intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 2

Chia sẻ: Nguyen Hoang Phuong Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

702
lượt xem
272
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các bạn thân mến! Hoan nghênh các bạn đã đi cùng với chúng tôi qua phần nhập môn ( số 1 ), các bạn đã phần nào nắm bắt được những vấn đề cơ bản phải quan tâm khi bắt tay vào viết một kịch bản điện ảnh như: Xung đột, thực tế và ý tưởng, thực và giả, nắm vững ngôn ngữ điện ảnh, tư tưởng, thời gian… Bây giờ, các bạn đã sẵn sàng ngồi vào bàn viết để bắt đầu những dòng đầu tiên kịch bản của mình. 2. SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN 2.1 SOẠN...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 2

  1. Để viết kịch bản điện ảnh - Phần 2 2. SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN Các bạn thân mến! Hoan nghênh các bạn đã đi cùng với chúng tôi qua phần nhập môn ( số 1 ), các bạn đã phần nào nắm bắt được những vấn đề cơ bản phải quan tâm khi bắt tay vào viết một kịch bản điện ảnh như: Xung đột, thực tế và ý tưởng, thực và giả, nắm vững ngôn ngữ điện ảnh, tư tưởng, thời gian… Bây giờ, các bạn đã sẵn sàng ngồi vào bàn viết để bắt đầu những dòng đầu tiên kịch bản của mình. 2. SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN 2.1 SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN THEO LỐI NGA Mời các bạn tham khảo trích đoạn kịch bản BÀI THƠ BIỂN của nhà điện ảnh lừng danh người Nga Dovjenko: (…) Trên một gò đất đầy trăng, A-lích, và Mi-khai-lích đứng cùng nhau. - Đứng trên ngôi mộ này đến ban ngày cũng thấy rờn rợn, còn ban đêm sợ lắm - Mi-khai-lich nói - Thế anh không sợ à?
  2. - Không - A-lich điềm nhiên trả lời. - Có một ông vua chôn ở dưới này - Mi-khai-lich xúc động giảng giải - Hai nghìn năm trăm năm rồi… Anh có biết ai không? - Ai cơ? - Chuyện ông vua ấy mà. - Vua nào? Chẳng có vua nào cả. - Sao lại chẳng có vua nào. Đây có lẽ là ông vua ấy, một ông vua mặc toàn vàng. Người ta còn nói là chôn cùng với ông ta còn có cả một con ngựa bằng vàng. Người ta đã tìm kiếm ông ấy trong tất cả các ngôi mộ… Này, anh hãy nhắm mắt lại đi. - Để làm gì? - Anh cứ nhắm mắt lại đi. - Thế còn mày? - Em cũng nhắm. Những đứa trẻ nhắm mắt lại, lập tức với trí tưởng tượng trẻ nhỏ của Mi- khai-lich, nó tưởng tượng quang cảnh chỉ có thể xuất hiện trên đồng cỏ và chỉ có thể xuất hiện dưới mắt nhìn trong trắng tuổi thơ: Đám tang một ông vua người Xkip. Ngựa hí vang, những người kỵ sỹ lạ lùng gươm giáo tuốc trần đang phi vòng tròn trên đồng cỏ trong nỗi lo sợ tuyệt vọng. Những đống lửa sáng rực. Huyệt rộng, mộ mới đào. Những người khóc mướn gào lên vang động cả thảo
  3. nguyên ban đêm. Thi hài nhà vua chở trên một cỗ xe. Bốn người đánh xe ngựa đã bị giết nằm đó. Binh sĩ đang giết người đánh xe ngựa thứ năm. Người ta kéo những nữ tì xinh đẹp vào trong lửa. Những đàn chó lớn, đàn bò rống lên vì ngửi thấy mùi máu. Hoàng hậu tự sát bằng dao, mắt nhìn khuôn mặt ghê sợ của nhà vua. 2.2 SOẠN THẢO VÀ TRÌNH BÀY KỊCH BẢN THEO HOLLYWOOD NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG (…) 41. NGOẠI - PHÁT DIỆM - NGÀY Một chiếc tàu đổ bộ xuyên qua màn sương theo một con sông tiến về thị trấn Phát Diệm. Những khu nhà bên bờ bị phá hủy. Bến sông do một nhóm LÍNH DÙ nhỏ quản lý. Phía sau là những ngọn lửa rực cháy lây lan ra cột gỗ, mái tranh. FOWLER chờ trong số 25 lính Com măng đô trang bị nặng nề của Pháp, bên cạnh một viên TRUNG ÚY trẻ. Viên TRUNG ÚY chỉ tay về phía cột khói đang bốc lên. VIÊN TRUNG ÚY Quân đoàn đóng ở gần nhà thờ. Nó bị trúng đạn trong trận tấn công tối qua. FOWLER
  4. Cám ơn nhiều lắm! VIÊN TRUNG ÚY Anh ta phải cẩn thận với những kẻ bắn tỉa. Chiếc tàu đổ bộ cập vào bờ. 42. NGOẠI - PHỐ CHÍNH - NGÀY FOWLER chạy từ chỗ núp này sang chỗ núp kia, dọc theo con đường vắng không người. Sau một lúc, anh ta lấy lại bình tĩnh và bắt đầu đi về phía có cột khói. 43. NGOẠI - KHU NHÀ THỜ VÀ TU VIỆN- NGÀY Toàn bộ dân cư của thị trấn: Trẻ em, đồ đạc và gia cầm bị dồn vào một khoảng sân nhỏ trong khuôn viên nhà thờ. Khói từ đám cháy vẫn lan tỏa. Nơi đến của FOWLER là quân đồn đối diện, mặt tiền của nó đã bị nổ tung, để lộ ra phần bên trong của tòa nhà. * BA MÙA (…) NGOẠI CẢNH - CON ĐƯỜNG NHỎ - BAN NGÀY Hải chậm rãi cho chiếc xích lô dừng lại dưới bầu trời u ám. Hải hạ mui xe, hiện ra Lan mặt áo dài trắng với một cái khăn bịt trên mắt. Hải dìu Lan xuống xe.
  5. Chàng nắm tay, dắt nàng bước ra khỏi xích lô. LAN Mình đang ở đâu thế hả anh? HẢI Suỵt! Đừng hỏi. Chỉ được nghe. Được hít thở. Và được cảm thấy thôi nhé. Lan hít vào một hơi dài một cách thèm khát. LAN Thơm quá! Cảm thấy như em đang trở lại năm mười buốn tuổi. HẢI Em nhớ là cái gì đấy không? LAN Nhớ! Em nhớ! Em nhớ chứ! Từ phía sau, Hải cởi chiếc khăn bịt mắt. Lan không nói một lời nào. Nàng rảo bước nhanh về phía trước như bước về một hấp lực không cách nào cưỡng nổi. Chúng ta chứng kiến một cảnh tượng choáng ngợp màu đỏ rực rỡ của những đóa hoa phượng vĩ. Hàng trăm cây phượng trồng dọc hai bên đường, kéo dài hút tầm mắt. Lan chìn đắm trong cảm giác ngây ngất, tiếp tục bước đi trên vỉa
  6. hè như đi trong một cơn mê. Một làn gió nhẹ bắt đầu trổi. Từng cánh phượng vĩ bắt đầu rơi xuống một cách kỳ diệu, từng cánh, từng cánh một, rơi thêm, rơi thêm nữa… Lan ngắm nhìn trong trạng thái hân hoan trong lúc cả con đường phủ đầy hoa phượng đỏ. TIẾNG HẢI Anh có cái này dành cho em Lan ngoảnh lại nhìn Hải. Hải nhặt lên một cánh hoa phượng vĩ. Hải rút cuốn sách cũ, cẩn thận đặt cánh hoa vào giữa những trang sách. HẢI Đây, kể từ nay, Lan ạ, em sẽ không còn phải giả vờ bịa chuyện nữa. Qua trích đoạn của hai kịch bản NGƯỜI MỸ TRẦM LẶNG và BA MÙA được nhà biên kịch viết theo lối soạn thảo và trình bày kịch bản của Hollywood, chúng ta rút ra được một số đặc điểm như sau: - Không bị lẫn lộn với tác phẩm văn học như cách viết kịch bản theo lối Nga, khiến cho người đọc có thể nhận thấy ngay hình thức riêng biệt của một loại hình nghệ thuật khác với văn học. - Lối viết này thoạt nhìn có vẻ gần với kịch bản sân khấu hơn khi ta chỉ căn cứ vào phần thoại của nhân vật ở đó người ta viết tên nhân vật ở trên và lời thoại ở dưới. Nhưng có khác ở chỗ lời thoại của kịch bản điện ảnh đước đúc thành một cái khuôn có thể chứa được về bề ngang khoảng chừng từ 8 đến 9 chữ ( co chữ 12
  7. hoặc 13 ). Hơn nữa, phần văn xuôi miêu tả trong kịch bản điện ảnh cũng phong phú hơn, rộng rãi hơn chứ không chỉ giới hạn trong phạm vi chỉ dẫn ( indication scénique ) ngắn gọn như trong kịch bản sân khấu. Do vậy về mặt hình thức trình bày, một kịch bản điện ảnh được viết theo lối Hollywood gần với kịch bản sân khấu hơn trong khi kịch bản trình bày theo lối Nga gần với văn học hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
21=>0