Đinh Liễn
lượt xem 8
download
Đinh Liễn (chữ Hán: 丁璉; ?-979), hay Đinh Khuông Liễn (丁匡璉) là hoàng tử nhà Đinh, con trai Đinh Bộ Lĩnh (tức Đinh Tiên Hoàng), người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đinh Liễn
- Đinh Liễn Đinh Liễn (chữ Hán: : ; ?-979), hay Đinh Khuông Liễn ( ( ) là hoàng tử nhà Đinh, con trai Đinh Bộ Lĩnh (tức Đinh Tiên Hoàng), người động Hoa Lư, châu Đại Hoàng (nay là huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình). Tiểu sử Đinh Bộ Lĩnh có ba người con trai: Đinh Liễn, Đinh Toàn và Ðinh Hạng Lang. Đinh Liễn là con trai cả của vua Đinh và là người con trai duy nhất sinh ra, trưởng thành trước khi vua Đinh lên ngôi. Đinh Bộ Lĩnh khi lên ngôi lập 5 hoàng hậu nhưng sử không ghi rõ Đinh Liễn là con bà hoàng hậu nào. Chỉ chắc chắn rằng ông không phải là con bà Dương hậu, người sinh ra Đinh Toàn và cũng không phải là con của bà hoàng hậu là mẹ của Ngô Nhật Khánh. Cuộc đời và sự nghiệp Gian nan thời loạn Năm 951, Đinh Bộ Lĩnh cát cứ ở Hoa Lư không chịu thần phục nhà Ngô lúc đó do hai anh em Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn cùng trị vì. Bộ Lĩnh sai Đinh Liễn vào Cổ Loa làm con tin[1]. Đinh Liễn đến, hai vua Ngô trách tội Bộ Lĩnh không đến chầu, rồi bắt giữ Liễn, đem theo đi đánh Hoa Lư. Hơn một tháng, quân Ngô không đánh nổi, hai vua Ngô bèn treo Liễn lên ngọn sào, sai người bảo Bộ Lĩnh, nếu không chịu hàng thì giết Liễn. Bộ Lĩnh tức giận nói: "Đại trượng phu chỉ mong lập được công danh, há lại bắt chước thói đàn bà xót con hay sao?" Liền sai hơn mười tay nỏ nhắm Liễn mà bắn. Hai vua Ngô kinh sợ nói:
- "Ta treo con nó lên là muốn để nó đoái tiếc con mà ra hàng cho chóng. Nó tàn nhẫn như thế, còn treo con nó làm gì?" Bèn không giết Liễn mà đem quân về[1]. Căn cứ vào năm sinh của Đinh Bộ Lĩnh (924) và sự kiện trên, có thể ước đoán Đinh Liễn sinh khoảng sau năm 940. Từ năm 951 tới năm 965, Đinh Liễn làm con tin ở Cổ Loa. Năm 954, Xương Ngập chết. Năm 965, Nam Tấn vương Xương Văn tử trận, triều đình Cổ Loa rối ren chia bè phái, Đinh Liễn trở về Hoa Lư[1]. Trong nước đại loạn, 12 sứ quân nổi dậy chiếm giữ các nơi tự xưng danh hiệu, không có ai làm chủ. Lúc đó Đinh Bộ Lĩnh đã liên hợp với sứ quân Trần Lãm, thanh thế rất mạnh. Theo lệnh cha, Đinh Liễn vào Ái châu để mộ quân lo việc đánh dẹp và ông mộ được 3000 tráng sĩ, trong đó có Lê Hoàn. Từ đó Đinh Liễn cùng cha ra tay đánh dẹp, chiêu hàng các sứ quân. Trong 3 năm, cha con Bộ Lĩnh dẹp xong loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Để thu phục sứ quân Ngô Nhật Khánh, Bộ Lĩnh đã gả em gái Khánh cho ông. Nam Việt Vương Chùa Nhất Trụ với cột kinh cổ nhất Việt Nam
- Năm 968, khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư, Đinh Liễn được phong làm Nam Việt Vương. Năm 972, Đinh Liễn phụng mệnh cha đi sứ nhà Tống[2]. Năm sau ông trở về. Nhà Tống sai sứ sang phong cho vua Đinh làm Giao Chỉ quận vương và phong Đinh Liễn làm Kiểm hiệu thái sư, Tĩnh Hải quân tiết độ sứ An Nam đô hộ[2][3]. Là người sùng kính đạo Phật, năm 973 Đinh Liễn đã cho dựng 100 cột kinh Phật bằng chữ Hán ghi âm tiếng Phạn tại kinh đô Hoa Lư. Hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát hiện được di tích của gần 20 cột kinh tại Hoa Lư. Năm 975, nhà Tống sai Cao Bảo Tự cùng Vương Ngạn Phù đem chế sách sang gia phong cho Nam Việt vương Đinh Liễn làm Khai phủ nghi đồng tam ty, Kiểm hiệu thái sư, Giao Chỉ quận vương[2] (Tống sử, quyển 488 thì chép việc phong này là cho Đinh Bộ Lĩnh[3]). Từ đó về sau, trong việc sai sứ sang nhà Tống, vua Đinh đều lấy Liễn làm chủ. Năm 978, Đinh Bộ Lĩnh lúc đó đã có thêm 2 người con trai bé là Toàn và Hạng Lang. Vua yêu con nhỏ nên lập Hạng Lang làm Thái tử. Đầu năm 979, Đinh Liễn quá tức giận nên đã giết chết Hạng Lang[2]. Để nguôi lòng cha mẹ, Đinh Liễn đã dựng nhiều cột viết những bài tụng kinh Phật ở kinh đô Hoa Lư tỏ ý ân hận vì việc này. Phần lạc khoản trên các cột kinh là những lời sám hối của ông. Lạc khoản có đoạn: "... cơ sự đã đến nông nỗi chém giết nhau này, thật hối hận, bèn xin dựng một trăm tòa kinh báu dâng Phật cầu cho vong hồn em trai đã mất và các vong linh gia tiên được giải thoát khỏi sự bắt bớ tra hỏi nơi địa ngục..."[4]
- Cái chết của Nam Việt vương Cuối năm 979, cả vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị sát hại trong cung[2]. Lúc đó ông khoảng gần 40 tuổi. Người con trai còn lại của Đinh Tiên Hoàng là Đinh Toàn được đưa lên ngôi, tức là Đinh Phế đế. Theo sử sách, người sát hại cha con Đinh Liễn là nội nhân Đỗ Thích[2], nhưng một số nhà nghiên cứu gần đây đặt giả thiết vụ này chủ mưu là Lê Hoàn và hoàng hậu Dương Vân Nga[cần dẫn nguồn]. Động cơ và hoàn cảnh của vụ án này thực chất là ngôi thái tử và gần giống với Vụ án Lệ Chi Viên sau này. (Xem thêm bài về Đinh Tiên Hoàng). Sử sách không ghi chép về gia quyến Đinh Liễn, chỉ biết ông có một người vợ là em gái sứ quân Ngô Nhật Khánh. Theo gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình, sau khi Đinh Toàn lên ngôi, Lê Hoàn làm phó vương đã "cấm cố họ Đinh", vì vậy gia đình Đinh Liễn đã phải chạy đi nơi khác và thế hệ sau của họ này chính là Đinh Lễ, Đinh Liệt - các công thần khai quốc nhà Hậu Lê[cần dẫn nguồn]. Sách Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỉ quyển 1 chép: Mùa xuân [năm Kỷ Mão, 979], Nam Việt Vương [Đinh Liễn] giết chết Hoàng Thái Tử Hạng Lang. Đinh Liễn là con trưởng của Nhà vua, thuở hàn vi từng chịu đựng gian khổ, khi thiên hạ được thái bình, ý vua cũng muốn truyền ngôi cho, bèn phong làm Nam Việt Vương. Đinh Liễn lại cũng từng chịu mệnh và nhận tước vị của nhà Tống ban cho. Nhưng về sau, vua sinh được người con trai nhỏ là Hạng Lang, rất mực yêu quý, bèn lập Hạng Lang làm Thái Tử. Đinh Liễn bất bình, liền sai người lập mưu giết đi[2]. Đinh Liễn là người đã trưởng thành, có công lao, lại được vua Tống thừa nhận trong quan hệ ngoại giao. Việc ông bị giết cùng vua Đinh là một trong những lý do khiến nhà Tống lấy cớ để khởi binh sang đánh nước Đại Cồ Việt.
- Có ý kiến cho rằng xưa kia (năm 951), khi Đinh Bộ Lĩnh sai người nhằm Đinh Liễn (đang bị hai vua Ngô treo trên sào) mà bắn tức là trong lòng vua Đinh đã không có Liễn rồi. Tuy nhiên suy diễn như vậy có phần phiến diện. Trong hoàn cảnh bức bách này, vua Đinh buộc phải làm cách đó vì đại sự và không phải vua Đinh không yêu Đinh Liễn. Giống như trường hợp Lưu Bang, khi thấy Hạng Vũ đặt cha mình lên thớt, Bang thương cha nhưng vẫn buộc lòng phải nói: "Cha ta cũng như cha ngươi, nếu ngươi nấu cha ta thì cho ta xin bát nước luộc với!" Có nói như vậy Hạng Vũ mới "nản lòng" không giết cha Lưu Bang nữa. Việc Đinh Liễn giết Hạng Lang là nhẫn tâm, nhưng Tiên Hoàng không trừng phạt ông cho thấy vua Đinh vẫn có ý để ông là người nối nghiệp. Tiên Hoàng đã nhận ra sai lầm lần đầu khi lập con nhỏ, bỏ con lớn và nhà vua đã đủ sáng suốt khi không giết nốt con lớn, chỗ dựa lớn nhất của ông trong việc duy trì sự nghiệp nhà Đinh. Đinh Liễn cùng Đinh Bộ Lĩnh, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang được thờ ở Đền vua Đinh, huyện Hoa Lư, Ninh Bình.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương III: LIÊN KẾT KINH TẾ QUỐC TẾ
35 p | 1687 | 272
-
Bài tiểu luận: Xã hội học gia đình
14 p | 1561 | 232
-
CHƯƠNG 8: LIÊN MINH GIỮA CÔNG NHÂN VỚI NÔNG DÂN VÀ TRÍ THỨC TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
12 p | 822 | 174
-
Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Tham vấn cá nhân cho phụ nữ bị bạo lực gia đình tại ngôi nhà Bình Yên - Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - Nguyễn Văn Thanh
12 p | 449 | 73
-
Bài giảng Bài 5: Kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK và súng trường CKC
21 p | 1003 | 70
-
Ba kiến trúc liên quan đến thời định đô Thăng Long
15 p | 180 | 35
-
VƯỜN QUỐC GIA HOÀNG LIÊN – LÀO CAI
4 p | 199 | 34
-
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện trợ giúp pháp lý trong các vụ việc liên quan đến bạo lực gia đình
150 p | 185 | 26
-
Chính sách đối ngoại Liên Bang Nga
50 p | 154 | 22
-
Từ bạo lực gia đình đến bạo lực giới tại Việt Nam: Mối liên hệ giữa các hình thức bạo lực (Tài liệu thảo luận của Liên hợp quốc)
64 p | 162 | 21
-
Chủ đề: Gia đình có vị trí, vai trò như thế nào đối với sự phát triển của xã hội liên hệ với chức năng giáo dục thế hệ trẻ của gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
10 p | 162 | 11
-
Liên minh thứ sáu
8 p | 104 | 10
-
Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Đình Liên - Đồng nghiệp và đồng lieu
6 p | 48 | 6
-
Bài giảng Các hình thức liên hệ cử tri - Nguyễn Văn Mễ
26 p | 87 | 4
-
Tài liệu chuyên đề 9: Kỹ năng thực hiện bình đẳng giới và phát huy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế hộ gia đình và nhóm hộ xóa đói giảm nghèo (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
95 p | 3 | 1
-
Tài liệu chuyên đề 16: Mô hình liên kết hộ gia đình, nhóm hộ, hợp tác xã, doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh theo chuối giá trị (Lưu hành nội bộ - Nhóm Cộng đồng)
134 p | 3 | 1
-
Dấu ấn Kinh Dịch trong hoành phi, liễn đối Hán Nôm tại đình thần ở cù lao Rùa, Tân Uyên, Bình Dương
8 p | 2 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn