intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều trị hạ huyết áp

Chia sẻ: Secrets_1 Secrets_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

136
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường và có những triệu chứng của thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não: hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu… Những người có huyết áp thấp (90/60mmHg) nhưng vẫn sinh hoạt bình thường không phải là đối tượng bệnh lý.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều trị hạ huyết áp

  1. Điều trị hạ huyết áp
  2. Hạ huyết áp là tình trạng huyết áp thấp hơn bình thường và có những triệu chứng của thiếu cung cấp máu tới tuần hoàn não: hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu… Những người có huyết áp thấp (90/60mmHg) nhưng vẫn sinh hoạt bình thường không phải là đối tượng bệnh lý. Điều trị không dùng thuốc: 1. Hạ huyết áp do đứng:  Nên uống nhiều nước, ăn thêm mặn nếu không có phản chỉ định.  Uống ít hoặc không uống rượu.  Đang nằm, ngồi dậy từ từ; đang ngồi, đứng dậy từ từ; đang đứng, bắt đầu đi từ từ (ba từ từ).  Không nên bắt chéo chân khi đang ngồi.  Nếu có giãn tĩnh mạch chi dưới: Nên đeo bít tất áp lực của người suy tĩnh mạch. 2. Hạ huyết áp sau ăn:
  3.  Nên ăn nhiều bữa nhỏ.  Giảm bớt các chất bột, gạo trong khẩu phần. 3. Hạ huyết áp do mất điều chỉnh thần kinh giao cảm: Ho, đi tiểu, rặn mạnh khi đại tiện…  Tránh những tình huống gây ra hạ huyết áp đã gặp phải.  Ngồi xuống, cúi đầu giữa hai đầu gối: Động tác này giúp nâng HA lên.  Nếu bệnh nhân nằm do bị xỉu: Kéo cao 2 chân và 2 tay, gập về phía thân, nhằm đưa máu dồn về tim, nâng được huyết áp lên. Điều trị dùng thuốc: Ngoài chế độ ăn thêm muối, uống thêm nước, có thể cho các corticosteroid, các amin co mạch (trong cấp cứu), hept-amyl, theophyllin, coramin… đó là những thuốc điều trị triệu chứng, khi các biện pháp điều trị dự phòng không theo đủ. Theo y văn nước ngoài, có tác giả khuyên:  Uống cà phê (nếu chịu được cà phê).  Uống fludrocortisone (florinef): Bắt đầu với 0,1mg/ngày. Theo dõi trong nhiều ngày, nếu chưa kết quả, tăng liều sau 1-2 tuần. Chú ý: Có thể bị nhức đầu và kalium, magnesium máu có thể giảm, nên bù với các muối chứa các ion đó. Không chỉ định trong suy tim ứ huyết và thuốc không có tác dụng ở người có hội chứng mệt mỏi kinh diễn, có hạ huyết áp khi đứng.  Uống midodrine, một loại alpha-1 adrenergic đồng vận, làm tăng huyết áp, co mạch, giãn đồng tử. Ngoài ra có thể có tác dụng phụ là dị
  4. cảm da đầu hoặc ngứa. Liều thường cho: 2,5mg vào bữa ăn sáng và ăn trưa, hoặc 3lần/ngày. Liều tối đa là có thể 30mg/ngày mới có đáp ứng. Trong bệnh Parkinson có hạ huyết áp, midodrine không có tác dụng.  Erythropoietin: Được dùng trong thiếu máu. Liều dùng: 25-75U/kg, dạng tiêm.  Ephedrine: 12,5-25mg uống 3lần/ngày. Có thể tác dụng phụ: mạch nhanh, run tay, chân, tăng HA khi nằm.  Trong hội chứng tim nhanh khi đứng (Positional-Orthostatic- Tachycardia-Syndrome: POTS): Có thể cho inderal 10mg/ngày, liều có thể tăng tới 30-60mg/ngày trong vòng 2-3 tuần. Dùng các thuốc chẹn bêta giao cảm khác: nadolol (10mg qd), pindolol (2,5mg-5mg 2- 3lần/ngày), và atenolol (25mg).  Phenobarbital cũng có tác dụng tốt trong POTS.  Đặt máy tạo nhịp: Khi nhịp tim rất chậm, gây xỉu, ngất, có thể đặt máy tạo nhịp tạm thời hoặc vĩnh viễn, tuỳ từng trường hợp. Tóm lại, hạ huyết áp được chẩn đoán trên triệu chứng lâm sàng của thiếu máu não, xảy ra khá nhanh và thường không có liệt. Chẩn đoán chắc chắn dựa vào số huyết áp tâm thu và tâm trương thấp hơn bình thường > 20mgHg huyết áp tâm thu và > 10mmHg huyết áp tâm trương. Hạ huyết áp có thể là một biểu hiện của cơ địa thần kinh thực vật kém điều chỉnh theo các tư thế hoặc tình huống khác nhau trong sinh hoạt, khi đó điều trị không thuốc hoặc/và có thuốc nhằm làm tăng hoạt động giao cảm để đưa máu lên não nhiều hơn. Hạ huyết áp có thể chỉ là một triệu chứng có nguyên nhân thực tổn, chẩn
  5. đoán và điều trị phải dựa vào lâm sàng, hỏi bệnh và một số xét nghiệm cần thiết. Các xét nghiệm cần làm cho chẩn đoán:  Đo huyết áp: Tư thế nằm và ngồi. Trường hợp nghi có hạ huyết áp ở thời điểm ta không có mặt để xác nhận, nên đo huyết áp trong 24 giờ (phương pháp Holter).  Điện tim: Nhằm phát hiện các rối loạn nhịp tim, các bất thường của sóng điện tim, có thể là nguyên nhân của tụt huyết áp.  Siêu âm tim: Đánh giá được cấu trúc và chức năng tim.  Xét nghiệm máu: Thiếu máu, bệnh máu, rối loạn chức năng chuyển hoá đường, rối loạn nội tiết.  Nghiệm pháp Valsalva: Đặc biệt giúp xác định tụt huyết áp, xỉu do rối loạn thần kinh thực vật.  Nghiệm pháp bàn nghiêng (Tilt table test): Giúp chẩn đoán nguyên nhân hạ huyết áp và ngất xỉu do mất điều chỉnh thần kinh giao cảm.  Điều trị hạ huyết áp: Nếu hạ huyết áp nhưng không có triệu chứng lâm sàng: không cần điều trị. Chỉ điều trị khi có triệu chứng lâm sàng hoặc xác định được bệnh gây ra hạ huyết áp (v/d: nhồi máu cơ tim…). Theo GS. TS. Phạm Gia Khải (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2