intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện học trực tuyến

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận diện, phân tích những thuận lợi và khó khăn của cả người dạy và người học trong quá trình giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học bằng hình thức trực tuyến, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học bằng hình thức trực tuyến hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện học trực tuyến

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TRONG ĐIỀU KIỆN HỌC TRỰC TUYẾN Cao Thị Bích Hường, Đinh Thị Thủy Bình Trường Đại học Nguyễn Huệ Tác giả liên hệ: Cao Thị Bích Hường, email: caothibichhuonglq2@gmail.com Tóm tắt: Xuất phát từ tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, trong thời gian qua các trường cao đẳng, đại học trên cả nước đã chuyển đổi việc giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học từ hình thức trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Trong quá trình đó, bên cạnh những thuận lợi nhất định còn phát sinh không ít khó khăn ở cả người dạy và người học. Trên cơ sở nhận diện, phân tích những thuận lợi và khó khăn của cả người dạy và người học trong quá trình giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học bằng hình thức trực tuyến, nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập môn chủ nghĩa xã hội khoa học bằng hình thức trực tuyến hiện nay. Từ khóa: cao đẳng; đại học; lý luận chính trị; giáo dục; sinh viên. 1. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh quốc tế hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới ngày càng diễn ra sâu rộng thì việc hội nhập và phát triển tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và giáo dục nói riêng là điều tất yếu. Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cùng với các kiến thức chuyên ngành khác thì vấn đề giảng dạy các môn lý luận chính trị nói chung, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng ngày càng có ý nghĩa và được coi trọng. Tuy nhiên, thực trạng vấn đề giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học, nhất là trong điều kiện học trực tuyền thời gian qua cũng chưa thật sự hiệu quả, còn tồn tạo một số hạn chế và bất cập. Vì vậy, việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện học trực tuyến là điều cần thiết, nhằm trang bị cho sinh viên hệ thống tư duy lý luận, định hướng về mặt lập trường, tư tưởng, củng cố niềm tin cho sinh viên và sự tất thắng của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã chọn. 182
  2. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” 2. NỘI DUNG 2.1. Những thuận lợi, khó khăn trong giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học khi chuyển từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến Từ những năm qua, việc đổi mới phương pháp dạy và học môn Chủ nghĩa xã hội khoa học được các trường cao đẳng, đại học trong cả nước quan tâm, chú trọng. Thực tế việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong thời gian qua đã đạt được một kết quả nhất định, như: có sự cải tiến về nội dung chương trình môn học, trở thành một môn học độc lập trong hệ thống các môn lý luận chính trị; phương pháp giảng dạy được điều chỉnh phù hợp hơn theo hướng lấy người học làm trung tâm; đã chú trọng liên hệ và vận dụng thực tiễn sát nội dung bài giảng… Tuy nhiên, việc đổi mới này vẫn còn mang tính hình thức, chưa thật sự đạt được hiệu quả cao, chưa đáp ứng yêu cầu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII đã khẳng định phương hướng: “Tiếp tục kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 228-229), “nâng cao chất lượng tuyên truyền, giáo dục, học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021, 233). Như vậy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học là phù hợp với phương hướng nghiên cứu phát triển tư tưởng, lý luận của Đảng ta hiện nay. Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung, lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng có tác dụng rất lớn đến việc hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học và nhân sinh quan cộng sản cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng. Cũng đồng thời qua đó, biến những tri thức mà học viên tiếp nhận được thành những giá trị, niềm tin, lý tưởng, lập trường, ý thức hệ và hình thành cho họ tính độc lập trong tư duy nghiên cứu cũng như vận dụng những tri thức lý luận đó vào giải quyết các vấn đề chính trị xã hội đặt ra trong thực tiễn. Do đó, hoạt động giảng dạy và học tập môn Chủ nghĩa xã hội khoa học cho sinh viên đóng vai trò rất quan trọng, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi từ hình thức trực tiếp sang trực tuyến do tác động của đại dịch Covid-19 thời gian qua. 183
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Thực hiện tinh thần chỉ đạo của Ban bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại kết luận số 94/KLTW/2014 về việc tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin theo tinh thần đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đại học dành cho hệ cao đẳng, đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện việc xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình các môn lý luận chính trị bao gồm năm môn: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Theo chương trình giáo trình áp dụng từ năm 2019, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trở thành môn học độc lập, bao gồm các nội dung: khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản như: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Dân chủ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước xã hội chủ nghĩa; Cơ cấu xã hội giai cấp và liên minh giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; Vấn đề dân tộc, tôn giáo và vấn đề gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Việc triển khai thực hiện giảng dạy môn học này ở các trường đại học, cao đẳng trên cả nước bắt đầu từ năm 2019 đến nay với nhiều thuận lợi và khó khăn. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2020 đến nay, trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19, lần đầu tiên việc giảng dạy bằng hình thức trực tuyến được áp dụng với tất cả các môn lý luận chính trị nói chung, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. So với hình thức giảng dạy trực tiếp trên lớp, việc chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến vừa có thuận lợi, vừa nảy sinh những khó khăn nhất định. * Những thuận lợi cơ bản Thuận lợi từ nội dung môn học, tài liệu, giáo trình: việc tách ra khỏi môn những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành một môn học độc lập giúp nội dung môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đầy đủ, đảm bảo tính hệ thống, tính khoa học trong tri thức. Với bảy chương nội dung của môn học, những vấn đề cơ bản của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học đã được đề cập, trình bày một cách có hệ thống giúp người học tiếp cận tri thức toàn diện hơn, tạo thuận lợi cho việc giảng dạy và học tập môn học này. Nội dung chương trình môn học đã có sự thay đổi theo hướng một môn học độc lập (như trước đây) chứ không là một phần cấu thành của môn học. Nội dung bổ sung thêm nhiều phần mới, bên cạnh những nội dung cơ 184
  4. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” bản, cốt lõi của tri thức của môn lý luận chính trị được giảng dạy trước đây theo chương trình cũ như: Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa, dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa… Trong chương trình hiện nay, đã có sự bổ sung những nội dung mới, như: vấn đề cơ cấu giai cấp, vấn đề gia đình, giúp nội dung môn học dễ gây hứng thú bởi sự gần gũi, thiết thực của môn học đối với đời sống. Trong mỗi chương của môn học, việc trình bày cấu trúc cũng thay đổi theo hướng đảm bảo tính hệ thống, tính thực tiễn. Nội dung mỗi chương đều trình bày ba phần: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin; vấn đề lý luận đó trong giai đoạn hiện nay và ở Việt Nam. Việc trình bày theo cấu trúc trên sẽ tạo điều kiện cho việc tiếp thu tri thức một cách hệ thống, đảm bảo tính liên tục và thực tiễn, đi từ lý luận chung đến tình hình thực tiễn của Việt Nam. Nội dung từng phần trong chương trình bày theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, có cập nhật nội dung, số liệu thực tiễn và văn kiện Đại hội Đảng gần nhất. Tạo thuận lợi cho cả giảng dạy và học tập, tăng tính thuyết phục, tính thực tiễn cho nội dung bài học và thuận lợi cho sinh viên khi tự đọc, tự học. Về hình thức giảng dạy trực tuyến: phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay. Trong hoàn cảnh dịch bệnh bùng phát ở nhiều địa phương trên cả nước, việc chuyển đổi sang dạy trực tuyến đảm bảo việc giảng dạy vẫn diễn ra trong tình hình dịch bệnh, đảm bảo sự an toàn cho cả người dạy và người học. Cả giảng viên và sinh viên không phải đến trường, đến lớp, không tốn thời gian di chuyển cá nhân, đảm bảo an toàn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu và sau khi kết thúc buổi học. Khai thác và ứng dụng được các công cụ, chức năng của hình thức trực tuyến nhằm tăng hiệu quả của quá trình dạy và học. So với hình thức học trên lớp, lớp học trực tuyến có rất nhiều điểm khác biệt và nếu biết khai thác, sử dụng tốt các công cụ, phần mềm hổ trợ giảng dạy và học tập sẽ góp phần gia tăng hiệu quả giảng dạy và học tập của tất cả các môn học nói chung và môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng. Giảng viên dễ dàng giới thiệu với sinh viên các tài liệu học tập, tài liệu tham khảo, bài giảng, câu hỏi ôn tập, thảo luận dưới nhiều dạng khác nhau: hình ảnh, âm thanh, đường link, trang web,… qua phòng học ảo. Sinh viên cũng dễ dàng tiếp cận nguồn tài liệu tham khảo mở, đa dạng từ nhiều nguồn trên Internet để phục vụ tốt cho việc tham khảo, tự học hoặc nâng cao kiến thức môn học. 185
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG * Những khó khăn, bất cập cơ bản Bất cập trong nội dung chương trình, giáo trình: từ đặc trưng tri thức của môn học, những nội dung cơ bản của môn Chủ nghĩa xã hội khoa học mang tính lý luận cao đòi hỏi người dạy phải thực sự nắm vững nội hàm, phạm vi tri thức mới có thể giải thích thấu đáo, thuyết phục, làm rõ tính đúng đắn khoa học của lý luận. Ví dụ như: phần lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, về cách mạng xã hội chủ nghĩa, về hình thái kinh tế xã hội Cộng sản chủ nghĩa, về liên minh giai cấp,... là những nội dung cốt lõi của môn học nhưng luôn được đánh giá là phần “khô” và “khó” trong chương trình môn học. Nếu chỉ thuần túy trình bày lại, lặp lại quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin như nội dung giáo trình thì là chuyện dễ nhưng để thực sự thuyết phục được người học, chấp nhận, đồng tình với nội dung quan điểm này thì là chuyện khó. Giảng viên phải thực sự đầu tư, nắm vững nội dung không chỉ phần tri thức này mà còn cả tri thức của môn Triết học và Kinh tế chính trị để xây dựng lập luận chặc chẽ, thuyết phục, chứng minh được tính logic, khoa học của tri thức nhằm làm sáng tỏ những quy luật cơ bản của con đường đi đến hình thái xã hội tương lai. Việc vận dụng những nội dung lý luận cơ bản của chủ nghĩa Mác để giải thích, chứng minh những vấn đề thực tiễn trong giai đoạn hiện nay ở nước ta và trên thế giới cũng là một trong những khó khăn trong quá trình giảng dạy và học tập đối với môn Chủ nghĩa xã hội khoa học hiện nay. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta xác định “Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011, 88), vì thế những vấn đề thực tiễn trong xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ đã và đang đòi hỏi phải được giải thích, chứng minh trên cơ sở lý luận, cơ sở nền tảng tư tưởng để từ đó góp phần quan trọng vào quá trình hình thành, xây dựng ở sinh viên kỹ năng và thái độ đúng đắn. Do vậy, việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung, môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng để lý giải các hiện tượng phức tạp, đa chiều đang diễn ra trong thực tiễn đất nước trong thời kỳ quá độ là việc không dễ dàng nhưng bắt buộc phải hoàn thành của người dạy và cả người học. Từ hình thức giảng dạy trực tuyến: việc chuyển đổi sang hình thức giảng dạy trực tuyến đối với tất cả các môn học trong đó có môn Chủ nghĩa xã hội khoa học; 186
  6. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” bên cạnh những thuận lợi do việc tận dụng tốt những thành tựu của khoa học, công nghệ tăng hiệu quả giảng dạy thì cũng phát sinh những khó khăn bất cập đòi hỏi sự thay đổi, điều chỉnh rất lớn về phía người dạy và cả người học nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy và học tập. Về phía người dạy: việc thay đổi từ hình thức giảng dạy trên lớp sang trực tuyến đối với các môn lý luận chính trị thực chất là một cuộc “cách mạng” cả trong tư duy lẫn trong thực tiễn. Các môn thuộc nhóm môn lý luận chính trị nói chung và môn Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng, chưa có tiền lệ giảng dạy trực tuyến vì quá trình giảng dạy không chỉ truyền đạt kiến thức mà còn xây dựng, uốn nắn thái độ và rèn luyện kỹ năng. Do vậy, khi chuyển đổi sang dạy trực tuyến, khó khăn đầu tiên thuộc về nếp nghĩ, nếp làm của người dạy. Rất nhiều giảng viên lo lắng khi chuyển đổi sang giảng dạy trực tuyến; lo lớp học ảo sẽ không trực tiếp quan sát, tương tác với sinh viên; sẽ không đảm bảo hoàn thành mục tiêu kỹ năng, thái độ của môn học; lo quá trình lên lớp sẽ phát sinh những tình huống mới, bất ngờ khó kiểm soát; lo tương tác trực tiếp không có, sinh viên sẽ nghe và hiểu không đúng ý của mình khi giải thích; lo lắng trước việc phải thay đổi nội dung, cách thức trình bày, lên lớp, phải thiết kế lại nhiều phần nội dung cho phù hợp với hình thức giảng dạy mới, phải thay đổi nhiều phương pháp tiếp cận, truyền đạt tri thức, cách thức tương tác với sinh viên qua không gian ảo… nhiều nỗi lo trước sự thay đổi, trước cái mới chưa có tiền lệ là những khó khăn ban đầu khi chuyển đổi sang hình thức giảng dạy trực tuyến. Bên cạnh đó, khó khăn còn phát sinh khi bước đầu tiếp cận với phần mềm, công cụ, kỹ thuật giảng dạy trực tuyến nhất là đối với những giảng viên lớn tuổi, không giỏi sử dụng công nghệ thông tin. Việc học hỏi, sử dụng được các công cụ, phần mềm một cách cơ bản, tối thiểu để có thể vào lớp học ảo thực hiện giảng dạy trực tuyến đối với nhiều giảng viên là phải “vượt lên chính mình” chứ chưa nói đến việc sử dụng nhuần nhuyễn, khai thác hiệu quả bộ công cụ ấy để phục vụ cho giảng dạy. Trong quá trình giảng dạy, các sự cố kỹ thuật phát sinh cũng là khó khăn không hề nhỏ đối với người dạy từ sự cố máy móc, đường truyền, tín hiệu, âm thanh... vô số vấn đề mới mà các thầy cô phải tiếp cận, xử lý nhất là đối với thầy cô lớn tuổi. Về phía người học: việc tổ chức học tập theo hình thức trực tuyến là sự thay đổi rất lớn đối với nếp học của sinh viên, làm thay đổi không gian, cách thức tiến hành 187
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG giờ học, buổi học; làm tăng tính độc lập, tự chủ của người học. Bên cạnh những thuận lợi, hình thức học trực tuyến gây ra những khó khăn nhất định, như trong giờ học trên lớp, sinh viên sẽ phải tập trung đúng giờ, tập trung chú ý, hoạt động, tương tác theo không khí, nề nếp của lớp học, của tập thể, hạn chế việc làm việc riêng, mất tập trung, không theo dõi bài, không nghe giảng. Trong khi đó, học dưới hình thức trực tuyến, không gian tiến hành học tập của sinh viên đa dạng, cá biệt hóa nên nếu không có ý thức và xây dựng thói quen mới phù hợp thì sinh viên dễ lơ là, mất tập trung, bị chi phối bởi không gian học (tiếng ồn, hoạt động khác, người khác…) làm giảm hiệu quả của buổi học. Việc tham gia học tập trên không gian mạng đòi hỏi sự tích cực chủ động thực sự của người học, chuẩn bị trước khi đến giờ học, tập trung trong lúc học và cả sau giờ học do vậy, nếu sinh viên không có quyết tâm, không có sự chủ động chuẩn bị và kế hoạch học tập thích hợp thì việc tiếp thu tri thức môn học không đạt hiệu quả như mong đợi. Ngoài ra, khó khăn còn đến từ yếu tố kỹ thuật, thiết bị như đối với người dạy, việc rớt mạng, đường truyền yếu, nhiễu âm thanh làm ảnh hưởng hoặc gián đoạn buổi học. 2.2. Một số định hướng nâng cao hiệu quả giảng dạy môn Chủ nghĩa xã hội khoa học trong điều kiện học trực tuyến hiện nay * Đối với các trường đại học, cao đẳng Để khắc phục những khó khăn trong quá trình học trực tuyến, Nhà trường cần có những chính sách hoặc hoạt động tư vấn, hỗ trợ sinh viên kịp thời nhằm đảm bảo việc học của sinh viên không bị gián đoạn, đặc biệt là những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn hoặc sống ở khu vực vùng sâu vùng xa khó tiếp cận và kết nối với mạng internet. Từ những bất cập trong quá trình tương tác giữa giảng viên và sinh viên, các cơ sở giáo dục cần năng lực quản lý, lãnh đạo của nhà trường; quan tâm và tổ chức các đợt tập huấn đổi mới phương thức giảng dạy, khả năng tiếp cận công nghệ của giảng viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến. Nhà trường cần quan tâm đến việc trang bị cho sinh viên kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác và sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ hoạt động học tập. 188
  8. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” * Về phía người dạy Nâng cao chất lượng bài giảng, đảm bảo tính khoa học, tính lý luận và tính thực tiễn của tri thức môn học. Dù giảng dạy bằng hình thức nào thì hiệu quả giảng vẫn phụ thuộc vào chất lượng bài giảng bao gồm nội dung kiến thức và phương pháp tổ chức học tập và truyền đạt kiến thức cho sinh viên. Do vậy, giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất là xây dựng và nâng cao chất lượng bài giảng. Cung cấp tri thức có hệ thống, đảm bảo tính chính xác, tính khoa học, tính lý luận của tri thức môn học, thuyết phục người học bằng tính hợp lý chứ không phải bằng sự áp đặt của người dạy. Những nội dung khó giảng của môn học như: sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa, liên minh giai cấp,… đòi hỏi người dạy phải hiểu rõ, hiểu kỹ để lý giải cho ra, cho rõ, cho hợp lý về tính đúng đắn, khoa học của lý luận; mối liên hệ với lý luận của môn triết học Mác - Lênin và kinh tế chính trị Mác - Lênin để chứng minh và thuyết phục người học về tính tất yếu của sự xuất hiện hình thái xã hội cộng sản chủ nghĩa và tính ưu việc của xã hội tương lai trong sự phát triển xã hội loài người. Do vậy, việc đầu tư tốt vào nội dung bài giảng để hoàn thành nhiệm vụ của môn học vẫn là yêu cầu tiên quyết và quan trọng. Trong mỗi chương của môn học, việc gắn tri thức lý luận với việc lý giải các hiện tượng thực tiễn đã và đang xảy ra trong xã hội cũng là yêu cầu bắt buộc mà người dạy phải hoàn thành tốt nhằm tạo hứng thú cho người học và đảm bảo yêu cầu thực tiễn của môn học. Trong mỗi phần nội dung, giảng viên phải vận dụng tri thức lý luận làm cơ sở để lý giải được tính đúng sai, sự phù hợp của các hiện tượng đang diễn ra trong thực tiễn ở nước ta và cả trên thế giới. Rà soát, cập nhật, điều chỉnh nội dung trình bày cho phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến. Việc triển khai bài giảng, buổi giảng bằng hình thức trực tuyến có nhiều điểm khác biệt so với giảng trên lớp vì không có sự tương tác trực tiếp mà chỉ có sự tương tác thông qua lớp học ảo. Do vậy, người dạy phải có sự thay đổi, điều chỉnh phần nội dung trình chiếu, phần tài liệu học tập, tham khảo,… cho phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho người học tiếp nhận tri thức môn học tốt nhất, hỗ trợ người học không chỉ trên lớp, trong thời gian học mà còn cả trong việc tự học. 189
  9. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Đổi mới phương pháp giảng dạy và tổ chức dạy học phù hợp với hình thức giảng dạy trực tuyến. Trong không gian lớp học ảo, việc tương tác và quản lý lớp sẽ có nhiều khác biệt so với lớp học thực do vậy cần có sự điều chỉnh, bổ sung phương pháp giảng dạy, tổ chức lớp học và quản lý sinh viên cho phù hợp với hình thức trực tuyến nhằm đảm bảo hiệu quả giờ lên lớp và tạo sự hứng thú cho người học. Việc tổ chức thuyết trình, bài tập nhóm, thảo luận, tranh luận, kiểm tra theo chủ đề mỗi buổi học… phải được xây dựng, tổ chức lại cho phù hợp để có hiệu quả khi triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, chú trọng thiết lập và duy trì kênh giao tiếp hiệu quả với sinh viên ngoài giờ học (qua zalo, facebook, email,…) để hỗ trợ, hướng dẫn sinh viên giải đáp, thực hiện những hoạt động, nội dung liên quan đến bài học, môn học. Sử dụng tốt các công cụ, phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin cần thiết để phục vụ hiệu quả cho việc giảng dạy môn học. Giảng viên cần được tập huấn, hướng dẫn và tự học, cập nhật để sử dụng được các phần mềm giảng dạy phổ biến như Zoom, Google meet, Microfot Team… cùng các bộ công cụ hỗ trợ, phục vụ việc cung cấp tài liệu học tập. * Đối với người học Thứ nhất, sinh viên cần phải có tính tự giác cao và quyết tâm trong học tập. Mặc dù học trực tuyến là hình thức học rất thoải mái, sinh viên có thể học bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào nhưng không vì thế mà sinh viên nghĩ rằng mình học cũng được, không học cũng không sao hay không học ngày này thì học ngày khác. Học trực tuyến không giống như việc chúng ta học ở trường, có thầy cô đứng lớp và giúp đỡ từng chút một, mà khi đã tham gia vào hình thức này thầy cô không thể giúp đỡ chúng ta như vậy mà chủ yếu phụ thuộc vào sự chủ động và tự giác của người học. Thứ hai, chủ động và sắp xếp thời gian học tập hợp lí. Thời gian là một trong những yếu tố, đặc tính quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của sinh viên khi lựa chọn học trực tuyến: rất linh động về thời gian. Sinh viên nên phân bố thời gian một cách khoa học, hợp lí cho việc học trực tuyến để không ảnh hưởng đến những công việc khác và đạt được hiệu quả như mong muốn. Cách học này khác với những cách học truyền thống qua sách vở, giáo trình ở chỗ sinh viên có thể xem lại kiến thức khi nào mình muốn nhưng với việc học trực tuyến thì không. Ví dụ như khi sinh 190
  10. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA “XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN” viên đăng kí một tài khoản học trực tuyến, có kiểm tra đánh giá như một khóa học bình thường mà không tham gia thường xuyên hay ngắt quãng số lần học quá lâu hoặc để dồn lại đến cuối khóa học, sinh viên sẽ không kịp thời gian chuẩn bị, tài khoản cũng sẽ hết hạn và mọi bài giảng sẽ bị khóa lại khiến sinh viên không thể coi lại giáo trình. Vậy nên, hãy lập ra một thời gian biểu phù hợp, để việc học diễn ra đúng tiến độ và nên dành khoảng 1-2 tiếng mỗi ngày để học, việc học đều đặn như thế cũng sẽ giúp kiến thức được vững chắc hơn, đồng thời cũng sẽ thấy sự tiến bộ của mình qua từng ngày. Thứ ba, kiên trì, quyết tâm, tự nghiên cứu, cần cù và học tập một cách tích cực. Sau mỗi buổi học, sinh viên có thể gọi điện trực tiếp cho giảng viên hoặc liên lạc qua email để được giải đáp những chỗ chưa hiểu, những thắc mắc, khó khăn trong bài giảng. Hoặc sinh viên cũng có thể lên những diễn đàn (forum), tham gia các cuộc thảo luận online để được giúp đỡ và học hỏi thêm hoặc vào trang google để tìm kiếm. Hơn nữa, sinh viên cũng nên suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra câu trả lời khi thầy cô đưa ra câu hỏi, việc trao đổi như vậy sẽ giúp hiểu bài sâu hơn. Ngoài ra, sinh viên cũng nên học tập theo tiến trình mà thầy cô đưa ra vì các bài giảng trên các trang web học trực tuyến thường được thiết kế một cách rất chặt chẽ, phù hợp với trình độ và từng cấp độ của người học. Thứ tư, nên có sự cân nhắc, lựa chọn các trang web học trực tuyến hiệu quả. Học trực tuyến ngày càng phổ biến thì cũng có ngày càng nhiều các trang web hay kênh youtube ra đời. Vì vậy, sinh viên phải tìm hiểu kĩ trước khi lựa chọn vì có một số trang web có kiến thức không chính xác khiến chúng ta hoang mang, băn khoăn. Nên lựa chọn những trang uy tín, chất lượng được nhiều người lựa chọn và đánh giá cao. Thứ năm, sinh viên cần rèn luyện một số kĩ năng cần thiết khi học trực tuyến, như: đặt mục tiêu cho khóa học; tự giác, quyết tâm; làm chủ thời gian; đảm bảo sức khỏe; tiếp nhận, xử lý và lưu trữ thông tin; rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho việc học trực tuyến; lựa chọn không gian yên tĩnh, thuận lợi cho việc học tập; thoải mái tinh thần… Bởi lẽ, phương tiện chủ yếu của người dùng thường là máy tính, nên cũng cần phải có sự hiểu biết nhất định như lưu trữ, in tài liệu, kiểm tra thư hay giải quyết một số sự cố khi máy tính trục trặc để không ảnh hưởng đến tiến độ của việc học. 191
  11. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG 3. KẾT LUẬN Việc chuyển đổi sang hình thức giảng dạy và học tập trực tuyến tất cả các môn học ở các trường đại học, cao đẳng, trong đó có môn Chủ nghĩa xã hội khoa học xuất phát từ tình hình thực tiễn hiện nay. Quá trình dạy và học, bên cạnh những thuận lợi còn phát sinh không ít những khó khăn và bất cập cả ở phía người dạy lẫn người học. Vì vậy đổi mới phương pháp giảng dạy môn học này phải được thực hiện một cách thiết thực, thường xuyên trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp đã nêu trong tham luận. Việc nhận diện, điều chỉnh nhiều nội dung, yếu tố liên quan đến việc dạy và học trực tuyến hiện nay là cần thiết nhằm đảm bảo cho quá trình giảng dạy và học tập diễn ra trong điều kiện mới với chất lượng tốt nhất. Qua đó góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan khoa học và lý tưởng cách mạng cho sinh viên các trường đại học và cao đẳng trên cả nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo. (2021). Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính trị quốc gia. [2]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. Chính trị quốc gia. [3]. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (Vol. 2). Chính trị quốc gia Sự thật. 192
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1