Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn '
lượt xem 28
download
Chiến lược và kế hoạch thực hiện mô hình Nông lâm kết hợp (NLKH) đã được xây dựng dựa trên kết quả đề xuất trong Báo cáo điều tra kinh tế xã hội được trình bày trong Mốc kế hoạch 3. Kế hoạch này là một phần của Mốc kế hoạch 4 và liên quan đến các kế hoạch Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) và việc giao đất giao rừng. Như đã trình bày trong báo cáo điều tra kinh tế xã hội, nhóm điều tra đã khảo sát tạI bốn thôn Nà Mực và Khuổi Liềng của xã Văn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn '
- MS4 Phụ lục 3 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Sự hợp tác vì sự Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn Quản lý và phát triển rừng bền vững dựa vào cộng đồng tại một số vùng có tỉ lệ nghèo cao của tỉnh Bắc Kạn (Mã số dự án 017/06 VIE) Kế hoạch thực hiện mô hình Nông lâm kết hợp Brian Gunn và Khongsak Pinyopusarerk CSIRO/Ensis và Trần Thị Thu Hà Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Tháng 10 năm 2007
- Mục lục 1. Giới thiệu ................................................................................................................... 3 2. Điều kiện về môi trường ............................................................................................ 3 3. Mô hình Nông lâm kết hợp đề xuất ........................................................................... 3 3.1 Địa điểm mô hình................................................................................................. 4 3.2 Cây lâm nghiệp và cây hoa màu .......................................................................... 4 3.3 Thiết kế và bố trí cây trồng .................................................................................. 5 4. Kế hoạch thực hiện .................................................................................................... 5 4.1 Thông tin về loài .................................................................................................. 5 4.1.1 Keo lai ........................................................................................................... 5 4.1.2 Mỡ ................................................................................................................. 5 4.1.3 Xoan .............................................................................................................. 6 4.1.4 Keo dậu ......................................................................................................... 6 4.2 Chuẩn bị cây giống .............................................................................................. 6 4.3 Chuẩn bị đất ......................................................................................................... 7 4.4 Bón phân .............................................................................................................. 7 4.5 Làm cỏ ................................................................................................................. 7 4.6 Tỉa thưa ................................................................................................................ 7 4.7 Tỉa cành................................................................................................................ 7 4.8 Quản lý chồi ......................................................................................................... 8 4.9 Quản lý cây hoa màu............................................................................................ 8 5. Đánh giá sinh trưởng và sản lượng ............................................................................ 8 5.1 Cây trồng lâm nghiệp ........................................................................................... 8 5.2 Cây nông nghiệp .................................................................................................. 9 Phụ lục I. Sơ đồ bố trí cây trồng của mô hình Nông lâm kết hợp................................ 10 2
- 1. Giới thiệu Chiến lược và kế hoạch thực hiện mô hình Nông lâm kết hợp (NLKH) đã được xây dựng dựa trên kết quả đề xuất trong Báo cáo điều tra kinh tế xã hội được trình bày trong Mốc kế hoạch 3. Kế hoạch này là một phần của Mốc kế hoạch 4 và liên quan đến các kế hoạch Quản lý rừng cộng đồng (QLRCĐ) và việc giao đất giao rừng. Như đã trình bày trong báo cáo điều tra kinh tế xã hội, nhóm điều tra đã khảo sát tạI bốn thôn Nà Mực và Khuổi Liềng của xã Văn Minh và Tơ Đóc và Bản Sảng của xã Lạng San. Kết quả của điều tra này đã cho thấy rằng người dân mong muốn giao đất rừng cộng đồng chủ yếu để đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng. NgườI dân đã nhận thức rất rõ về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng đối với việc duy trì và bảo vệ nguồn nước bao gồm cả nước sản xuất và sinh hoạt. Một kết quả khác có liên quan đến kế hoạch này là nguồn thu nhập chính của người dân là từ trồng trọt và chăn nuôi trong khi diện tích rừng bao gồm cả rừng hộ gia đình và cộng đồng rất lớn nhưng lại tạo ra rất ít thu nhập cho hộ gia đình. Do đó đề xuất đưa ra đó là cần hỗ trợ ngay về kĩ thuật sản xuất nông lâm nghiệp trong đó có kĩ thuật vườn ươm, trồng rừng, nông lâm kết hợp. Tài liệu này đề xuất một mô hình NLKH để trình diễn trên hiện trường. Giống như tất cả các hoạt động NLKH khác thường có rất nhiều lựa chọn kết hợp cây trồng khác nhau. Do đó tài liệu này không cố gắng tạo ra một mô hình NLKH hoàn hảo hoặc bao hàm tất cả các lựa chọn khác nhau. Mục tiêu là nhằm giải quyết những nhu cầu của người dân và từ đó đề xuất một mô hình NLKH trong đó vừa mang lại lợi ích kinh tế cho người dân, bảo vệ môi trường, đồng thời phù hợp với điều kiện địa phương về năng lực và nguồn lực. 2. Điều kiện về môi trường Do các thôn khá gần nhau về địa lý và khá tương đồng về điều kiện môi trường theo như kết quả trong báo cáo qui hoạch sử dụng đất cho nên phần mô tả dưới đây sẽ đại diện cho cả bốn thôn trừ một số điểm khác biệt. Cả bốn thôn nằm ở vị trí 22o 12’ vĩ Bắc và 106o 10’Kinh đông. Độ cao từ 300 – 600 mét so với mực nước biển. Về khí hậu - nhiệt độ trung bình năm là 21.6oC nhiệt độ cao nhất là 38.6oC trong tháng 6-7 và thấp nhất là 2oC trong tháng 1 và 2. Có hiện tượng sương muối. Lượng mưa trung bình là 1500 mm tập trung từ tháng 6 đến tháng 8. Độ ẩm trung bình trong mùa mưa là 82%. Địa hình bao gồm nhiều vùng núi dốc cao, xem kẽ với các dải đá vôi. Có một số sông suối dẫn nước như là sông Bắc Giang, Khuổi Liềng, Khuổi Bốc và Na Rì. Địa hình biến đổI từ khá băng phẳng ven các con sông nơi mà có thể trồng lúa cho đến vùng có độ dốc cao (45o-50o) và rừng bị suy thoái. Đất được đánh giá là khá tơi xốp rất phù hợp cho cây trồng và làm nông lâm kết hợp. Đất nông nghiệp có độ pH từ 6-7. 3. Mô hình Nông lâm kết hợp đề xuất Việc thiết kế mô hình NLKH được dựa trên nhu cầu cải thiện thu nhập của cộng đồng. Nhu cầu trên thị trường đối với các sản phẩm từ rừng trồng là khá cao đã cho thấy sự chuyển dịch từ việc lệ thuộc về gỗ củi vào rừng tự nhiên sang rừng trồng. Nếu lựa chọn những cây trồng rừng phù hợp với điều kiện địa phương, đó là cây sinh trưởng nhanh và đáp ứng yêu cầu của thị trường thì cộng đồng có thể tạo ra thu nhập từ việc 3
- trồng cây kể cả trên đất cộng đòng hay đất hộ gia đình. Trong khi đó cây nông nghiệp hoa màu có thể đảm bảo an ninh lương thực và có thể tăng thêm thu nhập. Mô hình đã được thiết kế nhằm trình diễn cả về canh tác thâm canh nhằm tối đa lợi nhuận và còn cung cấp một ví dụ về trồng xen trong đó một số loài cây cố định đạm được sử dụng để hỗ trợ các cây trồng nông nghiệp truyền thống. Mô hình đưa ra một số lựa chọn có thể thay đổi để phù hợp với yêu cầu người dân. Đồng thời, sẽ tạo ra các số liệu về sinh trưởng và sản lượng của cây trong khi thử nghiệm của dự án và cả về sau. Ví dụ, các loài cây lấy gỗ sẽ cần từ 5 đến 25 năm để tạo ra sản phẩm thị trường. Khoảng thời gian này là vượt qua khung thời gian của dự án. Tuy nhiên, các thử nghiệm sẽ tạo ra những số liệu quí báu liên quan đến phân tích thị trường. Mô hình NLKH đã tập trung trọng tâm vào các loài cây lấy gỗ và các loài cây trồng theo băng theo như đề xuất trong báo cáo qui hoạch sử dụng đất hoặc đề xuất của các đối tác của dự án. Trong báo cáo qui hoạch sử dụng đất, một số loài cây trồng khác cũng đã được đề xuất như là Trám ghép. Tuy nhiên, những loài cây này phù hợp với trồng trong vườn hơn là trong mô hình NLKH, do đó không được đề cập ở đây. Báo cáo qui hoạch sử dụng đất cho thấy rằng lựa chọn của người dân đối với các cây trồng rừng ở bốn thôn. Việc trồng rừng là tách riêng với mô hình NLKH và bên ngoài phạm vi của dựa án. Tuy nhiên, dự án sẽ hỗ trợ một phần việc sản xuất cây con để trồng rừng. 3.1 Địa điểm mô hình Địa điểm thực hiện mô hình của bốn thôn đã được lựa chọn sau khi đã trao đổi thảo luận cùng với cộng đồng và các đối tác của dự án. Diện tích cho mỗi mô hình NLKH thử nghiệm là khoảng 1 ha. Trong trường hợp thôn Nà Mực và Khuổi Liềng của xã Văn Minh vì rừng cộng đồng ở quá xa trung tâm thôn xóm khó khăn trong quản lý và không có tác dụng trình diễn. Trong trường hợp này thì sử dụng đất hộ gia đình để làm mô hình, ở vị trí gần với trung tâm của thôn. Đối với thôn Tơ Đóc và Bản Sảng của xã Lạng San, các địa điểm phù hợp cho mô hình được lựa chọn trên đất rừng cộng đồng của mỗi thôn. Cả hai địa điểm của hai thôn đêu nằm gần đường đi lại, do đó dễ dàng tiếp cận và phù hợp cho việc trình diễn. 3.2 Cây lâm nghiệp và cây hoa màu Việc lựa chọn cây lâm nghiệp dựa trên đề xuất trong quá trình qui hoạch sử dụng đất, đó là những cây hoặc là có giá trị kinh kế hoặc là có thể sử dụng trong hệ thống canh tác theo băng trong mô hình NLKH. Đối với cây lấy gỗ, Keo lai (Acacia hybrid), Mỡ (Manglietia conifera) và Xoan (Melia azedarach) là những cây được người dân lựa chọn nhiều nhất, do đó những loài cây này sẽ được sử dụng trong mô hình NLKH. Bên cạnh đó một loài cây khác mọc nhanh, đa tác dụng cũng lựa chọn để sản xuất củi và thức ăn gia súc đó là Keo dậu (Leucaena). Việc lựa chọn cây nông nghiệp trồng xen giữa các hàng cây lâm nghiệp chủ yếu sẽ do người dân lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của địa phương. Trong trường hợp thôn Bản Sảng, vì đất khá nghèo kiệt cho nên rứa là cây trồng được đề xuất trồng trong mô hình. Cây giống lâm nghiệp được gieo ươm trong vườn ươm do dự án hỗ trợ xây dựng, ngoại trừ Keo lai dùng bằng hom cho nên sẽ mua giống từ các cơ sở sản xuất cây giống ở Bắc Kạn. 4
- 3.3 Thiết kế và bố trí cây trồng Sơ đồ bố trí mô hình NLKh của 4 thôn được trình bày trong Phụ biểu I. Mô hình được bố trí trồng cây theo băng, rất dễ áp dụng tại đại phương cấp thôn bản. Cả 4 loài cây đều được sử dụng trong mô hình tại 4 thôn. Mỗi loài cây được trồng 3 hàng, hàng cách hàng là 3 mét, cây cách cây là 2 mét. Mỗi hàng cây Keo, Mỡ và Xoan gồm 50 cây (chiều dài hàng là100m). Tổng số cây của mỗi loài cần trồng là 150 cây. Mật độ trồng ban đầu là khá dày này sẽ được tỉa thưa sau 2-3 năm sau khi trồng. Sản phẩm từ tỉa thưa có thể được dùng vào việc làm củi hoặc làm cọc dào vườn. Keo dậu sẽ được trồng hàng cách hàng là 1m, cây cách cây 1m. Do đó mỗi hàng sẽ có 100 cây. Tổng số cây Keo dậu cần để trồng cho mỗi mô hình là 300 cây. Mật độ trồng dày là phù hợp với keo dậu do có thể khai thác sớm và thường xuyên để lấy củi và lá làm thức ăn gia súc. Khoảng cách để trồng cây màu là 25m. Khoảng cách rộng như vậy sẽ đảm bảo đủ không gian để trồng cây màu trong suốt chu kì cây lâm nghiệp. Các hàng cây lâm nghiệp cũng như cây màu sẽ được bố trí dọc theo đường đồng mức. Việc kiểm soát xói mòn sẽ được duy trì thông qua việc tròng các loài cỏ địa phương hoặc các loài cây dược liệu, cây cỏ có ích khác nhằm che phủ mặt đất chống xói mòn. 4. Kế hoạch thực hiện Cần lưu ý rằng những hướng dẫn ở đây được dựa trên những thông tin thu được, do đó có thể sẽ được điều chỉnh khi có thêm thông tin liên quan. Điều kiện địa phương cũng sẽ có ảnh hưởng đến thời vụ và việc quản lý. Do đó những thông tin dưới đây được có thể sử dụng làm hướng dẫn, có thể điều chỉnh cho phù hợp với tập quán canh tác tại địa phương. 4.1 Thông tin về loài 4.1.1 Keo lai Keo lai (Acacia mangium x A. auriculiformis) là loài cây trồng phổ biến ở Việt Nam dùng để làm bột giấy, đóng đồ và các sản phẩm đồ gỗ khác. Nó cũng có tác dụng cải tạo đất thông qua việc cố định đạm. Những diện tích nhỏ Keo lai đã được trồng ở Bắc Kạn và có thể nhìn thấy rải rác ở huyện Na Rì. Đối với huyện Na Rì thì Keo lai hoặc keo lá tràm (A. mangium) được coi là phù hợp nhất với đất đai địa phương. Đối với mục đích là NLKH thì keo lai được coi là ưu thế hơn so với keo lá tràm do keo lai ít cành nhánh hơn, tán hình nón do đó ít ảnh hưởng đến các cây nông nghiệp trồng xen. Keo được trồng chủ yếu để làm bột giấy với chu kì ngắn khoảng 5-6 năm nhằm thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn nhất. Tuy nhiên, thông qua thay đổi trong tỉa thưa và quản lý canh tác thì một số cây có thể được khai thác làm gỗ nếu người dân muốn như vậy. 4.1.2 Mỡ Mỡ (Manglietia conifera) là loài cây bản địa thường xanh phân bố ở Miền Trung và miền Bắc Việt Nam, có thể cao tới 20-25m và đường kính từ 20-50cm. Loài cây này 5
- được đề xuất dùng làm giàu rừng, trồng rừng bao gồm cả trong mô hình NLKH do có khả năng sinh trưởng nhanh trong điều kiện khu vực có lượng mưa lớn và khả năng nảy chồi tốt sau khi chặt cây. Nó là cây ưa sáng, yêu cầu đất tốt và ngập nước. Gỗ thì mềm, chịu được mối mọt, dễ sử dụng. Gỗ rất được ưa chuộng dùng làm gỗ dán, chạm khắc và cũng phù hợp làm bột giấy. Giống như với keo lai, Mỡ cũng đã được trồng rải dác ở nhiều hộ gia đình ở Na Rì với qui mô nhỏ từ 10-20 cây/hộ. Đối với mục đích làm NLKH thì Mỡ sẽ được trồng làm gỗ đóng đồ gia dụng kích thước lớn với chu kì 20-30 năm. 4.1.3 Xoan Xoan là cây cao tới 20m tại những khu vực không che bóng. Đây là loại cây rất phổ biến trong vườn hộ gia đình, thường gặp ở hầu hết các khu dân cư. Xoan thích nghi với nhiều môi trường khác nhau. Gỗ được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như làm gỗ xẻ, làm củi, làm cảnh, diệt côn trùng, lá làm thức ăn gia súc. Quả độc với người và các loài động vật có máu nóng. Cây ra chồi khỏe trừ khi cây đã rất to và nảy mầm sau khi cắt cành. Xoan được trồng phổ biến lấy gỗ xẻ làm nhà. Nói chung, Xoan có thể được khai thác sau 20 năm. 4.1.4 Keo dậu Keo dậu (Leucaena) là cây họ đậu nhập nội có thể nói là cây đa tác dụng nhất. Là cây có thể dùng thức ăn gia súc giàu dinh dưỡng, củi đốt, phân bón giàu chất hữu cơ. Hầu hết các loài cây Keo dậu là những cây bụi lớn, dễ trồng, ra chồi khỏe, tạo ra sinh khối lớn thân cành làm làm củi và lá thức ăn gia súc. Có rất hiều loài keo dậu phù hợp, tuy nhiên loài được lựa chọn cho mô hình NLKH của dự án là loài kao dậu lai đang được gây trồng nhân giống tại Trung tâm nghiên cứu cải thiện giống cây trồng thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Loài keo lai này chống chịu được loài côn trùng có hại phổ biến đối với keo dậu. Keo dậu có thể khai thác làm củi 12 tháng sau khi trồng. Từ đó thì cành phát triển từ chồi mầm có thể được khai thác làm củi thường xuyên khi cần thiết. 4.2 Chuẩn bị cây giống Phần này là hướng dẫn chung về sản xuất cây giống trong vườn ươm và những cách thức chăm sóc cây đối với một số loài khi cần thiết. Việc tập huấn về những kĩ thuật cơ bản sản xuất cây con cho người dân đã được thực hiện. Cùng với sự hỗ trợ kĩ thuật của cán bộ khuyến nông tỉnh Bắc Kạn, người dân sẽ có khả năng sản xuất cây giống để trồng trong mô hình NLKH. Tuy nhiên, trong khi thực hiện cũng nên tham khảo thêm kĩ thuật trong cuốn hướng dẫn về sản xuất cây con đã được biên soạn. Hom cây keo lai đã ra rễ được sử dụng như bình thường. Hom cây có thể mua từ các cơ sản xuất cây giống ở Bắc Kạn và vận chuyển đến các mô hình tại thôn. Đối với Mỡ và Xoan thì sẽ sử dụng hạt từ những cây khỏe mạnh và có chất lượng tốt để gieo ươm. Quả cần được thu hái trước khi rụng. Sau đó cần đãi vỏ quả lấy hạt ngay, rửa hạt băng nước sạch. Sau khi đã rửa hạt sạch sẽ, cho hạt vào một thùng nước và loại bỏ những hạt nổi lên trên. Những hạt tốt là những hạt chìm ở bên dưới cần đem đi gieo sớm, không nên cất trữ lâu vì hạt sẽ mất khả năng nảy mầm sau 5 tuần cất trữ. Gieo trực tiếp hạt vào bầu là tốt nhất. Nếu gieo hạt vào khay hoặc luống vườn 6
- ươm thì cần theo đúng qui trình nhổ cây con và cấy cây như đã hướng dẫn trong tập huấn và trong cẩm nang sản xuất cây con. Đối với hạt keo dậu do Viện Khoa học Lâm nghiệp cung cấp, hạt cần được xử lý bằng nước sôi (80oC) trong thời gian 2-3 phút trước khi gieo. Hạt sẽ nảy mầm sau khi gieo 7-8 ngày. Hạt đã xử lý có thể được gieo trực tiếp vào bầu. 4.3 Chuẩn bị đất Xem phụ lục I để được rõ hơn về về sơ đồ mô hình của mỗi thôn. Diện tích mô hình của mỗi thôn là 100m x 100m. Đối với mỗi băng rộng 6m để trồng cây lâm nghiệp thì cần dọn sạch tất cả những cây cỏ hiện có. Trên diện tích này sẽ không tiến hành làm đất nhằm duy trì độ che phủ mặt đất và hạn chế dòng chảy bề mặt gây ra xói mòn rửa trôi. Đào hố sâu 30cm và rộng 30cm trước khi trồng. 4.4 Bón phân Ngay sau khi trồng sẽ bón 30 gam phân NPK cho mỗi cây. Phân được bón vào hai lỗ cách cây 15cm. 4.5 Làm cỏ Việc làm cỏ được duy trì thông qua việc thường xuyên phát dọn thực bì để hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng và thúc đẩy cây sinh trưởng. Trong năm đầu có thể cần tiến hành làm cỏ 3-4 lần và xới xáo đất xunh quanh gốc đường kính 60cm. Khoảng không gian giữa các băng cây có thể sử dụng để trồng một số cây dùng làm gia vị hoặc dược liệu. Việc chọn loài cây tròng xen sẽ tùy thuộc vào khả năng chịu bóng của chúng. 4.6 Tỉa thưa Kích thước ban đầu cây cách cây 2m được thiết kế để tỉa thưa sau khi trồng 2-3 năm, sản phẩm có thể dùng làm củi, làm cọc dào. Trong mỗi hàng cây sẽ tỉa thưa 50% số cây để tăng khoảng cách cây lên 4m. Keo lai có thể khai thác trắng sau 5-6 năm dùng làm bột giấy do đó không cần tỉa thưa thêm nữa. Việc trồng lại trên những băng đã khai thác có thể bằng những loài cây được người dân ưa thích trong tương lai. Mỡ và Xoan thường là hai loài cây trồng dùng làm gỗ xẻ. Do đó, việc tỉa thưa bổ xung có thể cần thiết nếu những cây còn lại phải cạnh tranh với nhau mạnh. 4.7 Tỉa cành Những cây trồng dùng để làm bột giấy như là keo lai thì không cần thiết phải tỉa cành. Đối với cây dùng làm gỗ xẻ thì việc tỉa cành là rất cần thiết nhằm nâng cao chất lượng của gỗ xẻ, ví dụ gỗ sẽ ít mấu, mắt lớn. Mỡ và Xoan thường có khả năng tự tỉa cành do đó cũng không cần phải tiến hành tỉa cành. Tuy nhiên có một số cây riêng lẻ thường có cành lớn ở phần thấp của thân cây. Trong những trường hợp này thì nên cưa bỏ những cành đó, sát với thân, nên dùng cưa sắc. 7
- 4.8 Quản lý chồi Đối với keo dậu, khi cây đã lên được 2-3m thì nên cắt phần ngọn chỉ để lại 0,5m trên mặt đất để kích thích việc ra chồi. Trong thiết kế mô hình thì 3 hàng Keo dậu đã được đề xuất trồng. Để duy trì nguồn cung cấp củi thường xuyên thì nên khai thác từng hàng một. 4.9 Quản lý cây hoa màu Như trình bày trong phụ lục 1, cây hoa màu sẽ được trồng trên diện tích 25m rộng giữa các băng cây lâm nghiệp của 3 loài khác nhau. Cây nông nghiệp sẽ được trồng dọc theo chiều dài của mô hình ước tính khoảng 100m. Việc lựa chọn cây nông nghiệp sẽ do người dân quyết định dựa trên phong tục, tập quán canh tác truyền thống, bao gồm ngô, lạc, đậu, sắn, khoai, ngoại trừ với thôn Bản Sảng là dứa. Các cây hoa màu sẽ được xoay vòng theo thời gian để cải tạo đất và có thể cần phải bỏ hóa nếu năng suất giảm xuống. Các cây hoa màu được trồng vào đầu mùa mưa theo mùa vụ bình thường. Kế hoạch hoạt động 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1 1 1 10 11 12 Hoạt động 1 2 3 4 5 6789 0 1 2 Thu hái hạt Gieo hạt Sản xuất cây con Mua hom keo lai Chuẩn bị đất trồng Trồng cây lâm nghiệp Trồng cây nông nghiệp Bón phân Làm cỏ Thu hoạch nếu cần Tỉa cành nếu cần Tỉa thưa nếu cần 5. Đánh giá sinh trưởng và sản lượng 5.1 Cây trồng lâm nghiệp Việc sinh trưởng của cây cho biết về khả năng cho năng suất và lợi nhuận khi thu hoạch. Do vậy việc đánh giá sơ bộ về sinh trưởng của cây là cần thiết. Đối với mỗi loài cây cần đo chiều cao, đường kính ngang ngực (1,3 mét trên mặt đất) của mỗi cây thứ 3 của mỗi hàng vào các tháng thứ 12, 24, 36, 48 và 60 sau khi trồng. Từ đó đo chiều cao cây 3 năm một lần. Nhập số liệu vào mẫu bảng dưới đây: Địa điểm: Ngày đo Cây số Chiều cao (m) Đường kính Ghi chú (cm) 8
- 5.2 Cây nông nghiệp Tại mỗi vụ thu hoạch cần ghi chép sản lượng (theo đơn vị kg) của từng loài cây hoa màu thu hoạch theo mẫu bảng dưới đây. Địa điểm: Ngày trồng Ngày thu Loài cây Sản lượng Giá trị thị hoạch (kg) trường 9
- Phụ lục I. Sơ đồ bố trí cây trồng của mô hình Nông lâm kết hợp CARD Project 017/06VIE - Proposed agroforestry model at each village 50 trees along row x 4 rows (final tree numbers depends on space) Distance (m) 2 m along row Keo lai - acacia hybrid xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx maintain native grass cover OR plant herbs, spices, 3 m between rows 6 Keo lai - acacia hybrid xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx lemon grass, etc as top soil cover Keo lai - acacia hybrid xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Crop choices (rotate through time and space: pineapple, 25 maize, peanuts, beans, casava, taro) 2 m along row Mo - Manglietia conifera xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx maintain native grass cover OR plant herbs, spices, 3 m between rows 6 Mo - Manglietia conifera xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx lemon grass, etc as top soil cover Mo - Manglietia conifera xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Crop choices (rotate through time and space: pineapple, 25 maize, peanuts, beans, casava, taro) 2 m along row Xoan - Melia xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx maintain native grass cover OR plant herbs, spices, 3 m between rows 6 Xoan - Melia xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx lemon grass, etc as top soil cover Xoan - Melia xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Crop choices (rotate through time and space: pineapple, 25 maize, peanuts, beans, casava, taro) xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx 1 m along row Keo dau - Leucaena 3 Harvest one row at a time xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx 1 m between rows Keo dau - Leucaena xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx Keo dau - Leucaena 100 firewood trees along row x 3 rows 96 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS9 '
61 p | 168 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 127 | 26
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền bắc việt nam - MS2 '
11 p | 176 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường - MS7 '
73 p | 133 | 22
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
14 p | 111 | 21
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi '
94 p | 109 | 20
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 120 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 125 | 14
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
16 p | 110 | 13
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi ' Ms5
9 p | 110 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao Phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ - MS8 '
9 p | 83 | 8
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam ' MS6
14 p | 98 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn