intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối chiếu lâm sàng và hình ảnh học (CT Scan) trong ung thư thanh quản

Chia sẻ: Trần Thị Hạnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm nêu lên vai trò của CT Scan trong việc xác định giai đoạn ung thư thanh quản. Nghiên cứu tiến hành trên 32 bệnh nhân ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ Rẫy, nội soi thanh quản và chụp CT Scan vùng đầu cổ có cản quang trước phẫu thuật, so sánh kết quả trong lúc phẫu thuật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối chiếu lâm sàng và hình ảnh học (CT Scan) trong ung thư thanh quản

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐỐI CHIẾU LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH HỌC (CT SCAN)<br /> TRONG UNG THƯ THANH QUẢN<br /> Trần Anh Bích*, Phạm Hoàng Nam*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Vai trò của CT Scan trong việc xác định giai đoạn ung thư thanh quản.<br /> Đối tượng và phương pháp: 32 bệnh nhân ung thư thanh quản tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Chợ<br /> Rẫy, nội soi thanh quản và chụp CT Scan vùng đầu cổ có cản quang trước phẫu thuật, so sánh kết quả trong lúc<br /> phẫu thuật. Các mẫu bệnh phẩm sau mổ sẽ được cắt lát song song với mặt phẳng trục của CT Scan. Các kết quả<br /> mô học được so sánh với những phát hiện trên lâm sàng và trên hình ảnh CT Scan. Độ chính xác của mỗi phương<br /> pháp chẩn đoán sẽ được phân tích dựa trên sự phân chia giai đoạn của khối u trước mổ.<br /> <br /> Kết quả: Đối chiếu 32 trường hợp ung thư thanh quản với lâm sàng, hình ảnh nội soi, CT Scan<br /> trước mổ và so sánh kết quả phẫu thuật, giải phẫu bệnh sau mổ. Giá trị của CT Scan trong chẩn đoán<br /> ung thư thanh quản: độ nhạy của CT Scan là 86,4%, độ chuyên là 50% và giá trị tiên đoán dương tính<br /> là 79,2%. Sự tương quan lâm sàng và CT Scan trong ung thư thanh quản: Mối tương quan giữa tổn<br /> thương trên nội soi và trên CT Scan là tương quan thuận chặt (R = 0,7).<br /> Kết luận: CT Scan là một phương pháp hỗ trợ tốt cho việc xác định giai đoạn ung thư thanh quản.<br /> Từ khóa: CT scan, nội soi thanh quản, ung thư thanh quản.<br /> ABSTRACT<br /> COMPARATIVE STUDY BETWEEN CLINICAL EXAMINATION<br /> AND COMPUTED TOMOGRAPHY IN LARYNGEAL CANCER<br /> Tran Anh Bich, Pham Hoang Nam<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 2 - 2014: 367-370<br /> Background: The purpose of our research is to understand the role of CT scan in determinate stage of<br /> <br /> laryngeal cancer.<br /> Methods: In this study, 32 patients with neoplasms of the larynx at the Department of<br /> Otorhinolaryngology, Cho Ray Hospital, who were treated surgically, were included in a prospective<br /> pretherapeutic staging protocol that included laryngoscopy, head and neck contrastenhanced CT. The histologic<br /> findings were compared with the clinical findings including the CT images. The accuracy of each diagnostic<br /> method on pretherapeutic staging was analyzed.<br /> Results: We performed comparing 32 cases laryngeal cancer with clinical, endoscopic images,<br /> preoperative CT and surgical results, postoperative surgical patients. The value of CT in the diagnosis of<br /> laryngeal cancer: sensitivity: 86.4%, specificity: 50%, positive predictive value: 79.2%. Correlation of<br /> clinical and CT in laryngeal cancer: correlation between endoscopic lesions on CT and is strongly<br /> correlated (R = 0,7).<br /> Conclusions: Computed tomography could serve as a powerful auxiliary method for staging laryngeal<br /> cancer.<br /> * Khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện Chợ Rẫy<br /> Tác giả liên lạc: BS.CKII. Trần Anh Bích; ĐT: 0913954972; Email: anhbich2005@yahoo.com<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 367<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Key words: computed tomography, laryngeal endoscopy, laryngeal cancer.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ung thư thanh quản hiện nay còn gặp<br /> nhiều ở nước ta: xếp hàng thứ hai sau ung thư<br /> vòm, trong các ung thư đầu cổ và đứng hàng<br /> thứ chín (3%) trong các ung thư toàn thân(1).<br /> Trước đây, người bệnh thường đến khám ở<br /> giai đoạn muộn, nhưng gần 10 năm lại đây số<br /> người bệnh đến khám ở giai đoạn sớm tăng<br /> lên rõ rệt, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác<br /> điều trị đạt kết quả tốt(6). Hiện nay trên thế<br /> giới người ta sử dụng nhiều kỹ thuật chẩn<br /> đoán hình ảnh để đánh giá lâm sàng và các<br /> giai đoạn của bệnh nhân ung thư vùng đầu cổ<br /> nói chung và thanh quản nói riêng, đặc biệt là<br /> CT Scan và MRI. Nhiều cuộc nghiên cứu cho<br /> thấy chụp CT Scan, đặc biệt là MRI có độ nhạy<br /> cảm cao hơn và độ đặc hiệu cao hơn khám lâm<br /> sàng(8). Tuy nhiên không phải cơ sở Tai Mũi<br /> Họng nào cũng được trang bị máy MRI. Ngày<br /> nay CT Scan gần như phổ biến ở các cơ sở y tế.<br /> Vì vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục<br /> đích ứng dụng CT Scan vào lâm sàng để phân<br /> độ ung thư thanh quản một cách chính xác,<br /> giúp lựa chọn phương pháp điều trị đúng cho<br /> bệnh nhân, tránh tái phát về sau.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mục tiêu tổng quát<br /> Đối chiếu lâm sàng và hình ảnh học (CT<br /> Scan) trong ung thư thanh quản.<br /> Mục tiêu cụ thể<br /> Giá trị của CT Scan trong chẩn đoán ung thư<br /> thanh quản<br /> Khảo sát sự tương quan giữa lâm sàng và CT<br /> Scan trong ung thư thanh quản<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Dân số chọn mẫu<br /> Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thanh<br /> quản và có chỉ định phẫu thuật cắt thanh quản.<br /> <br /> 368<br /> <br /> Cỡ mẫu<br /> 32 bệnh nhân.<br /> <br /> Tiêu chí chọn mẫu<br /> Tiêu chí chọn vào<br /> Bệnh nhân đã được chẩn đoán ung thư<br /> thanh quản dựa vào lâm sàng và giải phẫu bệnh<br /> có kết quả nội soi thanh quản và chụp CT Scan<br /> vùng cổ có cản quang trước mổ.<br /> <br /> Tiêu chí loại ra<br /> Bệnh nhân ung thư thanh quản không có chỉ<br /> định phẫu thuật hoặc không đồng ý mổ<br /> <br /> Phương pháp nghiên cứu<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp<br /> mô tả cắt ngang.<br /> <br /> Phân tích số liệu<br /> Bằng phần mềm thống kê SPSS 16.0<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Đặc điểm chung:<br /> Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu có 28 nam, 4<br /> nữ chiếm các tỉ lệ lần lượt là 87,5% và 12,5%. Tỉ lệ<br /> nam/nữ = 7/1.<br /> Đặc điểm về tuổi của mẫu nghiên cứu: tuổi<br /> thấp nhất là 41, cao nhất là 85, trung bình là<br /> 62,16.<br /> Bảng 1: Vị trí u trên nội soi<br /> Vị trí u<br /> Số lượng<br /> Thượng thanh môn<br /> 5<br /> Thanh môn<br /> 8<br /> Thượng thanh môn + thanh môn<br /> 17<br /> Thanh môn + hạ thanh môn<br /> 1<br /> Thượng thanh môn + thanh môn +<br /> 1<br /> hạ thanh môn<br /> <br /> Tỉ lệ (%)<br /> 15,7<br /> 25<br /> 53,1<br /> 3,1<br /> 3,1<br /> <br /> Độ biệt hóa của khối u theo giải phẫu bệnh<br /> là: Carcinôm biệt hóa cao 21%, Carcinôm biệt<br /> hóa trung bình 68,4%, Carcinôm biệt hóa kém<br /> 10,6%.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> Bảng 2: Phân độ T trên lâm sàng và CT Scan<br /> Phân độ<br /> T1<br /> T2<br /> T3<br /> T4<br /> Tổng<br /> <br /> Lâm sàng<br /> 4<br /> 4<br /> 21<br /> 3<br /> 32<br /> <br /> Tỷ lệ (%)<br /> 12,5<br /> 12,5<br /> 65,6<br /> 9,4<br /> 100<br /> <br /> CT Scan Tỉ lệ (%)<br /> 3<br /> 9,4<br /> 5<br /> 15,6<br /> 19<br /> 59,4<br /> 5<br /> 15,6<br /> 32<br /> 100<br /> <br /> Có sự khác biệt trên lâm sàng, CT Scan (p<<br /> 0,05). T4 trên lâm sàng có 3 trường hợp, CT Scan<br /> có 5 trường hợp. T3 trên lâm sàng có 21 trường<br /> hợp, CT Scan có 19 trường hợp. T2 trên lâm sàng<br /> có 4 trường hợp, CT Scan có 5 trường hợp. T1<br /> trên lâm sàng có 4 trường hợp, CT Scan có 3<br /> trường hợp.<br /> Bảng 3: Phân độ T trên lâm sàng và phẫu thuật<br /> Phân độ<br /> T1<br /> T2<br /> T3<br /> T4<br /> Tổng<br /> <br /> Lâm sàng Tỷ lệ (%) Phẫu thuật Tỉ lệ (%)<br /> 4<br /> 12,5<br /> 2<br /> 6,3<br /> 4<br /> 12,5<br /> 4<br /> 12,5<br /> 21<br /> 65,6<br /> 18<br /> 56,2<br /> 3<br /> 9,4<br /> 8<br /> 25<br /> 32<br /> 100<br /> 32<br /> 100<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Có sự khác biệt trên lâm sàng, phẫu thuật (p<<br /> 0,05). T4 trên lâm sàng có 3 trường hợp, phẫu<br /> thuật có 8 trường hợp. T3 trên lâm sàng có 21<br /> trường hợp, phẫu thuật có 18 trường hợp. T2<br /> trên lâm sàng có 4 trường hợp, phẫu thuật có 4<br /> trường hợp. T1 trên lâm sàng có 4 trường hợp,<br /> phẫu thuật có 2 trường hợp.<br /> Bảng 4: Phân độ T trên CT Scan và phẫu thuật<br /> Phân độ<br /> T1<br /> T2<br /> T3<br /> T4<br /> Tổng<br /> <br /> CT Scan Tỷ lệ (%) Phẫu thuật Tỉ lệ (%)<br /> 3<br /> 9,4<br /> 2<br /> 6,3<br /> 5<br /> 15,6<br /> 4<br /> 12,5<br /> 19<br /> 59,4<br /> 18<br /> 56,2<br /> 5<br /> 15,6<br /> 8<br /> 25<br /> 32<br /> 100<br /> 32<br /> 100<br /> <br /> Có sự khác biệt trên CT Scan, phẫu thuật (p<<br /> 0,05). T4 trên CT Scan có 5 trường hợp, phẫu<br /> thuật có 8 trường hợp. T3 trên CT Scan có 19<br /> trường hợp, phẫu thuật có 18 trường hợp. T2<br /> trên CT Scan có 5 trường hợp, phẫu thuật có 4<br /> trường hợp. T1 trên CT Scan có 3 trường hợp,<br /> phẫu thuật có 2 trường hợp.<br /> <br /> Hình 1: Đối chiếu CT Scan và phẫu thuật của khối u trong Ung thư thanh quản.<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br /> 369<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 2 * 2014<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Bảng 5: Độ nhạy, độ chuyên, giá trị tiên đoán dương<br /> tính của CT Scan<br /> Độ nhạy Độ chuyên Giá trị tiên đoán dương<br /> (%)<br /> (%)<br /> tính (%)<br /> CT Scan<br /> 86,4<br /> 50<br /> 79,2<br /> <br /> tương quan thuận (R = 0,7).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> <br /> Sau khi khảo sát 32 bệnh nhân ung thư thanh<br /> quản, chúng tôi ghi nhận độ nhạy của CT Scan là<br /> 86,4%, độ chuyên là 50% và giá trị tiên đoán<br /> dương tính là 79,2%.<br /> <br /> Mặc dù nghiên cứu của chúng tôi được thực<br /> hiện trên số lượng bệnh nhân có giới hạn nhưng<br /> trong tương lai gần chúng tôi sẽ thực hiện<br /> nghiên cứu này trên số lượng lớn hơn. Từ<br /> nghiên cứu này chúng tôi đưa ra một số kết luận<br /> như sau:<br /> <br /> Bảng 6: Mối tương quan giữa tổn thương trên nội soi<br /> với mức độ tổn thương trên CT Scan<br /> <br /> -Giá trị của CT Scan trong chẩn đoán ung thư<br /> thanh quản:<br /> <br /> Độ tương quan<br /> R<br /> p<br /> N<br /> <br /> +Độ nhạy: 86,4%<br /> <br /> Giá trị<br /> 0,7<br /> < 0,05<br /> 32<br /> <br /> +Độ chuyên: 50%<br /> +Giá trị tiên đoán dương tính: 79,2%<br /> <br /> Sự tương quan giữa tổn thương trên nội soi<br /> và trên CT Scan là tương quan thuận chặt.<br /> <br /> -Sự tương quan lâm sàng và CT Scan trong<br /> ung thư thanh quản:<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> <br /> -Mối tương quan giữa tổn thương trên nội<br /> soi và trên CT Scan là tương quan thuận chặt<br /> (R = 0,7).<br /> <br /> So với nội soi, CT Scan có 1 trường hợp nâng<br /> giai đoạn từ T1 lên T2, 2 trường hợp T3 lên T4,<br /> chiếm tỉ lệ 9,3%. Theo tác giả Bloom(2) và cộng sự<br /> tỉ lệ này là 43%, Charlin(3) là 22%. Cũng theo<br /> Charlin(3) CT Scan thật sự hữu ích khi khảo sát<br /> ung thư thanh quản ở các giai đoạn T2, T3 và ít<br /> có giá trị khi khảo sát các khối u ở giai đoạn T1.<br /> Theo kết quả của các nghiên cứu ngoài nước<br /> như:<br /> Bảng 7: Một số nghiên cứu trên thế giới<br /> [9]<br /> <br /> Zbaren<br /> [8]<br /> Ricardo<br /> [5]<br /> Agada<br /> [6]<br /> Bloom<br /> Chúng tôi<br /> <br /> Độ nhạy<br /> 67%<br /> 100%<br /> 62%<br /> 74%<br /> 86,4%<br /> <br /> Độ chuyên<br /> 87%<br /> 93,56%<br /> 42%<br /> 93%<br /> 50%<br /> <br /> 1.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> 5.<br /> 6.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có độ nhạy<br /> cao hơn và độ chuyên thấp hơn các tác giả nước<br /> ngoài. Điều này có thể giải thích do cỡ mẫu của<br /> chúng tôi nhỏ và bệnh nhân của chúng tôi đến<br /> muộn (T3 + T4 = 81,25%) nên các biểu hiện trên<br /> CT Scan đã rõ ràng.<br /> Trong 32 bệnh nhân nghiên cứu, vị trí tổn<br /> thương trên nội soi ở nhiều vị trí: thượng thanh<br /> môn, thanh môn, hạ thanh môn và sự tương<br /> quan với mức độ tổn thương trên CT Scan là<br /> <br /> 370<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> 7.<br /> 8.<br /> <br /> 9.<br /> <br /> Agada FO, Nix PA, Salvage D, Stafford ND (1998).<br /> “Computerised tomography vs. pathological staging of<br /> laryngeal cancer: a 6-year completed audit cycle”. Can Assoc<br /> Radiol J.;49(6):p.370-377<br /> Bloom C, Just N, Remy H, Black M, Rossignol M (1989).<br /> “Laryngeal cancer: is computed tomography a valuable imaging<br /> technique? A retrospective analysis”. J Otolaryngol.;18(6):p.283288<br /> Charlin B, Brazeau-Lamontagne L, Guerrier B, Leduc C (1998).<br /> “Assessment of laryngeal cancer: CT scan versus endoscopy”.<br /> Radiologe.;38(2):p.93-100<br /> de Souza RP (2007). Value of computed tomography for<br /> evaluating the subglottis in laryngeal and hypopharyngeal<br /> squamous cell carcinoma. Sao Paulo MedJ.;125(2): p.73-76.<br /> Trường ĐHYD TP.HCM (1998), “Ung thư thanh quản”, Bài<br /> giảng Tai Mũi Họng, tr. 323-372.<br /> Trần Hữu Tuân (2008), “Ung thư thanh quản”, Tai Mũi Họng,<br /> (2), tr. 323 – 338.<br /> Võ Tấn, Tai mũi họng thực hành<br /> Võ Quốc Trứ, Trần Minh Trường (2009), “Đối chiếu lâm sàng và<br /> hình ảnh học (MRI) trong ung thư thanh quản”, Y học TP. HCM,<br /> (13), tr.239- 242.<br /> Zbaren P, Becker M, Lang H (2002). Pretherapeutic staging of<br /> laryngeal carcinoma. Clinical findings, computed tomography,<br /> and magnetic resonance imaging compared with<br /> histopathology. HNO;50(7):p.611-625.<br /> <br /> Ngày nhận bài:<br /> <br /> 14/03/2013<br /> <br /> Ngày phản biện đánh giá bài báo:<br /> <br /> 20/08/2013<br /> <br /> Ngày bài báo được đăng:<br /> <br /> 30/05/2014<br /> <br /> Hội Nghị Khoa Học Kỹ Thuật BV. Chợ Rẫy 2013<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
16=>1