intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án: Tổng hợp bề mặt siêu chống thấm (superhydrophobic) và ứng dụng

Chia sẻ: Hoang Linh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:75

138
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng” là một dạng nghiên cứu từ hiện tượng tự nhiên. Bắt đầu là những hạt nước trên lá sen, lá môn, trên cánh bướm, cánh gián…. đã là nguồn ý tưởng cho các nhà khoa học tìm tòi, giải thích hiện tượng và đưa các sáng kiến ứng dụng trong thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án: Tổng hợp bề mặt siêu chống thấm (superhydrophobic) và ứng dụng

  1. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC TỔNG HỢP BỀ MẶT SIÊU CHỐNG THẤM  (SUPERHYDROPHOBIC) VÀ ỨNG DỤNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Ngành: Công Nghệ Hóa Học) GVHD : Ths.NGUYỄN THỊ THANH HIỀN LỚP : 02DHLHH SVTH : NGUYỄN TUÂN Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 1
  2. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền MSSV : 2204115009 1. Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 2
  3. LỜI CẢM ƠN Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ  trợ, giúp đỡ  dù ít hay nhiều, dù  trực tiếp hay gián tiếp của   người khác. Trong  suốt thời gian từ  khi bắt đầu học tập  ở  giảng đường đại học đến nay, em đã   nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè.  Với lòng biết  ơn    sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô  ở  Khoa Công  Nghệ  Hóa Học – Trường Đại Học Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM đã cùng   với tri thức và tâm huyết của mình để  truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho   chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong học kỳ cuối  khóa này khoa đã đưa ra các đề  tài thật hữu ích cho chúng em trước khi hoàn  thành việc học tại trường trong đó có để  tài “Tổng Hợp Bề  Mặt Siêu Chống  Thấm (Superhydrophobic) Và  Ứng Dụng” do Ths. Nguyễn Thị  Thanh Hiền đã  hướng dẫn Em xin chân thành cảm  ơn Ths Nguyễn Thị  Thanh Hiền đã tận tâm hướng   dẫn em trong suốt thời gian qua. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo   của Cô thì em nghĩ bài báo cáo thực tập này của em rất khó có thể  hoàn thiện  được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn Cô.
  4. LỜI MỞ ĐẦU Đi cùng với việc nghiên cứu và sự phát triển của khoa học ngày nay đó là   tính  ứng dụng của nó vào thực tế.  Có những nghiên cứu bắt nguồn từ  yêu cầu   thiết yếu của đời sống hằng ngày, nhưng cũng có những nghiên cứu xuất phát từ  những hiện tượng tự  nhiên mà nghiên cứu để   ứng dụng vào thực tế. Đề  tài  “Tổng Hợp Bề  Mặt Siêu Chống Thấm (Superhydrophobic) Và  Ứng Dụng” là  một dạng nghiên cứu từ hiện tượng tự nhiên. Bắt đầu là những hạt nước trên lá  sen, lá môn, trên cánh bướm, cánh gián…. đã là nguồn ý tưởng cho các nhà khoa   học tìm tòi, giải thích hiện tượng và đưa các sáng kiến  ứng dụng trong thực tế.  Từ những ứng dụng đơn giản như sơn chống thấm, kính tòa nhà …đến các thiết   bị  như  điện thoại, máy quay phim dưới nước, giấy chống thấm…đã và đang   được nghiên cứu. Ngoài tác dụng chống thấm nước thì nó còn đem lại các lợi ích   khác như chống sự bám dính của rong rêu, tảo hay giảm tính ma sát…nên lợi ích   kinh tế rất lớn.  Đây chính là lý do mà em đã chọn đề tài  này với mục tiêu là tìm   hiểu và tổng hợp chất tạo bề siêu chống thấm (superhydrophobic) để  ứng dụng  trong thực tế.
  5. NHẬN XÉT (Giáo Viên Hướng Dẫn)
  6. NHẬN XÉT (Giáo Viên Phản Biện)
  7. MỤC LỤC
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng Nội Dung Trang 1.1 Năng lượng bề mặt của các vật liệu thông dụng. 2.1 Một số loại cản quang và độ phân giải của chúng. 2.2 Tóm tắt những chất khí chính dùng trong CVD DANH MỤC HÌNH
  9. Hình Nội Dung Trang 1.1 Bề mặt không dính ướt của lá sen và hoa hồng. 1.2 Hiệu ứng lá sen. 1.3 Cấu trúc hai thứ bậc của lá sen. 1.4 Cấu trúc micro/nano của khối u làm gia tăng góc tiếp xúc. Cơ chế "tự làm sạch" trên lá sen: giọt nước tròn cuốn trôi bụi  1.5 bẩn. 1.6 Cấu trúc vi mô bề mặt hoa hồng. 1.7 Sự khác biệt giữa giọt nước trên cánh hoa hồng và lá sen. 1.8 Giọt nước trên bề mặt. 1.9 Sự liên hệ giữa góc tiếp xúc theta và năng lượng bề mặt. 1.10 Giọt nước trên bề mặt lồi lõm. Các bước của công nghệ quang khắc sử dụng ánh sáng  2.1 (photolithography). Nguyên lý kỹ thuật hệ photolithography ­ Quá trình mask  2.2 alignment. 2.3 Cấu trúc một hệ beam writer của công nghệ EBL. Cấu trúc hóa học và phản ứng quang hóa ở PMMA do chiếu  2.4 xạ. 2.5 Xử lý để tạo bề mặt siêu kị nước micro. 2.6 Bề mặt được bổ sung polydopamine. 2.7 Bề mặt có cấu trúc hoa. 2.8 SEM của mẫu InGaN. 2.9 SEM của bề mặt sau loại bỏ polimer thừa. Sự lắng đọng LBL của polyelectrolytes với các nhóm nhạy  2.10 UV. Sơ đồ biểu diễn các bước tạo bề mặt siêu kị nước với  mảng  2.11 sợi nano Pt. Bề mặt siêu kị nước với cấu trúc nano bởi polyethylene mật  2.12 độ cao (HDPE) Hình ảnh SEM của ống nano PS với trạng thái hình học khác  2.13 nhau. 3.1 SEM các mẫu polypropylene chưa được xử lí hóa học. 3.2 Mẫu polypropylene đã xử lí hóa học. 3.3 Mẫu polystyrene. 3.4 Cấu trúc micro của mẫu đã xử lí polypropylene. Hình dáng giọt nước và góc tiếp xúc của các mẫu theo  3.5 phương pháp sử dụng isotactic­polypropylene (I­PP). SEM mẫu theo Phương pháp sử dụng isotactic­polypropylene  3.6 (I­PP).
  10. 3.7 Ảnh hưởng của tốc độ làm lạnh lên mẫu. 3.8 Các bước để tạo bề mặt hợp kim nhôm siêu kị nước. 3.9 Góc tiếp xúc của hợp kim nhôm qua các giai đoạn xử lí. Ảnh hưởng của thời gian xử lí bằng nước sôi đến góc tiếp  3.10 xúc. SEM bề mặt hợp kim nhôm xử lý nước sôi ở thời gian khác  3.11 nhau 3.12 Ảnh hưởng của nồng độ STA lên góc tiếp xúc. 3.13 Ảnh hưởng của thời gian xử lí STA đến góc tiếp xúc.
  11. NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN 2.  Tìm hiểu lý thuyết bề mặt không thấm ướt.  Tìm hiểu các ứng dụng bề mặt siêu kị nước trong thực tế.  Tìm hiểu và dịch tài liệu các phương pháp chế  tạo bề  mặt siêu kị  nước.  Tham khảo và dịch tài liệu công nghệ  làm bề  mặt siêu kị  nước đơn   giản trong phòng thí nghiệm và đánh giá kết quả.
  12. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền 3. PHẦN 1. TỔNG QUAN VỀ BỀ MẶT KHÔNG DÍNH ƯỚT 1. 1.1 Hiệu ứng lá sen, hoa hồng 1.1. 1.1.1 Hiệu ứng lá sen Hình 1.1. Bề mặt không dính ướt của lá sen và hoa hồng. Lá sen lâu nay vẫn được coi là tiêu chuẩn vàng về khả năng duy trì sự khô   ráo trong tự nhiên. Trên lá sen, các giọt nước sẽ đáp xuống trong hình dạng một   chiếc bánh mỏng, rồi nhanh chóng bật nảy trở lại thành một giọt đối xứng. Hiệu   ứng lá sen đã được áp dụng để sản xuất nhiều loại sợi công nghiệp, sơn và mái   chống thấm. Bí quyết của chúng là "góc tiếp xúc" cao. Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 17
  13. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền Hình 1.2. Hiệu ứng lá sen. Theo lý thuyết của Wenzel (hay Kossen), cấu trúc lồi lõm, xù xì gia tăng   tính ghét nước của bề mặt ghét nước. Điều này được thấy rõ trên bề mặt lá sen.  Bề  mặt lá sen là một bề  mặt cực ghét nước có góc tiếp xúc là 161°. Dưới kính   hiển vi điện tử, người ta quan sát được những khối u  ở  kích thước micromét   (một phần ngàn mm), trên những khối u này dày đặc những khối u nhỏ hơn được  phủ bởi một loại sáp. Đây là một cấu trúc có thứ bậc (hierarchical structure). Thứ  nhất là mặt nền, sau đó là các khối u micromét, kế  đến là cấu trúc nanomét và  sau cùng là lớp sáp phủ  cực mỏng. Lớp sáp thực vật này là một bề  mặt ghét  nước có năng lượng bề mặt thấp như sáp paraffin. Hình 1.3. Cấu trúc hai thứ bậc của lá sen. Khối u lớn trên mặt lá (a) và hình phóng đại của khối u lớn (b) cho thấy   các khối u nhỏ nanomét xuất hiện li ti trên mặt khối u lớn. Dựa trên thành quả  của Barthlott và Neinhuis, nhóm của giáo sư Lei Jiang  (Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc) tìm hiểu bề mặt lá sen qua góc nhìn vật lý   và vật liệu học. Theo giáo sư Jang và các cộng sự viên, cấu trúc thứ bậc của bề  mặt lá sen trong đó các khối u nanomét mọc trên các khối u micromét không phải  là một việc ngẫu nhiên. Bề mặt xù xì ở cấp độ micromét như cái chảo rán Teflon  cũng đủ làm gia tăng sự ghét nước của bề mặt. Khi lá sen là bề mặt phẳng chỉ có   Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 18
  14. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền chất sáp không thôi, trị số của góc tiếp xúc là 104°. Chất sáp cho bề mặt tính ghét   nước nhưng chưa phải "cực ghét". Jang và cộng sự viên dùng hình học fractal để  xem ảnh hưởng của khối u. Khi có sự hiện diện của những khối u nanomét, góc  tiếp xúc θ gia tăng đột biến vượt qua trị số 150° trở thành bề mặt cực ghét nước.  Cũng vì những khối u nanomét, giọt nước chỉ  có 3 % diện tích tiếp xúc với bề  mặt lá sen. Điều này đưa đến một kết quả  hiển nhiên là giọt nước có thể  di   động tự do khi bề mặt nghiêng và cuốn theo bụi bậm cho lá sen đặc tính tự  làm  sạch (self­cleaning). Hình 1.4. Cấu trúc micro/nano của khối u làm gia tăng góc tiếp xúc. (a) Bề mặt trơn với chất sáp, θ = 104°. (b) Bề mặt với khối u lớn, θ = 150°. (c) Bề mặt với khối u lớn và khối u nanomét, θ = 160 – 180°. Nước rơi lên bề  mặt lá sen sẽ  lăn như  những giọt  hình cầu, cuốn đi bụi  bẩn và vi trùng. Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 19
  15. Trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM Khoa Công Nghệ Hóa Học GVHD: Ths.Nguyễn Thị Thanh Hiền Hình 1.5. Cơ chế "tự làm sạch" trên lá sen: giọt nước tròn cuốn trôi bụi bẩn. 1.1.2 Hiệu ứng hoa hồng Hình 1.6. Cấu trúc vi mô bề mặt hoa hồng (a) Những "ngọn đồi" micromét trên cánh hoa hồng. (b) Các khe nano trên đỉnh đồi. Dưới kính hiển vi điện tử, bề mặt hoa hồng xuất hiện một cấu trúc vi mô  có hai thứ bậc: (1) những "ngọn đồi" kích cỡ micromét nằm ngang dọc theo một   thứ  tự nhất định và (2) trên đầu những ngọn đồi tí hon này xuất hiện nhiều khe   nano. Cơ cấu bám dính của trên cánh hoa hồng hay là "hiệu ứng cánh hoa" (petal  effect) được khảo sát và cơ chế vừa ghét nước vừa thích nước được giải thích. Tổng Hợp Bề Mặt Siêu Chống Thấm SVTT: Nguyễn Tuân (Superhydrophobic) Và Ứng Dụng Trang 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0