intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án Nghiệp vụ ngân hàng 1: Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa

Chia sẻ: Kyuc Kp | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:38

639
lượt xem
98
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án Nghiệp vụ ngân hàng 1: Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa giới thiệu khái quát về ngân hàng, phân tích tình hình tín dụng tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Biên Hoà năm 2012 - 2013, mốt số kiến nghị và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án Nghiệp vụ ngân hàng 1: Phân tích tình hình tín dụng ngân hàng Vietcombank – chi nhánh Biên Hòa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ________________________ ĐỒ ÁN NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG 1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGÂNHÀNG VIETCOMBANK–CHI NHÁNH BIÊNHÒA Ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG Giảng viên hướng dẫn: THS.PHẠM HẢI NAM Sinh viên thực hiện: MSSV Lớp: 11DTNH17 Trần Thị Hoài 1154020324 TP.Hồ Chí Minh, 2013
  2. LỜI CAM ĐOAN Chúng em xin cam đoan những bài đồ án này là do chúng em tự làm dựa trên những tư liêu tham khảo trong sách và trên mạng. Các số liệu là hoàn toàn đúng với số liệu của ngân hàng đưa ra. Nếu có sai sót chúng em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2014 Sinh viên thực hiện
  3. LỜI CẢM ƠN Chúng em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến thầy AAA đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho chúng em để chúng em có thể hoàn thành bài đồ án này. Chân thành cảm ơn Thầy! TP Hồ Chí Minh, ngày… tháng… năm 2014 Sinh viên thực hiện
  4. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1 VCB-CNBH Vietcombank – Chi nhánh Biên Hòa 2 CN - XD Công nghiệp - Xây dựng
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB - CNBH 2012-2013............5 Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng năm 2012-2013..................................9 Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ nền kinh tếnăm 2012- 2013..........................10 Bảng 2.3: Tình hình chung của hoạt động tín dụng năm 2012-2013........................11 Bảng 2.4 : Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm 2012 – 2013....................13 Bảng 2.5 : Doanh số cho vay theo ngành kinh tế năm 2012 – 2013..........................14 Bảng 2.6 : Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm 2012 – 2013....................15 Bảng 2.7 : Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế năm 2012 – 2013............................16 Bảng 2.8 : Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng năm 2012 – 2013....................17 Bảng 2.9 : Doanh số dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế năm 2012 – 2013..............18 Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu theo thời hạn trong 2 năm 2012 và 2013....................19 Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn theo ngành nghề năm 2012 – 2013......................20 Bảng 2.12 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động năm 2012 – 2013.......................21 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh Biên Hòa.....................3
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng: Ths Nguyễn Minh Kiều 2.Web: Luanvan.net.vn
  7. 3.Web:Vietcombank.vnMỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BIÊN HOÀ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển VCB-CNBH.........................................................2 1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban...................................................2 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh VCB– CNBH từ năm 2012-2013.........................5 1.4 Những thuận lợi, khó khăn và các định hướng phát triển của ngân hàng.............6 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BIÊN HOÀ NĂM 2012-2013 2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và huy động vốn.....................................................9 2.1.1 Phân tích nguồn vốn của ngân hàng......................................................................9 2.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn.................................................................10 2.2.Phân tích tín dụng của ngân hàng năm 2012-2013................................................11 2.2.1 Phân tích doanh số cho vay...........................................................................12 2.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn........................................13 2.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo ngành kinh tế...............................14 2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ.............................................................................14 2.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn.........................................15 2.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo ngành kinh tế.................................16 2.2.3 Phân tích dư nợ cấp tín dụng..............................................................................16 2.2.3.1 Phân tích dư nợ tín dụng theo thời hạn...........................................17 2.2.3.2 Phân tích dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế...................................18 2.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu .................................................................................18 2.2.4.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn.......................................................19 2.2.4.2. Phân tích nợ xấu theo ngành kinh tế...............................................20 2.3.Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Biên Hoà qua năm 2012-2013............................................................................21 2.3.1. Tỷ lệ vốn huy động/Tổng nguồn......................................................................21 2.3.2. Tỷ lệ dư nợ/Doanh số cho vay...........................................................................21
  8. 2.3.3 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ ..................................................................................22 2.3.4 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động.................................................................................22 2.3.5 Vòng quay vốn tín dụng.......................................................................................22 2.4.Nhận xét chung........................................................................................................22 2.4.1 Ưu điểm.........................................................................................................22 2.4.2 Nhược điểm...................................................................................................23 2.4.3 Nguyên nhân...................................................................................................23 CHƯƠNG 3: MỐT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BIÊN HOÀ 3.1.Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng 3.1.1.Đối với công tác huy động vốn....................................................................26 3.1.2.Đối với công tác cho vay..............................................................................27 3.1.3.Đối với công tác thu nợ và nợ xấu..............................................................27 3.2.Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.....................28 KẾT LUẬN...................................................................................................................29
  9. 9 LỜI MỞ ĐẦU Lý luận và thực tiễn là hai phạm trù có mối quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau. Vi ệc học tập trong nhà trường nhằm tiếp thu các lý thuyết cơ bản để vận dụng trong thực tế. Qúa trình kiến tập tại cơ sở thực tế là điều kiện đ ể chúng em, các sinh viên năm 3 có cơ hội tiếp cận, làm quen với môi trường làm việc năng động. Trong quá trình kiến tập tại Phòng giao dịch Ngân hàng Ngoại thương – Chi nhánh Biên Hòa chúng em đã có cơ hội được khảo sát các hoạt động kinh doanh chung của phòng ban cụ thể. Qua đó cho chúng em thấy các vấn đề tồn tại nổi bật để tập trung nghiên cứu, tìm và kiến nghị một số giải pháp đóng góp với ngân hàng trong thời gian kiến tập. Sau đây chúng em xin trình bày phần ghi chép và phân tích của mình về đề tài Phân tích tình hình tín dụng taị ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Biên 2012-2013.
  10. 10 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VIETCOMBANK - CHI NHÁNH BIÊN HOÀ 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Biên Hoà Ngày 25/01/1995 Tổng Giám Đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra quyết định số 16/NH-QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng Ngoại thương chinhánh Biên Hoà.Ngày 01/10/1995 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Biên Hoà chính thức được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Biên Hòa và Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Biên Hòa. Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of VietNam, Bien Hoa Branch. Người đại diện: Lê Văn Quyết Địa chỉ: Số 77C Hưng Đạo Vương, TP.Biên Hoà, Đồng Nai. Website: http:// www.vietcombankbienhoa.com.vn,co Vietcombank Biên Hoà được xem là một trong những chi nhánh lớn của miền Đông Nam Bộ. Với chức năng là một Ngân hàng thương mại chuyên ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Biên Hoà là thực hiện tín dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại hối khác. Nhân sự ban đầu chỉ có 18 người với 5 phòng nghiệp vụ: phòng Kế hoạch và Tín dụng, phòng Thanh toán quốc tế, phòng Kế toán tài vụ, phòng Ngân quỹ và phòng Hành chính nhân sự. Khi mới thành lập phương tiện còn thiếu thốn so với các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn.Vietcombank Biên Hoà đã phải đương đầu với không ít những khó khăn thách thức của cơ chế thị trường. Sau hơn 19 năm hoạt động, Vietcombank Biên Hoà đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước với chức năng nhiệm vụ của mình, chi nhánh đã thể hiện vai trò của một Ngân hàng chủ l ực góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế miền đông nam bộ nói chung. 1.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban Năm 2008, Ngân hàng có 1 trụ sở chính và 5 phòng giao dịch chi nhánh Biên Hoà: PGD số 1, PGD Tân Phong, PGD Chợ Sặt, PGD Tân Biên, PGD Hố Nai. Tổng số cán bộ nhân viên là 200 người trở lên và mở thêm nhiều phòng ngiệp vụ khác
  11. 11 như: phòng thanh toán xuất khẩu, phòng kế hoạch và tín dụng, phòng đầu tư dự án, phòng vi tính… Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cấu tổ chức của Vietcombank - Chi nhánh Biên Hòa Nguồn: Vietcombank.vn
  12. 12 Chức năng của các phòng ban: Phòng Quản lý Nhân sự: Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm toàn diện trước ban lãnh đạo công ty về kết quả công tác tổ chức, nhân sự theo đúng quy định của nhà nước và nội quy, quy chế của công ty; Phân tích nguồn nhân lực; Tuyển dụng, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Thực hiện chính sách l ương bổng, đãi ngộ, y tế. Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ: Kiểm tra giám sát việc tuân thủ nội quy của các nhân viên trong chi nhánh; Kiểm tra vệ sinh, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo nhân viên tuân theo nội quy; Thi hành các biện pháp kỷ luật. Tổ Đảng Đoàn: Đảm bảo lợi ích cho nhân viên, tổ chức các hoạt động chào mừng các ngày lễ, tạo sự đoàn kết giao lưu giữa các phòng ban. Phòng Thanh toán xuất khẩu: Các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Phòng Thanh toán nhập khẩu: Các nghiệp vụ liên quan đến thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Phòng Ngân quỹ: Xuất tiền mặt theo yêu cầu của các phòng ban sau khi có sự đồng ý của giám đốc hoặc phó giám đốc; Đảm bảo lưu lượng tiền mặt đủ để đáp ứng nhu cầu giao dịch; Quản lý lượng tiền mặt của ngân hàng. Phòng kinh doanh dịch vụ thẻ: Tìm kiếm khách hàng mới, phục vụ hỗ trợ tốt cho các khách hàng cũ. Phòng giao dịch Biên Hòa: Thực hiện chức năng ghi nhận và thực hiện các giao dịch của khách hàng. Phòng Khách Hàng: Lưu trữ thông tin khách hàng; Có chức năng thông báo tới khách hàng các chính sách mới của ngân hàng, chăm sóc khách hàng Phòng Kế toán giao dịch: Ghi nhận các khoản thu chi của khách hàng doanh nghiệp, gửi hóa đơn về doanh nghiệp để giúp doanh nghiệp hoàn tất hồ sơ thuế; Thông báo các khoản thu cho khách hàng. Phòng công nợ và khai thác tài sản: Quản lý công nợ, quản lý mục đích sử dụng tài sản của ngân hàng; Quản lý tài sản của ngân hàng. Phòng đầu tư dự án: Thẩm định các dự án, ra quyết định chọn lựa và thực hiện dự án, giám sát dự án.
  13. 13 Phòng quản lý nợ: Quản lý các khoản nợ không phải nợ công, tình hình trả nợ, đáo hạn; Quản lý nợ xấu. Phòng bảo lãnh: Bảo lãnh cho các tổ chức doanh nghiệp trong các hoạt động vay, mua bán, kinh doanh chứng khoán…. Phòng quản lý dịch vụ ATM: Đảm bảo các máy móc trang thiết bị hoạt động hiệu quả; Sửa chữa bảo trì ATM; Xử lý các vẫn đề liên quan đến dịch vụ này. 1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh Biên Hòa từ năm 2012-2013 Bảng 1.1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB - CNBH năm 2012- 2013 Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ Tiêu Năm 2012 Năm 2013 1 Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 667.094,66 634.939,94 (415.858,08 (415.858,08 2 Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự ) ) I Thu nhập lãi thuần 248.433,60 219.081,86 3 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 43.960,66 45.010,76 4 Chi phí từ hoạt động dịch vụ (13.766,00) (17.238,78) II Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ 30.194,66 27.771,98 III Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 23.591,68 29.755,02 Lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh IV (117,92) 1.534,84 doanh V Lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư 480,24 4.152,62 5 Thu nhập từ hoạt động khác 7.109,78 13.145,06 6 Chi phí hoạt động khác (32.328,10) (2.643,10) VI Lãi/lỗ thuần từ hoạt động khác (25.218,32) 10.501,96 VII Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 20.051,48 9.371,66 TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 297.415,42 302.169,94 VII (120.312,72 TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG (113.996,74) I ) Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước IX 183.418,68 181.857,22 chi phí dự phòng rủi ro tín dụng
  14. 14 X Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (69.470,58) (66.579,28) XI TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 113.948,10 115.277,94 7 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành (29.601,46) (26.733,82) XII Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (29.601,46) (26.733,82) XII LỢI NHUẬN SAU THUẾ 84.346,64 88.544,12 I Nguồn: Phòng kế toán VCB chi nhánh Biên Hoà Qua bảng kết quả trên, cho ta thấy lợi nhuận sau thuế năm 2012-2013 tăng từ 84.346,64 triệu đồng lên 88.544,12triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế tăng lên là do tổng thu nhập hoạt động tăng và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gi ảm. Cụ th ể như sau: -Tổng thu nhập hoạt động tăng từ 297.415,42 triệu đồng lên 302.169,94 triệu đồng tương đương với 4754,52 triệu đồng. Nguyên nhân tổng thu nhập tăng là do lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư,ngoại hối và các hoạt động khác tăng. +Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng từ 23.591,68 lên 29.755,02 triệu đồng (tăng 26%) chiếm 10% trên tổng thu nhập (năm 2013). +Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và đầu tư trong hai năm 2012- 2013 tăng lần lượt khoảng 1652,76 triệu đồng và 3672,38 triệu đồng. +Lãi thuần từ hoạt động khác tăng từ -25.218,32 lên 10.501,96 triệu đồng tăng khoảng 35.720,28 triệu đồng. Năm 2013 có lãi tăng cao như vậy là vì chi phí bỏ ra từ hoạt động thấp, ngân hàng đã hạn chế được các chi phí bỏ ra đ ến mức th ấp nhất để thu được lợi nhuận cao nhất. Chi phí hoạt động qua 2 năm tăng 6.315,98 triệu đồng (tăng 6%), trong khi đó tỷ lệ tổng thu nhập hoạt động chỉ tăng 4.754,52 triệu đồng (tăng 2%). Điều này cho thấy ngân hàng có tốc độ tăng chi phí cao hơn thu nhập làm lợi nhuận sau thuế tăng không đáng kể (chỉ tăng 5%). Vì đây là thời gian kinh tế gặp khó khăn, bất động sản đóng băng, nhiều doanh nghiệp phá sản, ngân hàng mất nhiều khách hàng thân thiết, và bị lỗ vì những khoản nợ xấu, quá hạn và nợ khó đòi. Tuy nhiên thì lợi nhuận do kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư và chứng
  15. 15 khoán kinh doanh diễn ra rất thuận lợi nên đã mang lại cho Ngân hàng một nguồn doanh thu lớn làm cho lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng 4.197,48 triệu đồng. 1.4 Những thuận lợi, khó khăn và các định hướng phát triển của ngân hàng  Thuận lợi: ­ Biên Hòa là đô thị loại II, là thành phố lớn, là trung tâm công nghiệp quan trọng của cả nước, giáp ranh với môi trường thành phố Hồ Chí Minh, với tr ụ s ở đặt tại trung tâm thành phố, VCB – Chi nhánh Biên Hòa luôn có có điều ki ện đ ể nắm bắt thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội. ­ Ngân hàng đã chủ động triển khai tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo đúng mục tiêu đã được Chính phủ cũng như Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xác định. ­ Tốc độ mở rộng mạng lưới đã và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới sau khi kế hoạch mở rộng mạng lưới của các ngân hàng chính thức được “cởi trói”, đồng thời có sự quản lý chặt chẽ. ­ Hiệu quả kinh doanh ngân hàng cải thiện thiện, trong những năm gần đây kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tăng cao. ­ Sở hữu hạ tầng kỹ thuật ngân hàng hiện đại, Vietcombank – Chi nhánh Biên Hòa có nhiều lợi thế trong việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào xử lý tự động các dịch vụ ngân hàng, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng điện t ử dựa trên nền tảng công nghệ cao. ­ Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao… Vietcombank – Chi nhánh Biên Hòa luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn, các doanh nghiệp và của đông đảo khách hàng cá nhân. ­ Ngân hàng đã tích cực áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào hoạt động, cho ra nhiều dịch vụ mới, từng bước hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho phù hợp với tình hình hiện tại tạo thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng và rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng.  Khó khăn: - Năm 2012-2013 do những khó khăn của nền kinh tế nên một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh chưa đạt kế hoạch đề ra. Thị phần trong lĩnh vực thanh
  16. 16 toán xuất nhập khẩu bị thu hẹp, hệ số sử dụng vốn huy động còn thấp dẫn tới hiệu quả chưa cao. - Tình hình nợ xấu vẫn cao ảnh hưởng đến hoạt động doanh thu của VCB nguyên nhân căn bản gây nghẽn tín dụng không đạt đượt kết quả cao nhất. - Chi phí hoạt động của chi nhánh cao ảnh hưởng lớn tới thu nhập.  Định hướng phát triển của ngân hàng Năm 2014 được dự đoán là năm kinh tế thế giới sáng sủa hơn, tăng trưởng hơn năm 2013 nhưng chưa cao và có thể có những diễn biến phức tạp. Đối với Việt Nam, tăng trưởng GDP được dự báo ở mức ~5,5%, lạm phát thấp hơn năm 2013 (~6%). Cạnh tranh trong các lĩnh vực nói chung và ngân hàng nói riêng sẽ ngày càng gay gắt, nảy sinh nhiều thách thức mới. Chính sách tiền tệ được dự kiến là vẫn tiếp tục nới lỏng linh hoạt. Tăng trưởng tín dụng toàn hệ hống dự kiến ~12%. Trong bối cảnh đó, phương châm hoạt động của VCB toàn hệ thống là “Đổi mới – Chất lượng – An toàn – Hiệu quả”; Quan điểm chỉ đạo điều hành là “Nhạy bén, linh hoạt, quyết liệt”. Định hướng chủ đạo của năm 2014: Bám sát chiến lược 2011-2020 đã được phê duyệt, tiếp tục củng cố vị thế ngân hàng, tăng cường hợp tác với Mizuho, phát huy mọi lợi thế, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, lấy chất lượng và thực chất làm trọng, hướng tới phát triển bền vững. Đ ịnh hướng phát triển chính trên một số lĩnh vực: Về mô hình phát triển, tổ chức bộ máy và mạng lưới; Về vốn tín dụng, đầu tư; Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác và kết quả tài chính; Quản trị rủi ro; Quan hệ nhà đầu tư; Quản trị nguồn nhân l ực; Kiểm soát các công tác quản trị; Chú trọng các chỉ tiêu cơ bản.
  17. 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG VIETCOMBANK CHI NHÁNH BIÊN HOÀ NĂM 2012-2013 2.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và huy động vốn 2.1.1 Phân tích nguồn vốn của ngân hàng Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại thì nguồn vốn nói chung không những giữ vai trò quan trọng mà còn mang tính quyết định đến hiệuquả kinh doanh của ngân hàng. Với chức năng trung gian tài chính là “đi vay để cho vay” nên ngân hàng phải có một nguồn vốn đủ mạnh để đảm bảo chi trả và đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế, góp phần mang l ại thu nhập cho khách hàng cũng như tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Chính vì vậy mà ngân hàng cần tích cực trong hoạt động này để tận dụng được nguồn vốn nhàn r ỗi trong dân, nhằm đầu tư có hiệu quả góp phần nâng cao hiệu quả hoạt đ ộng kinh doanh của ngân hàng. Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn của ngân hàng năm 2012-2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2012 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2013 Số tiền % Vốn huy động 4.834.000 6.078.960 1.244.960 25,75 Vốn chủ sở hữu 572.780 831.060 258.280 45,09 Tổng 5.406.780 6.910.020 1.503.240 27,8 Nguồn: Phòng kế toán VCB chi nhánh biên hoà Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tổng nguồn vốn của Ngân hàng qua t ừ năm 2012 đến 2013 có xu hướng tăng . Năm 2012 đạt 5.406.780 triệu đ ồng đ ến 2013 đạt 6.910.020 triệu đồng tăng khoảng 1503.240 triệu đồng tương đương với tăng 27,8% so với năm 2012. Chính vì vậy đòi hỏiNgân hàng cần phải quản lý t ốt tình hình nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của khách hàng. Nguồn vốn của Ngân hàng được hình thành chủ yếu từ vốn huy động và vốn chủ sở hữu. Trong đó vốn huy động chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn, năm 2013 vốn huy động đạt 6.078.960 triệu đồng tăng 1.244.960 triệu đồng, tương đương với tăng 25,75% so với năm 2012(năm 2012 đạt 4.834.000 triệu đồng). Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhanh, năm 2012 chỉ đạt 572.780 triệu đồng thế
  18. 18 nhưng năm 2013 lại đạt 831.060 triệu đông tăng 258.280 triệu đồng tương đương với tăng 45,09% so với năm 2012, chiếm 12,17% tỷ trọng trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn chung qua 2 năm 2012, 2013 cho ta thấy được nguồn vốn của ngân hàng đang có xu hương tăng và ổn định. Đặc biệt là nguồn vốn huy động luôn đóng vai trò chủ đạo và chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn khoảng 87,93%(năm 2013) đều này cho thấy ngân hàng đang chiếm được lòng tin của khách hàng và có thể chủ động được nguồn vốn cho vay. 2.1.2 Phân tích tình hình huy động vốn Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành kinh doanh tiền tệ với các doanh nghiệp khác.Chính vì vậy, việc nghiên cứu nguồn vốn huy động của ngân hàng là việc làm quan trọng mà khi phân tích chúng ta không thể bỏ qua được. Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hoà từNgân hàng cấp trên, thì Ngân hàng cần có thêm nguồn vốn do t ự huy động t ừ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình thì đòi hỏi các ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ ngân hàng cấp trên và góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ nền kinh tế năm 2012- 2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2012 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2013 Số tiền % Tiền Gửi của dân cư 2.431.740 3.241.600 809.860 33,3 Tiền gửi của TCKT 2.402.260 2.837.360 435.100 18,11 Tổng 4.834.000 6.078.960 1.244.960 25,75 Nguồn: Phòng kế toán VCB chi nhánh biên hoà Qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình huy động vốn của ngân hàng qua năm 2012-2013 đều tăng, năm 2012 đạt 4.834.000 triệu đồng nhưng đến năm 2013
  19. 19 đạt 6.078.960 triệu đồng tương đương với tăng 1.244.960 triệu đồng tức là tăng 25,75%. Cụ thể như sau: -Đối với tiền gửi của dân cư: năm 2013 đạt 3.241.600 triệu đ ồng tăng khoảng 809.860 triệu đồng(tương đương với tăng 33,3%) so với năm 2012(năm 2012 đạt 2.431.740 triệu đồng) -Đối với tiền gửi của TCKT: năm 2012 đạt 2.402.260 triệu đồng đến năm 2013 đạt 2.837.360 triệu đồng tăng khoảng 435.100 triệu đồng Nhìn chung thì tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 2 năm đều tăng trưởng ổn định. Mang lại cho ngân hàng một nguồn vốn rãnh rỗi từ bên ngoài dân cư và tổ chức kinh tế một lượng tiền rất lớn khoảng 1.244.650 triệu đồng, đều này giúp ngân hàng có thêm nguồn vốn để kinh doanh và đầu tư các ngành khác.Thúc đẩy quá trình hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.2 Phân tích tín dụng của ngân hàng năm 2012-2013  Đánh giá khái quát chung tình hình tín dụng của ngân hàng Hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lời nhiều nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản và nó cũng là hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Nó có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thông qua hoạt động này ngân hàng cung cấp một khối lượng lớn vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ lượng vốn này mà nên kinh tế sẽ phát triển nhanh và vững mạnh.Quan hệ tín dụng được xác lập thông qua hợp đồng tín dụng với ngành là xác định khả năng và nhu cầu c ủa người đi vay trong việc thực hiện hợp đồng. Hoạt động tín dụng của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Biên Hoà được thểhiện như sau: Bảng 2.3: Tình hình chung của hoạt động tín dụng năm 2012-2013 Đvt: Triệu đồng Năm 2012 2013/2012 Chỉ tiêu Năm 2013 Số tiền % Doanh số cho vay 9.451.260,00 11.222.880,00 1.771.620,00 18,74 Doanh số thu nợ 8.568.240,00 9.660.780,00 1.092.540,00 12,75 Doanh số dư nợ 4.195.033,50 4.826.089,17 631.055,67 15,04 Nợ Xấu 85.159,18 115.826,14 30.666,96 36,01 Nguồn: Phòng kế toán VCB chi nhánh Biên Hoà Qua bảng số liệu cho ta thấy nhìn chung thì các chỉ tiêu doanh số cho vay, thu nợ, nợ tín dụng và nợ xấu đều có xu hướng tăng. Cụ thể như sau:
  20. 20 Doanh số cho vay: năm 2012 đạt 9.451.260 triệu đồng năm 2013 đạt 11.222.880 triệu đồng tăng khoảng 1.771.620 triệu đồng tương đương với tăng 18,74%. Doanh số thu nợ: năm 2012 đạt 8.568.240 triệu đồng và năm 2013 đạt 9.660.780 triệu đồng, tăng khoảng 1.092.540 triệu đồng tương đương với tăng 12,75%. Doanh số nợ tín dụng: năm 2013 so với năm 2012 chiếm tỷ lệ 15,04% tương đương với tăng 631.055,67 triệu đồng Nợ xấu: có xu hướng tăng hơi cao so với các chỉ tiêu cho vay, thu nợ, nợ tín dụng khoảng 36,01% tương đương với 30.666,96 triệu đồng (năm 2013 đạt 115.826,14 triệu đồng). Tóm lại, qua bảng số liệu trên cho ta thấy được hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng tăng trưởng nhưng chưa ổn định và còn kém hiểu quả do nợ xấu của ngân hàng vẫn chưa có xu hướng giảm xuống, dư nợ tính dụng nhìn chung cũng không tăng cho lắm. Điều này đòi hỏi ngân hàng cần chú trọng trong việc thu h ồi các khoản vay quá hạn cũng như chất lượng của tín dụng đ ể giúp ngân hàng có thể giảm thiệt được các rủi ro của tín dụng, đồng thời cần phải đẩy mạch công tác cho vay nhiều hơn nữa, để tạo điều kiện cho doanh số cho vay có hiệu quả, góp phần mang lại doanh số cho Ngân hàng. 2.2.1 Phântíchdoanhsốchovay Để biết được hiệu quả kinh doanh của ngân hàng ta cần phải phân tích doanh số cho vay của ngân hàng qua các năm. Thông qua đó biết đ ược tình hình hoạt động kinh tế của chi nhánh như thế nào. Doanh số cho vay trong kỳ là tổng số tiền đã cho khách hàng vay trong kỳ, tính cho ngày, tháng, năm, quý. Doanh số cho vay phản ánh kết quả về việc phát triển, mở rộng hoạt động cho vay và tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng. Nếu như các nhân tố khác cố định thì doanh số cho vay càng cao phản ánh việc mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng càng tốt, ngược lại doanh số cho vay của ngân hàng mà giảm trong khi cố định các yếu tố khác thì chứng tỏ hoạt đ ộng của ngân hàng là không tốt. 2.2.1.1 Phântíchdoanhsốchovaytheothờihạn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2