốn con mình trở thành một con người có phong cách tự tin. Dù vậy, đa số những đứa trẻ vẫn thường tỏ ra xấu hổ, rụt rè trong nhiều tình huống. Dưới đây là những cách đơn giản có thể giúp con bạn “tỏa sáng”. Để trẻ chơi với bạn đồng lứa Có thể không hẳn đúng, nhưng những tình bạn thuở đầu đời vẫn rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tự tin cho trẻ. Dù sao, con người vẫn luôn muốn được sống trong sự hòa hợp vui vẻ với người khác. Khi con bạn đủ tuổi để có thể lý giải vì sao nó thích chơi với người này mà không chơi với người kia, hãy để chúng tự quyết định. Chơi với bạn bè cùng lứa, trẻ học được những kỹ năng sống quan trọng như biết chia sẻ, đàm phán và quan hệ với người khác. Bên cạnh những bậc sinh thành yêu thương, không gì có thể giúp một đứa trẻ vượt qua những thử thách nhỏ trong đời tốt hơn bạn bè cùng lứa.
- Có rất nhiều cách để trẻ tự tin hơn Trò chuyện về cảm giác Bạn càng sớm khuyến khích trẻ nói về những cảm giác của chúng càng tốt. Khi trẻ có thể xác định và miêu tả những cảm xúc của mình, chúng cũng cảm nhận được tình cảm bạn bè ở trường dành cho chúng. Từ đó, trẻ sẽ nhạy cảm hơn trong việc nhận diện cảm xúc của người khác, từ đó, phát triển thái độ đồng cảm. Khen ngợi phải đúng cách Bạn có thường xuyên khen ngợi con mình không? Quá nhiều tới mức chúng có thể nghĩ, “Bố/mẹ chỉ nói vậy để mình vui thôi thì phải?” hay chẳng mấy khi như vậy. Lời khen làm tăng sự tự tin trong mỗi người, nhưng nó chỉ thực sự có ý nghĩa khi con bạn đạt được một thành công cụ thể. Hãy thể hiện lời khen của bạn thông qua việc trưng bày những thành tựu của trẻ, ví như tấm giấy khen, chiếc cúp tặng thưởng hoặc bức tranh đẹp.
- Đương đầu với thói bắt nạt Thói bắt nạt làm xói mòn ghê gớm lòng tự tin ở trẻ, ngay cả khi chúng ta không thể tận mắt nhìn thấy điều đó. Việc réo tên gọi hay đột nhiên bị loại khỏi nhóm chơi cũng gây ra những tổn thương tương tự nhau. Nếu nhận thấy lòng tự tin của con bạn có vấn đề, chúng trở nên lặng lẽ, khép mình, bạn hãy nhẹ nhàng hỏi han để biết điều gì đang khiến trẻ buồn bã. Nếu bạn ngờ đã xảy ra chuyện con mình bị bắt nạt, bạn cần phải trao đổi kỹ với các giáo viên ở trường để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Cùng với đó, hãy giải thích với trẻ rằng, chúng không cần thiết phải lặng lẽ chịu đựng những điều đó, chúng nên thông báo với một người lớn đáng tin cậy biết về những việc đang xảy ra. Giúp trẻ tự do khám phá Hầu hết chúng ta đều luôn có xu hướng muốn bảo vệ con mình như một bản năng. Nhưng việc cho phép con trẻ tận hưởng cảm giác tự do sẽ đem lại những trải nghiệm kỳ diệu với chúng. Được thoải mái khám phá thế giới xung quanh sẽ giúp trẻ kiểm nghiệm những khả năng của chúng, học hỏi những kỹ năng mới và thấy tự hào khi có thành quả. Bạn có thể quan sát từ xa để trẻ có cảm giác chúng được phép đưa ra những quyết định nhỏ, rất quan trọng với chúng, mà không bị cha mẹ ngăn cản. Loại bỏ sự ngại ngùng Thật bực mình khi đứa con nhút nhát của bạn không chịu tham gia bữa tiệc sinh nhật. Năn nỉ hay thuyết phục hiếm khi có tác dụng, điều đó chỉ khiến nó bám chặt lấy bạn hơn thôi. Bạn nên hiểu rằng, những đám đông ồn ào, sôi động quả là điều rất hoang mang với nhiều người. Bạn cảm thấy ra sao khi bị “ném” vào giữa một nhóm người đông đúc nào đó mà gần như chẳng quen ai. Hãy tạm từ chối mọi lời mời khi con bạn không muốn đi và rồi chủ động tạo điều kiện để trẻ được trò chuyện trực tiếp với người khác và dần xây dựng lòng tự tin.
- Bạn cũng không nên nói trước với tất cả mọi người rằng con bạn xấu hổ khi trẻ đang đỏ mặt tía tai. Thường thì trẻ hay có xu hướng bị ảnh hưởng bởi những cái “mác” mà người khác gán cho chúng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ trong trường mầm non
12 p | 5466 | 477
-
BIỆN PHÁP THỰC HIỆNCÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN TRONG TRƯỜNG MẦM NON
8 p | 700 | 95
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chuyển thể kịch bản và phương pháp tổ chức trò chơi đóng kịch nhằm phát triển vốn từ cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi ở trường Mầm non
19 p | 777 | 80
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu
59 p | 879 | 41
-
Tạo môi trường cho trẻ làm quen văn học - chữ viết thông qua phòng thư viện đồ chơi – góc sách ở trường mầm non
7 p | 219 | 39
-
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO CÁN BỘ GIÁO VIÊN – NHÂN VIÊN PHỐI HỢP CÙNG PHỤ HUYNH HỌC SINH THỰC HIỆN GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ Ở TRƯÒNG MẪU GIÁO HÀM ĐÚC 2
19 p | 162 | 23
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở trường mầm non
29 p | 74 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Kinh nghiệm nâng cao tỉ lệ huy động trẻ mầm non đến trường (Độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé)
20 p | 105 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ mẫu giáo
12 p | 49 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp huy động trẻ nhà trẻ đến trường
16 p | 66 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm no: Một số biện pháp góp phần giáo dục lễ giáo cho trẻ tại trường Mầm non
9 p | 42 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Tổ chức giờ đón trẻ tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi tại trường mầm non Tân Thủy có hiệu quả
5 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số giải pháp giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
22 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ nhà trẻ thích đến trường, lớp mầm non
28 p | 12 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo
19 p | 277 | 3
-
Giáo án Mầm non: Trường mẫu giáo của bé
18 p | 118 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Chỉ đạo việc tổ chức dự án giáo dục STEAM cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm non Hoa Sen
23 p | 3 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn