Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương
lượt xem 8
download
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiện trạng phát sinh mùi hôi và nồng độ khí gây mùi tại nhà dân tại khu vực nghiên cứu. Phân tích lựa chọn thiết bị ngăn mùi và đánh giá hiệu quả từng thiết bị ngăn mùi. Khai toán kinh phí đầu tư lắp đặt cho các đối tượng khác nhau. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THIẾT BỊ NGĂN MÙI TẠI HỘP ĐẤU NỐI NƯỚC THẢI SINH HOẠT THUỘC HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG BÌNH DƯƠNG Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Chuyên ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS.Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480 Lớp: 14DMT04 TP. Hồ Chí Minh, 2018
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI CAM ĐOAN Tôi: Lê Thị Huyền Ân xin cam đoan: Đồ án tốt nghiệp là thành quả từ sự nghiên cứu hoàn toàn thực tế dựa trên cơ sở các số liệu liên quan và thực hiện theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn. - Đồ án được thực hiện hoàn toàn mới, là thành quả của riêng tôi, không sao chép theo bất cứ đồ án tương tự nào. - Mọi sự tham khảo sử dụng trong đồ án điều được trích dẫn các nguồn tài liệu trong báo cáo và danh mục tham khảo. - Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế của nhà trường, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. TP. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 07 năm 2018 Sinh viên Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp với sự cố gắng, nổ lực của bản thân và nhận được sự được sự giúp đỡ của nhiều người. Đầu tiên, xin gửi lời cám ơn đến quý Thầy/Cô trường Đại học Công Nghệ Tp.HCM, quý Thầy/Cô trong Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech đã truyền dạy những kiến thức quý báu về ngành môi trường và những kinh nghiệm thực tiễn đời sống quý báu. Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn PGS.TS Thái Văn Nam, Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech, đã tận tâm, tận lực giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ bảo trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Xin chân thành cảm ơn anh Võ Huỳnh Đăng Khoa và quý Anh/Chị tại phòng thiết kế của tại xí nghiệp nước thải Thuận An, Bình Dương đã nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn và chỉ dạy kinh nghiệm thực tế trong quá trình thực hiện đề tài. Với thời gian làm đề tài ngắn nên việc vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế để trình bày báo cáo đồ án này chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, hy vọng quý Thầy/Cô góp ý thêm để em hoàn thành tốt bài báo cáo của mình. Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, người thân và các bạn bè, đã quan tâm sâu sắc, chia sẻ khó khăn và động viên để em hoàn thành đồ án này. Sinh viên Lê Thị Huyền Ân GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương MỤC LỤC PHIẾU GIA ĐỀ TÀI LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC .................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... v DANH MỤC BẢNG .................................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ,SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH ..................................... viii 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 2 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 2 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ......................................................... 3 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................ 3 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ................................................. 3 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 3 8.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI ......................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN ............................ 6 1.1 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG Ở BÌNH DƯƠNG ....................... 6 1.2 HỆ THỐNG THU GOM NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẬP TRUNG ............... 9 1.2.1 Sử dụng loại hầm tự hoại 3 ngăn ................................................................ 9 1.2.2 Sử dụng loại hầm tự hoại 1 ngăn, cống bi ................................................ 10 1.2.3 Hiện trạng của hệ thống thoát nước thải ở từng hộ dân ........................... 11 1.3 TỐNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẠI XNNT THUẬN AN ........................................................................................................................... 12 1.3.1 Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An .............................................. 12 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân i MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 1.3.2 Thuyết minh sơ đồ công nghệ .................................................................... 12 1.4 TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI – DÂN CƯ TAỊ PHƯỜNG BÌNH HÒA, THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG ....................................................... 18 1.5 TỔNG QUAN VỀ QUÁ TRÌNH PHÂN HỦY KỊ KHÍ CỦA VI SINH VẬT [1] ............................................................................................................................ 20 1.5.1 Các loại nước đã qua sử dụng khi thải vào hệ thống thoát nước ............. 20 1.5.2 Quá trình phân hủy kị khí của vi sinh vật ................................................. 20 Hình 1.6: Quá trình phân hủy kỵ khí vi sinh vật .................................................... 21 1.6 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGĂN MÙI ................................................................ 21 1.6.1 Các biện pháp ngăn mùi đang được sử dụng hiện nay .................................. 21 1.6.2 Xác định các vị trí phát tán mùi hôi sau khi đấu nối nước thải ................ 22 1.7 PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG ĐẤU NỐI TỪ HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC TẠI HỘ DÂN RA HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI CHUNG ........................ 22 1.7.1 Quy trình thủ tục đấu nối .......................................................................... 22 1.7.2 Các định luật liên quan đến việc lắp đặt hệ thống nước thải ................... 23 1.7.3 Các phương pháp thi công đấu nối nước thải ........................................... 25 1.8 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ................................................................. 28 1.8.1 Dự án cải thiện môi trường Tuy Hòa, Phú Yên [7] .................................. 28 1.8.2 Dự án cải thiện môi trường Khánh Hòa, Nha Trang [2] .......................... 29 1.8.3 Hệ thống ngăn mùi hôi tại Bà rịa – Vũng Tàu............................................... 30 1.9 CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ................................................. 31 CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 33 2.1 THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN ..................................................... 33 2.2 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU .............................................................................. 33 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân ii MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 2.2.1 Xi phông PVC D114 .................................................................................. 33 2.2.2 Xi Phông S1 ............................................................................................... 34 2.2.3 Hộp ngăn mùi đa năng .............................................................................. 35 2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 37 2.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 2.4.1 Sơ đồ nghiên cứu ....................................................................................... 38 2.4.2 Các phương pháp thực hiện ...................................................................... 39 Bảng 2.1: Các phương pháp thống kê tài liệu ................................................... 39 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 46 3.1 HIỆN TRẠNG ĐẤU NỐI VÀ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NGĂN MÙI ............. 46 3.2 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT SINH MÙI HÔI....................................... 47 3.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA THIẾT BỊ NGĂN MÙI .................................. 50 3.4 KHAI TOÁN KINH PHÍ ĐẦU TƯ.................................................................. 53 3.4.1 Khảo sát thiết kế hệ thống ......................................................................... 53 3.4.2 Khai toán chi phí đầu tư ............................................................................ 55 3.5 VẬN HÀNH BẢO TRÌ HỆ THỐNG ............................................................... 59 3.5.1 Sơ đồ vận hành bảo trì hệ thống ............................................................... 59 3.5.2 Vận hành hệ thống ..................................................................................... 59 3.5.3 Bảo trì hệ thống ......................................................................................... 60 3.6 SO SÁNH CÁC THIẾT BỊ NGĂN MÙI ......................................................... 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 66 PHỤ LỤC PHỤ LỤC A (Phiếu đăng ký đấu nối) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân iii MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương PHỤ LỤC B (Bản Vẽ A3) PHỤ LỤC C (QCVN) PHỤ LỤC D (Phiếu Khảo Sát) PHỤ LỤC E (Bảng kết quả thử nghiệm) GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân iv MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Tiếng anh Tiếng việt 1 ASBR Advanced Sequencing Batch Bể phản ứng theo mẻ cải tiến Reactor 2 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường CP 3 Cổ phần 4 CT Chỉ Thị 5 CH3SH Methyl Mercaptan 6 DV-TM Dịch vụ - Thương mại H2 S Hidro Sunfua Hidro Sunfua 7 8 HDPE High – Density Polyethylene Vật liệu nhựa dẻo mật độ cao 9 KPH Không phát hiện MT 10 Môi Trường NH3 Amoniac 11 ppm Parts Per Million 12 Một phần triệu PGS 13 Phó Giáo Sư QCVN 14 Quy chuẩn Việt Nam QĐ 15 Quyết định SBR Sequencing Batch Reactor 16 Bể phản ứng theo mẻ TS 17 Tiến Sĩ TCVN 18 Tiêu chuẩn Việt Nam GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân v MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương TBNM 19 Thiết bị ngăn mùi TNHH Trách Nhiệm Hữu Hạn 20 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 21 UBND 22 Ủy Ban Nhân Dân uPVC Polyvinyl Clorua 23 XNNT 24 Xí Nghiệp Nước Thải GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân vi MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Chu kì bể ASBR 4,8h ( 288 phút) ................................................................. 15 Bảng 2.1: Các phương pháp thống kê tài liệu ............................................................... 39 Bảng 3.1: Kết quả đo các khí gây mùi trước khi lắp thiết bị ngăn mùi ......................... 49 Bảng 3.2: Kết quả đo các khí gây mùi sau khi lắp thiết bị ngăn mùi ............................ 52 Bảng 3.3: Loại hình của khách hàng đâu nối nước thải ................................................ 54 Bảng 3.4: Đơn giá cho từng TBNM .............................................................................. 55 Bảng 3.5: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông PVC D114 ........... 56 Bảng 3.6: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Xi phông S1 .......................... 57 Bảng 3.7: Khai toán chi phí đầu tư trường hợp sử dụng Hộp ngăn mùi đa năng ......... 58 Bảng 3.8: So sánh các TBNM ....................................................................................... 61 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân vii MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ,SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1: Hình thức xử lý thải bỏ tại gia đình .......................................................... 46 Biểu đồ 3.2: Các vị trí phát sinh mùi hôi ....................................................................... 47 Biểu đồ 3.3: Nồng độ khí gây mùi trước khi lắp TBNM .............................................. 48 Biểu đồ 3.4: Tình trạng lắp các TBNM ......................................................................... 48 Biểu đồ 3.5: Mức độ khí gây mùi tại hộ gia đình sau khi lắp TBNM ........................... 51 Biểu đồ 3.6: Hiệu quả ngăn mùi của Xi phông PVC D114........................................... 54 Biểu đồ 3.7: Hiệu quả ngăn mùi của Xi phông S1 ........................................................ 54 Biểu đồ 3.8: Hiệu quả ngăn mùi của Hộp ngăn mùi đa năng ........................................ 54 HÌNH ẢNH Hình 1.1: Thành phố Thủ Dầu Một trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) ................... 6 Hình 1.2: Thị xã Thuận An tên bản đồ ............................................................................ 8 Hình 1.3 : Mô hình đấu nối nước thải sinh hoạt (Nguồn: XNNT Thuận An) ................. 9 Hình 1.4: Cấu tạo hầm 3 ngăn (Nguồn: sưu tầm Internet) ............................................ 10 Hình 1.5: Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT Thuận An................................................. 12 Hình 1.6: Quá trình phân hủy kỵ khí VSV .................................................................... 21 Hình 1.7: Hộp đấu nối và thi công lắp đặt (Nguồn: tác giả chụp)................................. 27 Hình 1.8: Thi công lắp đặt TBNM tại Vũng Tàu .......................................................... 31 Hình 2.1: Xi phông PVC D114 (Nguồn: sưu tầm Internet) .......................................... 33 Hình 2.2: Xi phông S1 (Nguồn: tác giả chụp) ............................................................... 35 Hình 2.3: Hộp ngăn mùi đa năng (Nguồn: tác giả chụp) .............................................. 36 Hình 2.4: Khảo sát tại các hộ gia đình tại phường Bình Hòa (Nguồn: tác giả chụp).... 40 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân viii MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 2.5: Quá trình lấy mẫu tại khu vực khảo sát (Nguồn: tác giả chụp) ..................... 44 Hình 3.1: Sơ đồ vận hành và bảo trì hệ thống ............................................................... 59 GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân ix MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương LỜI MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Đông giáp ranh với tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp với Bình Phước, phía Tây giáp với Tây Ninh và một phần khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp với Thành Phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Với diện tích tự nhiên là 2694.43 km2 chiếm khoảng 0.83% diện tích cả nước, khoảng 12% diện tích miền Đông Nam Bộ; 9 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 91 đơn vị hành chánh cấp xã (48 xã, 41 phường và 2 thị trấn). Bình Dương với vị trí địa lý rộng lớn, dân cư đông đúc thêm việc là một trong các tỉnh có nền công nghiệp lớn nhất nước thì Bình Dương phải tiếp nhận một lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh sinh sống và làm việc thải ra một lượng lớn nước thải do nhu cầu sinh hoạt hằng ngày vì thế vấn đề về ô nhiễm nguồn nước là vấn đề lớn cần được quan tâm, giải quyết và được tỉnh ưu tiên hàng đầu [9]. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm nước, UBND Bình Dương phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường khu vực Nam Bình Dương theo quyết định số 4058/QĐ-UBND ngày 20/10/2013. Dự án được đầu tư theo văn bản số 1518/TTg-CN ngày 27/09/2006 gồm 2 tiểu dự án (2 giai đoạn) của Thủ tướng chính phủ. Dự án được phê duyệt theo quyết định số 610/QĐ- UBND ngày 09/03/2012 (UBND Tỉnh chỉ đạo công ty CP Nước môi trường Bình Dương lập quy hoạch tổng thể). Thực hiện theo Hiệp định vay vốn số VN11-P10 kí ngày 30/03/2012 giữa Việt Nam với chính Phủ Nhật Bản [3]. Đây là hệ thống xử lý nước thải riêng biệt (tách riêng với nước mưa), thu gom trực tiếp (không cần hầm tự hoại), phía trước mỗi nhà dân sẽ được lắp một hố ga để đấu nối với nước thải sinh hoạt (nước tắm, nước rửa thực phẩm, nước và phân từ nhà cầu) của nhà dân vào hố ga này và nước thải sẽ theo hệ thống thu gom về nhà máy xử lý nước thải sinh GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 1 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương hoạt tập trung để xử lý. Điểm đặc biệt của hệ thống này nằm ở chổ không lẫn nước mưa, dễ dàng thu gom, kiểm soát được mùi hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý theo dõi, kiểm tra, bảo trì hệ thống. Dự án đã được triển khai thí điểm ở giai đoạn 1 tại thành phố Thủ Dầu Một và giai đoạn 2 đang được vận hành tại thị xã Thuận An tỉnh Bình Dương, dự án sẽ được mở rộng thêm ở hai xã Dĩ An và Tân Uyên. Dự án được triển khai và đưa vào hoạt động đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho công tác bảo vệ môi trường và đặc biệt là cho hộ gia đình khi không cần lắp đặt hầm tự hoại hạn chế được những vấn đề hút hầm do bị nghẹt thường xuyên như ở hệ thống cũ. Tuy nhiên, trong quá trình vận hành nước thải được chuyển từ hộ dân về nhà máy xử lý nước thải theo hệ thống ống tự chảy, quãng đường dài nên quá trình phân hủy kị khí chất hữu cơ (chủ yếu là phân) tạo ra khí H2S, NH3, CH3SH. Phát sinh vấn đề mùi hôi từ hệ thống đấu nối vào nhà dân gây cảm giác khó chịu khi sử dụng. 2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để giải quyết vấn đề phát sinh mùi hôi từ khí H2S, NH3, CH3SH gây ra sự khó chịu cho các hộ dân khi sử dụng thì biện pháp xử lý mùi hôi từ hệ thống và ngăn mùi từ hệ thống vào nhà bằng các thiết bị ngăn mùi được tiến hành thử nghiệm và lắp đặt. Chính vì vậy, đề tài: “Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương” là rất cần thiết. 3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng phát sinh mùi hôi và nồng độ khí gây mùi tại nhà dân tại khu vực nghiên cứu. Phân tích lựa chọn thiết bị ngăn mùi và đánh giá hiệu quả từng thiết bị ngăn mùi. Khai toán kinh phí đầu tư lắp đặt cho các đối tượng khác nhau. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 2 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương 4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Khảo sát tình hình hệ thống nước thải từ hộ gia đình đấu nối vào hệ thống thoát nước riêng Bình Dương. Đánh giá hiện trạng phát sinh mùi hôi khi đấu nối vào hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương. Xác định vị trí phát sinh mùi hôi cho từng trường hợp đấu nối khác nhau. Đánh giá hiệu quả ngăn mùi sau khi lắp đặt thiết bị ngăn mùi. Khai toán chi phí đầu tư, lắp đặt tại khu vực khảo sát. 5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các hộ gia đình tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi và các hộ gia đình chưa tiến hành lắp đặt hệ thống ngăn mùi tại phường Bình Hòa, Thị xã Thuận an, tỉnh Bình Dương. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Để thực hiện đề tài dùng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thống kê tài liệu liên quan Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu Phương pháp so sánh Khai toán kinh phí lắp đặt Phương pháp đánh giá Các phương pháp thực hiện cụ thể sẽ được trình bày rõ ở Chương 2. 7. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Đề tài mang ý nghĩa thực tiễn cho việc cải thiện môi trường Nam Bình Dương nói chung và cho công việc thi công lắp đặt hệ thống thoát nước thải sinh hoạt từ hộ dân ra hệ thống xử lý nước thải riêng Bình Dương. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 3 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Đánh giá được hiệu quả của các thiết bị ngăn mùi trong từng trường hợp tại hộ dân để giải quyết các vấn đề phát sinh mùi hôi nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống của các hộ dân tốt hơn. 8.BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI Đề án Tốt nghiệp được cấu trúc thành 3 phần với 3 Chương nội dung chính. Phần mở đầu: Đề cập đến đặt vấn đề cho đề tài và các mục tiêu nghiên cứu, nội dung và phương pháp nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn khi thực hiện đề tài Tốt nghiệp. Chương 1: Tổng quan các lĩnh vực liên quan Giới thiệu về hệ thống thoát nước thải riêng ở Bình Dương, hệ thống thu gom nước thải tập trung, sơ lược về hệ thống xử lý nước thải ở XNNT Thuận An, tình hình khu vực khảo sát, các phương pháp đấu nối hệ thống nước thải từ hộ dận ra hệ thống thoát nước chung, các phương pháp ngăn mùi và các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực của đề tài đồ án. Chương 2: Phương pháp và Vật liệu nghiên cứu Trình bày các phương pháp sử dụng để thực hiện đề tài, vật liệu dùng cho nghiên cứu và địa điểm tiến hành thực hiện Đồ án Tốt nghiệp. Chương 3: Kết quả và Thảo luận Trình bày các kết quả thu được, kết quả về tình trạng phát sinh mùi và đo đạc nồng độ khí gây mùi trước và sau khi lắp các thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt tại hộ gia đình thông qua khảo sát thực địa lấy ý kiến từng hộ dân và tiến hành lấy mẫu khí, thử nghiệm nồng độ gây mùi. Đánh giá hiệu quả của các thiết bị ngăn mùi cho từng trường hợp đấu nối và khai toán kinh phí lắp đặt, đầu tư. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 4 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Kết luận và Kiến nghị Tổng kết các kết quả thu được từ đề tài, các vấn đề làm được và chưa được. Đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm phát triển đề tài nghiên cứu có thể áp dụng cho thực tiễn ngày càng hiệu quả hơn và chất lượng hơn. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 5 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC LĨNH VỰC LIÊN QUAN 1.1 HỆ THỐNG THOÁT NƯỚC THẢI RIÊNG Ở BÌNH DƯƠNG Đây hệ thống xử lý nước thải riêng biệt (tách riêng với nước mưa), thu gom trực tiếp không cần hầm tự hoại, phía trước mỗi nhà dân sẽ được lắp một hố ga để đấu nối với nước thải sinh hoạt (nước tắm, nước rửa thực phẩm, nước và phân từ nhà cầu) của nhà dân vào hố ga này và nước thải sẽ theo hệ thống thu gom về nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt tập trung để xử lý. Điểm đặc biệt của hệ thống này nằm ở chổ không lẫn nước mưa, dễ dàng thu gom, kiểm soát được mùi hôi, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị quản lý theo dõi, kiểm tra, bảo trì hệ thống. Vật liệu chính của hệ thống ống làm từ nhựa uPVC, HDPE với khả năng chống ăn mòn cao [3]. Hình 1.1: Thành phố Thủ Dầu Một trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) Song hành với sự phát triển kinh tế xã hội ngày càng mạnh mẽ việc ô nhiễm nước càng trở nên rõ ràng hơn ở Việt Nam nói chung và địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng, việc phải tiếp nhận một lượng lớn nước thải từ các hộ gia đình và nhà máy hằng ngày đòi hỏi các cấp chính quyền, quản lý phải có động thái nhanh chóng, kịp thời để ứng phó với tình hình trên. Thiếu hụt nguồn kỹ sư giàu kinh nghiệm là những vấn đề nan giải hiện thời. Vì vậy, dự án cải thiện môi trường Nam Bình Dương đã được triển khai thực hiện nhanh GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 6 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương chóng, dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nhà máy xử lý nước thải Thủ Dầu Một giai đoạn I sẽ hoạt động với công suất 17650m3/ngày đêm, với kết quả xử lý nước thải đạt loại A theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT. Mạng lưới thu gom nước thải có tổng chiều dài đường ống 175 km trên diện tích 752ha ở nội ô Thành phố Thủ Dầu Một. Hệ thống thoát nước bao gồm tuyến ống thu gom (tuyến ống cấp 3) thu nhận trực tiếp nước thải từ các công trình, hộ dân có đường kính D100 – D150, tổng chiều dài 104 km và nước thải được thu gom sẽ dẫn vào ống nhánh hoặc cống chính (tuyến ống cấp 2). Tuyến ống cấp 2 có đường kính D200 – D300 với tổng chiều dài 55 km, sau khi thu gom nước thải sẽ được dẫn vào tuyến cống chính (tuyến cống cấp 1) dẫn về nhà máy xử lý, tuyến này có đường kính D500 – D1350, tổng chiều dài 16km. Một số trường hợp nguồn thải gần nơi tiếp nhận thì nước thải được thu gom từ tuyến ống cấp 3 sẽ dẫn thẳng lên tuyến ống cấp 1 và về nhà máy xử lý. Hệ thống có 12 trạm bơm nâng và trạm bơm chuyển tiếp để phục vụ công tác chuyển nước thải từ mạng lưới thu gom về nhà máy xử lý nước thải.Hiện tại, công tác đấu nối hệ thống nước thải từ doanh nghiệp, hộ gia đình vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải đã có chuyển biến tốt. Hàng tuần, kết quả đấu nối từ nhà dân vào hệ thống vượt kế hoạch từ 30% đến 50%. Hai phường có tỷ lệ đấu nối cao nhất là Phú Hòa và Phú Lợi. Để đạt được kết quả trên là nhờ vào chủ trương miễn giảm thu phí xử lý nước thải trong 2 năm đầu của UBND tỉnh. Giai đoạn 2: Tại thị xã Thuận An đến nay đã cơ bản hoàn thành nhà máy xử lý nước thải công suất 17000m3/ ngày đêm, đang tập trung thi công lắp đặt hệ thống thu gom, có tổng chiều dài 290 km đi qua các phường Lái Thiêu, Bình Hòa, Thuận Giao, An Phú, Bình Nhâm của Thị xã Thuận An và một phần phường Tân Đông Hiệp, thị xã Dĩ An. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 7 MSSV: 1411090480
- Đánh giá hiệu quả thiết bị ngăn mùi tại hộp đấu nối nước thải sinh hoạt thuộc hệ thống thoát nước thải riêng Bình Dương Hình 1.2: Thị xã Thuận An trên bản đồ (Nguồn: sưu tầm Internet) Đây là phần việc quan trọng vì phải thi công ngoài đường, ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều người, nhiều gia đình và người tham gia giao thông và cũng là công đoạn không thể thiếu trong quá trình thu gom nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, chung cư, cơ quan, doanh nghiệp để đưa về nhà máy xử lý tập trung. Hệ thống gồm tuyến ống cấp 3 đường kính ống D160 mm làm vật liệu nhựa uPVC, tổng chiều dài 79.964 m được lắp đặt tại vỉa hè và lòng đường các hẻm để thu gom và vận chuyển nước thải từ các hộ dân đến tuyến ống cấp 2. Tuyến ống cấp 2 có đường kính D200 – D400 mm, tổng chiều dài 42.49 m, được lắp đặt dưới lòng đường chính để tiếp nhận nước thải từ tuyến ống cấp 3 và vận chuyển đến tuyến ống cấp 1. Tuyến ống cấp 1 có đường kính D500 – D1200, tổng chiều dài 9956m được lắp đặt dưới lòng đường chính để tiếp nhận nước thải từ tuyến ống cấp 2 và vận chuyển về nhà máy xử lý. Do hệ thống dùng nguyên lý nước tự chảy nên cần có trạm bơm nâng và trạm bơm chuyển tiếp được đặt tại những vị trí tuyến cống thu gom nằm quá sâu, ở những khu vực thấp nước không thể tự chảy vào tuyến cống và về nhà máy xử lý. GVHD: PGS.TS: Thái Văn Nam SVTH: Lê Thị Huyền Ân 8 MSSV: 1411090480
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá quy phạm sản xuất GMP của sản phẩm phi lê cá đông lạnh tại trung tâm kinh doanh thủy sản APT
43 p | 529 | 149
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tài nguyên nước tỉnh Hà Tĩnh
100 p | 441 | 69
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước Sông Lô đoạn chảy qua Thành Phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ
67 p | 232 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước sông Lô đoạn chảy qua thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ - SVTH. Nguyễn Thị Thu Phương
26 p | 232 | 38
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt tại thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, thành phố Lào Cai giai đoạn 2013-2015
42 p | 174 | 22
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng nước sông Hóa đoạn chảy qua huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình
27 p | 177 | 15
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết ethanol từ lá bàng (Terminalia catappa)
126 p | 70 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá tính rủi ro về xói mòn đất tiềm ẩn và định hướng sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng Lâm Đồng
0 p | 152 | 14
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Công trình Sân vận động Hoa Phượng
13 p | 104 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết methanol từ cây elephantopus sp.
83 p | 47 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá khả năng kí sinh tuyến trùng Meloidogyne spp. gây hại cây trồng của chủng nấm Paecilomyces sp.
66 p | 48 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trên thịt heo tươi tại chợ Bình Triệu
56 p | 67 | 10
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá khả năng đối kháng của một số chủng Trichoderma với nấm gây bệnh lở cổ rễ trên cây rau
131 p | 49 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá một số chỉ tiêu vi sinh vật trên thịt gà tại chợ Thị Nghè, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh
54 p | 41 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chỉ tiêu vi sinh trên gan heo tại địa bàn chợ Bàu Sen quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
59 p | 38 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm cháo dinh dưỡng ở một số quận tại thành phố Hồ Chí Minh
51 p | 40 | 8
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá biến dị di truyền các nhóm tôm sú (Penaeus monodon) làm vật liệu ban đầu cho chương trình chọn giống
111 p | 51 | 7
-
Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá các chỉ tiêu vi sinh trên sản phẩm thịt bò tại chợ Hoàng Hoa Thám
54 p | 52 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn