Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS 5 '
lượt xem 11
download
Nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ với diện tích dao động từ 0,5 ha đến 3 ha chiếm khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu gần 1 tỉ đô la trong năm 2004. Khả năng phát triển về kinh tế và sự bền vững về môi trường của loại hình sản xuất này đang bị đe doạ bởi các thực hành quản lý chưa tốt, dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh, suy thoái môi trường. Môi trường bị ô nhiễm và sản phẩm không hợp vệ sinh thực phẩm...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam - MS 5 '
- Ministry of Agriculture & Rural Development 002/05/VIE Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam MS 5: Báo cáo 6 tháng thứ hai Tháng 8 năm 2007 1
- 1. Thông tin về các bên thực hiện Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp Tên dự án dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam Viện Nghiên cứu nuôi trồng Thuỷ sản 1 Cơ quan phía Viẹt Nam Tiến sĩ Lê Xân Trưởng nhóm phía Việt Nam Trường Đại học Tây Úc Cơ quan phía Úc Tiễn sĩ Steven Schilizzi Trưởng nhóm phía Úc Tháng 1 năm 2006 Ngày bắt đầu (nguyên bản Tháng 12 năm 2007 Ngày kết thúc (nguyên bản) Tháng 8 năm 2006 Ngày bắt đầu (Sau sửa đổi) Tháng 12 năm 2008 Ngày kết thúc (Sau sửa đổi) 6 tháng thứ 2 Báo báo giai đoạn Địa chỉ liên lạc Phía Úc: Trưởng Nhóm Dr. Steven Schilizzi +61 8 6488 2105 Tên: Điện thoại: Giảng viên chính +61 8 6488 1098 Vị trí: Fax: Đại học Tây Úc schilizz@cyllene.uwa.edu.au Cơ quan Email: or Steven.Schilizzi@uwa.edu.au Phía Úc: Liên hệ hành chính Tên: Điện thoại: Vị trí: Fax: Cơ quan Email: Phía Việt Nam Dr. Lê Xân 030.827124 or 04.8271368 Tên: Telephone: Phó Viện trưởng 04.8273070 Vị trí: Fax: Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1 lexancb@hn.vnn.vn or Cơ quan Email: vie97030.ria1@fpt.vn 19
- 2. Tóm tắt dự án Nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ với diện tích dao động từ 0,5 ha đến 3 ha chiếm khoảng 90% sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam, đem lại giá trị xuất khẩu gần 1 tỉ đô la trong năm 2004. Khả năng phát triển về kinh tế và sự bền vững về môi trường của loại hình sản xuất này đang bị đe doạ bởi các thực hành quản lý chưa tốt, dẫn đến sự bùng phát dịch bệnh, suy thoái môi trường. Môi trường bị ô nhiễm và sản phẩm không hợp vệ sinh thực phẩm bởi hóa chất và tồn dư kháng sinh đồng thời làm suy giảm năng suất nuôi. Thực Hành Quản Lý Tốt đã được áp dụng trong thương mại nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam với một số kết quả tích cực như nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng tính bền vững về môi trường và giảm thiểu rủi ro về dịch bệnh. Tuy nhiên, áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho các nông hộ nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ gặp nhiều khó khăn do các hạn chế về vốn đầu tư, kiến thức kỹ thuật và các khuyến khích hoặc các sáng kiến áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Mục tiêu của dự án này nhằm nghiên cứu tính khả thi của áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ và đề xuất các biện pháp đẩy mạnh áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho ngành sản xuất này. Dự án sử dụng các phương pháp tư vấn, đánh giá có sự tham gia của cộng đồng, trình diễn, tập huấn, hội thảo để nghiên cứu và phổ biến áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho nuôi trồng thuỷ sản quy mô nhỏ phù hợp với nhu cầu và khả năng của nông hộ. 3. Tóm tắt nội dung đã thực hiện Trong 6 tháng từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2007 dự án CARD 002/05/VIE đã triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các hoạt động trong kế hoạch đề ra. Dự án đã tổ chức thành công 2 đợt tập huấn cho các đối tượng tại 3 tỉnh của dự án tham gia. Đợt tập huấn thứ nhất về “Quản Lý Thực Hành Tốt” trong nuôi tôm quy mô nhỏ từ ngày 10 đến 12 tháng 3 năm 2007. Trong đợt tập huấn này bốn chuyên đề đã được thực hiện bao gồm: 1) Kỹ thuật nuôi tôm bán thâm canh và quản canh cải tiến; 2) Phương pháp quản lý môi trường; 3 Phương pháp quản lý dịch bệnh và 4) phương pháp tổ chức quản lý cộng đồng và lập kế hoạch sản xuất. Đã có 48 người tham gia lớp tập huấn này bao gồm các đối tượng là cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh, cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các nông hộ tham gia mô hình trình diễn. Đợt tập huấn thứ 2 về “Vệ sinh an toàn thực phẩm và thú y thuỷ sản” diễn ra từ ngày 25 đến 29 tháng 7 năm 2007. Dự án đã kết hợp với Trung tâm Chất lượng sản phẩm và Thú y thuỷ sản vùng một thực hiện đợt tập huấn này. Có 6 chuyên đề đã được đề cập (chi tiết xem báo cáo tập huấn). Dự án đã tổ chức đợt thăm quan chéo từ 22 đến 29 tháng 6 cho cán bộ và nông dân giữa các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa Thiên-Huế trao đổi kinh nghiệm quản lý cũng như kinh nghiệm sản xuất giữa các địa phương. Dự án đã thu mẫu và phân tích định kỳ về môi trường nước, các hộ mô hình ghi chép đầy đủ các thông số kỹ thuật và kinh tế trong suốt quá trình nuôi, kiểm tra mẫu bệnh tôm, kiểm tra chất lượng sản phẩm tôm nuôi trước khi thu hoạch. Dự án đã tổ chức định kỳ hang tháng các buổi hội nghị đầu bờ tại các vùng nuôi nhằm trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các khó khăn cho người dân. 20
- 4. Giới thiệu về dự án Mục tiêu dự án Mục tiêu chính của dự án là nghiên cứu tính khả thi của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ thông qua hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, tăng năng suất, giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn sản phẩm – qua đó, đóng góp có ý nghĩa vào việc xoá đói giảm nghèo lâu dài và nâng cao thu nhập cho các nông hộ trực tiếp tham gia vào chuỗi sản xuất nuôi trồng thuỷ sản. Mục tiêu trước mắt của dự án: a) Thực hiện phân tích hiện trạng nuôi trồng thủy sản các nông hộ và nhận biết những thuận lợi và hạn chế khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát triển nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp với nuôi trồng thủy sản quy mô nông hộ ở miền Bắc Việt Nam; c) Nâng cao năng lực áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho các thành viên tham gia vào chuỗi thị trường sản xuất nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là những người sản xuất nhỏ. Kết quả mong đợi Kết quả mong đợi của dự án là phát triển phương pháp sử dụng và phổ biến nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt đến các hộ nông dân nhằm thực hành tốt các hoạt động sản xuất, giảm thiểu rủi ro do dịch bệnh, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực lên môi trường, tăng năng suất mùa vụ và nâng cao hiệu quả kinh tế lâu dài. Kết quả dự án cũng sẽ đóng góp vào Chiến lược Giảm nghèo và Phát triển của Chính phủ Việt Nam, đây cũng là điều mà Chương trình Hợp tác Phát triển Nông nghiệp Nông thôn giữa Úc và Việt Nam đang hướng tới Cách tiếp cận và chiến lược thực thi Dự án có 3 giai đoạn: a) Phân tích hiện trạng nuôi thủy sản quy mô nông hộ và nhận biết những thuận lợi và hạn chế của việc áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt; b) Phát triển hướng dẫn thực hiện Quản Lý Thực Hành Tốt phù hợp cho các nông hộ nuôi thủy sản thông qua các mô hình thí điểm cộng đồng; c) Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt và diễn đàn đối thoại với các nhà xuất khẩu, các thương gia, người chế biến và mở rộng khuyến khích thị trường sản phẩm Quản Lý Thực Hành Tốt. Giai đoạn 1: Dự án bắt đầu bằng việc nghiên cứu tổng quan các tài liệu và kinh nghiệm về Quản Lý Thực Hành Tốt trong khu vực, sau đó tiến hành đánh giá hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ, đánh giá về năng suất, sản lượng, tiềm năng và khả năng sử dụng nguồn lực của các cơ sở nuôi. Tiến hành điều tra cơ bản nhằm nâng cao kinh nghiệm về phương pháp thu thập và sử dụng thông tin cũng như trang bị cho cán bộ nghiên cứu và cán bộ ngành thủy sản một bức tranh tổng thể về hiện trạng nuôi trồng thủy sản ở quy mô nông hộ tại 3 tỉnh của dự án. Kết thúc giai đoạn 1, một kế hoạch hành động được lập và lựa chọn địa điểm thực hiện nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt. 21
- Giai đoạn 2: Dự án tập trung trình diễn nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt ở 2 hình thức nuôi tôm chính là nuôi bán thâm canh và nuôi quảng canh cải tiến. Các hình thức này hiện đang phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Các hộ nuôi quy mô nhỏ liên quan đến 2 hình thức nuôi trên sẽ được lựa chọn và khuyến khích tham gia các câu lạc bộ nuôi tôm hoặc chi hội nghề cá để tham gia vào trình diễn áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Viện Thuỷ Sản 1, Đại học Tây Úc và Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh cùng phối hợp lựa chọn các hộ mô hình áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Các số liệu trong quá trình thực hiện được ghi lại thông qua sổ nhật ký nuôi tôm. Qua sự tham gia của các đối tác như các cộng đồng nuôi, cán bộ khuyến ngư, cán bộ kỹ thuật nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được chọn lọc và phát triển. Các số liệu trong quá trình thực hành được thu thập bởi chính các hộ mô hình và cán bộ dự án ở địa phương và cán bộ Viện Thuỷ Sản 1. Các số liệu này sẽ được sử dụng trong kết quả của dự án. Giai đoạn 3: Kết quả của dự án sẽ được sử dụng để phát triển và hoàn thiện nguyên tắc Quản Lý Thực Hành Tốt, các tài liệu tập huấn cho nông dân và khuyến ngư viên. Các hộ mô hình trình diễn, cán bộ khuyến ngư và hội nông dân sẽ là những đối tượng tham gia chính phổ biến kết quả từ mô hình trình diễn ra cộng đồng. Các hộ trình diễn được tập huấn về sử dụng dụng cụ đo chất lượng nước, kỹ năng chọn giống và thức ăn có chất lượng tốt sẽ phổ biến kinh nghiệm ra cộng đồng. Khuyến khích thị trường sản phẩm BMP và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm được thăm dò thông qua đối thoại mở với các thương gia địa phương, người thu mua, nhà chế biến và nhà nhập khẩu. Các đối tác tham gia sẽ được mời tham gia vào các hoạt động của dự án như tập huấn và hội thảo để chia sẻ những vấn đề quan tâm và các yêu cầu về chất lượng sản phẩm đối với người sản xuất quy mô nhỏ. Phương pháp thực thi Điều tra cơ bản nhằm đánh giá hiện trạng Quản Lý Thực Hành Tốt. Phương pháp điều tra và đánh giá có sự tham gia của các đối tác sẽ được phát triển bởi Viện Thủy sản 1 và Đại học Tây Úc và được sử dụng để đánh giá hiện trạng nuôi trồng thủy sản , những thuận lợi và khó khăn của các nông hộ. Bộ câu hỏi điều tra được thiết kế để thu thập các thông tin về hiện trạng sản xuất, điều kiện kinh tế của các nông hộ, hiện trạng môi trường, những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt. Các số liệu thu được sẽ được các cán bộ Viện Thủy sản 1 và Đại học Tây Úc phân tích đánh giá nhằm phục vụ cho việc trình diễn, số liệu này cũng được sử dụng như số liệu gốc để so sánh giữa các hộ trình diễn và các hộ khác trong suốt và sau khi dự án thực hiện. Mô hình trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt. Hai hình thức nuôi được áp dụng là bán thâm canh quảng canh cải tiến. Đối với bán thâm canh, ở mỗi tỉnh chọn 20 đến 30 hộ tổ chức thành 1 câu lạc bộ hoạc hội nuôi tôm. Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được nâng cao và được trao đổi giữa các hội viên trong câu lạc bộ trong thời gian thực hiện dự án. Chọn 1 hộ trong câu lạc bộ làm mô hình trình diễn, hộ này phải đạt 22
- 1 số yêu cầu như có cơ sở hạ tầng và hệ thống nuôi phù hợp, diện tích ao nuôi khoảng 0,5 ha, sẵn sàng thực hành áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt và phải có khả năng tài chính để đầu tư cho mô hình trình diễn. Các hộ trình diễn được chọn bởi Viện Thủy sản 1, Đại học Tây Úc và Trung tâm Khuyến ngư các tỉnh đảm bảo phù hợp cho việc trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt. Các tác động gồm: chuẩn bị ao, chọn giống và thả giống, thức ăn và chăm sóc ao, quản lí môi trường nước, quản lí dịch bệnh, quản lí sản phẩm và bảo quản sau thu hoạch. Tôm giống dùng cho các hộ trình diễn sẽ được kiểm tra chất lượng đảm bảo sạch bệnh đặc biệt bệnh đốm trắng và MBV trước khi thả. Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh và các hộ trình diễn được trang bị các dụng cụ đo môi trường nước trong ao nuôi tôm, chuyên gia dự án hướng dẫn cách kiểm tra môi trường và ghi chép số liệu. Các hộ trình diễn được cung cấp sổ ghi chép để ghi tất cả những hoạt động, số liệu như thức ăn, giống, lượng nước vào /ra..., số liệu môi trường (Độ mặn, pH, DO, BOD, NH3, NO2) sẽ được phân tích hàng tháng bởi nhân viên của dự án. Tôm sẽ được kiểm tra dư lượng hóa chất và thuốc kháng sinh một tháng trước khi thu hoạch (đặc biệt chú ý các hóa chất bị cấm sử dụng). Số liệu về trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê để đánh giá tác động của việc thực hành Quản Lý Thực Hành Tốt. Trong năm thứ 2 thực hành Quản Lý Thực Hành Tốt sẽ được xác minh ở tất cả các thành viên trong nhóm và sẽ được chỉnh sửa trước khi khuyến cáo kết quả ra cộng đồng. Đối với hình thức quảng canh cải tiến, ở mỗi tỉnh chọn 2 nhóm hộ khoảng 20 đến 30 hộ lập thành câu lạc bộ hoặc hội nuôi tôm. Mỗi nhóm chọn 1 hộ làm mô hình trình diễn. Các phương thức áp dụng sẽ tương tự như hệ thống bán thâm canh. Thực hiện Quản Lý Thực Hành Tốt cho các hộ trình diễn tác động các khâu như chuẩn bị ao, chọn lọc giống, thả giống và một vài các hoạt động khác. Mỗi tỉnh cử 1 cán bộ khuyến ngư chịu trách nhiệm theo dõi và trợ giúp các nhóm hộ trình diễn trong vùng dự án. Hàng tháng cán bộ này có vai trò tích cực giúp đỡ các câu lạc bộ/hội tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm nâng cao thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt. Hàng tháng các cán bộ Viện Thủy sản 1 sẽ tới thăm các vùng dự án đưa ra các khuyến cáo về kỹ thuật và thu các mẫu bệnh và các chỉ tiêu về môi trường để phân tích và gửi kết quả phản hồi cho các hộ. Nâng cao năng lực thực thi Quản Lý Thực Hành Tốt. Trong suốt quá trình thực hiện dự án, năng lực của các thành viên tham gia được nâng cao thông qua tham gia các cuộc họp, hội thảo, tập huấn, hội nghị đầu bờ và thăm quan chéo. Tổ chức 54 cuộc hội nghị đầu bờ ở các câu lạc bộ/hội mỗi năm để trao đổi kinh nghiệm thực hành và phát triển Quản Lý Thực Hành Tốt trong suốt và sau vụ nuôi. Tổ chức 11 lớp tập huấn ngắn hạn với các chủ đề khác nhau cho các thành viên tham gia trong suốt thời gian của dự án gồm: một lớp tập huấn cho 48 hộ nông dân trình diễn và khuyến ngư viên của địa phương trước khi trình diễn Quản Lý Thực Hành Tốt, một lớp tập 23
- huấn về quản lí chất lượng sản phẩm cho 40 học viên đại diện người sản xuất nhỏ, khuyến ngư viên, người thu gom, thương gia và người chế biến; 3 lớp tập huấn về áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho hệ thống bán thâm canh và 6 lớp tập huấn áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt cho hệ thống quảng canh cải tiến với 90 và 180 học viên tương ứng tham gia sẽ được tiến hành. Tổ chức 3 hội thảo gồm: hội thảo triển khai dự án, hội thảo kết thúc năm thứ nhất và hội thảo tổng kết dự án. Tổ chức 3 chuyến thăm quan chéo giữa các tỉnh cho 24 thành viên gồm các mô hình trình diễn cán bộ khuyến ngư, cán bộ cơ sở của 3 tỉnh tham gia. Tổ chức tập huấn 10 ngày tại Đại học Tây Úc cho 2 cán bộ nghiên cứu của Viện Thủy sản 1về phương pháp phân tích số liệu và viết báo cáo. Tổ chức cho 2 đại diện nhà nhập khẩu của EU hoặc Nhật Bản thăm quan vùng dự án và tham gia hội thảo nhằm giới thiệu về chất lượng sản phẩm trên thị trường EU/Nhật. Điều này sẽ có hiệu quả cho việc trao đổi thông tin giữa người sản xuất, chế biến, lưu thông và người tiêu dùng. Xất bản 2000 tài liệu khuyến ngư về quy trình Quản Lý Thực Hành Tốt cho 2 hình thức nuôi bán thâm canh và quảng canh cải tiến khi kết thúc dự án. 5. Tiến độ thực hiện 5.1 Các kết quả nổi bật 1) Tổ chức thành công lớp tập huấn về “Quản Lý Thực Hành Tốt” trong nuôi tôm quy mô nông hộ. Có 48 người tham gia lớp tập huấn này bao gồm cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh, cán bộ quản lý cấp huyện, xã và các hộ mô hình trình diễn. 2) Hàng tháng tổ chức hội nghị đầu bờ tại các cộng đồng nuôi để người dân tham gia trao đổi kinh nghiệm và giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình nuôi. 3) Định kỳ hàng tháng thu mẫu phân tích chất lượng nước và thu mẫu kiểm tra dịch bệnh tôm cho các nông hộ. Các hộ trình diễn thực hiện ghi chép đầy đủ các thông số kỹ thuật và kinh tế trong suốt quá trình nuôi 4) Tổ chức thành công lớp tập huấn về quản lý chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Có 45 người tham gia lớp tập huấn này bao gồm cán bộ dự án, cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý địa phương, các nông hộ sản xuất, người thu mua và người chế biến quy mô nhỏ. 24
- 5) Tổ chức thành công đợt thăm quan chéo giữa các tỉnh thuộc dự án. Mỗi tỉnh có 15 người tham gia gồm các hộ trình diễn, cán bộ khuyến ngư và cán bộ quản lý các cấp tỉnh, huyện và xã. 6) Thu mẫu tôm thương phẩm từ các hộ trình diễn trước khi thu hoạch để kiểm tra chất lượng sản phẩm tôm nuôi. Mỗi tỉnh kiểm tra 3 mẫu, các chỉ số kiểm tra bao gồm E.Coli, TPC, Samonella, Vibrio cholera; CAP, AOZ, AMOZ, SEM và AHD 7) Dự án hỗ trợ một phần kinh phí mua tôm giống và kinh phí kiểm tra chất lượng tôm giống cho các hộ mô hình tại các địa phương. 5.2 Lợi ích của các bên liên quan - Trang bị kiến thức về Quản Lý Thực Hành Tốt cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý và người dân nuôi tôm thông qua các lớp tập huấn và các cuộc hội nghị đầu bờ tại cộng đồng. - Cán bộ địa phương và người dân có cơ hội trao đổi kinh nghiệm quản lý cộng đồng, thực hành nuôi thông qua thăm quan chéo giữa các tỉnh cũng như trong các buổi hội nghị đầu bờ tại địa phương. - Các hộ trình diễn được hỗ trợ một phần kinh phí mua tôm giống và kiểm tra tôm giống trước khi thả đảm bảo giống tôm sạch bệnh. - Các cộng đồng nuôi được theo dõi và cảnh báo về môi trường và dịch bệnh trong suốt vụ nuôi. - Các cán bộ khuyến ngư được nâng cao năng lực chuyên môn thông qua việc tham gia trực tiếp dự án về quản lý môi trường, quản lý vùng nuôi và quản lý cộng đồng. - Cán bộ và chuyên gia dự án phía Việt Nam được nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn thông qua học hỏi kinh nghiệm từ đối tác Úc cũng như tự tìm hiểu nhằm đáp ứng đòi hỏi của dự án 5.3 Nâng cao năng lực - Năng lực quản lý và chuyên môn của các cán bộ khuyến ngư và quản lý địa phương đã được nâng cao thông qua các lớp tập huấn. Đặc biệt là năng lực tổ chức và quản lý cộng đồng nuôi trồng thuỷ sản địa phương, dự án đã hỗ trợ tài chính và hướng dẫn thành lập và điều hành các cộng đồng nuôi tôm cho chính quyền cấp xã. - Các hộ nông dân đã được tiếp cận với phương thức quản lý nuôi tôm theo phương pháp quản lý thực hành tốt. Được trang bị các kiến thức về quản lý trang trại, quản lý môi trường dịch bệnh và hạch toán sản xuất. Các nông hộ đã làm quen với việc kiểm tra các thông số môi trường cơ bản, ghi chép lưu trữ các số liệu kỹ thuật cũng như kinh tế trong vụ nuôi - Các cán bộ quản lý và chuyên gia dự án được nâng cao năng lực về quản lý dự án cũng như năng lực chuyên môn qua trao đổi kinh nghiệm giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án. 25
- 5.4 Xuất bản phẩm - Kết quả đợt tập huấn về Quản Lý Thực Hành Tốt đã được đăng tải trên báo Thừa Thiên Huế. - Quy trình BMP đã được phổ biến rộng rãi thông qua chương trình truyền hình của đài phát thanh và truyền hình Hà Tĩnh - Kết quả thực hiện dự án đã được đăng tải trong bản tin và trang web của Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 5.5 Quản lý dự án Dự án đang được quản lý một cách có hiệu quả. 6. Báo cáo các vấn đề liên quan 6.1 Vấn đề môi trường - Các số liệu về cảnh báo môi trường và dịch bệnh trong nuôi tôm đã được thu thập, phân tích và cảnh báo đến các cộng đồng nuôi định kỳ hành tháng. - Đã kiểm tra chất lượng sản phẩm tôm nuôi của các hộ mô hình bao gồm các chỉ tiêu vi sinh và dư lượng hoá chất kháng sinh theo tiêu chuẩn EU 6.2 Các vấn đề về xã hội và giới tính - Dự án đã ưu tiên các cán bộ và người dân là nữ giới tham gia các hoạt động của dự án như tập huấn, thăm quan chéo và các hội nghị đầu bờ. Tuy nhiên do đặc thù của hoạt động nuôi tôm nên số phụ nữ tham gia các hoạt động này mới chiếm tỷ lệ xấp xỉ 20%. 7. Thực hiện và duy trì 7.1 Các vấn đề phát sinh. Không có các vấn đề phát sinh. 7.2 Các lựa chọn Không có sự lựa chọn khác. 7.3 Tính bền vững Không có vấn đề cơ bản nào. 26
- 8. Các hoạt động tiếp theo 1) Tổ chức cho 2 cán bộ dự án tham gia lớp tập huấn về phương pháp thu thập phân tích thông tin số liệu và xử lý viết báo cáo phục vụ dự án tại trường Đại học Tây Úc 2) Tổ chức hội nghị tổng kết 1 năm thực hiện dự án nhằm đánh giá những thành công và bàn biện pháp thực hiện dự án năm tiếp theo. 3) Hoàn thiện các tài liệu khuyến ngư và các tài liệu liên quan của dự án chuẩn bị cho tập huấn và cung cấp tài liệu cho các địa phương và nông dân năm 2008. 4) Tổ chức tập huấn cho cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý địa phương và nông hộ về quy trình BMP trong đầu vụ nuôi năm thứ 2 của dự án. 5) Cung cấp một số dụng cụ đo môi trường cho các nông hộ trình diễn, hỗ trợ một phần con giống và kiểm tra tôm giống đảm bảo sạch bệnh cho các nông hộ trình diễn. 6) Tổ chức cho chuyên gia Úc thăm và làm việc với cán bộ dự án tại Việt Nam để triển khai các hoạt động dự án hiệu quả hơn. 9. Kết luận Dự án đã hoàn thành tốt các hoạt động được đề ra trong kế hoạch cho 6 tháng thứ hai.Kết quả các hoạt động của dự án đã được các địa phương nơi triển khai dự án đánh giá cao. Đã có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên tham gia dự án. 27
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam - MS9 '
61 p | 168 | 36
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Quy trình nông nghiệp an toàn GAP ... chìa khóa thành công cho rau quả tươi Việt Nam "
7 p | 128 | 26
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thiết lập vườn ươm và đào tạo nhằm nâng cao chất lượng cây giống mắcca và xây dựng những mô hình trồng Mắcca tại 03 tỉnh miền bắc việt nam - MS2 '
11 p | 176 | 23
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CÁC HOẠT ĐỘNG VỀ TRỒNG CỎ, CHẾ BIẾN, DỰ TRỮ THỨC ĂN CHO DÊ TRONG CÁC HỘ DỰ ÁN - PHẦN 1 "
48 p | 132 | 23
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Thay thế phân bón hoá học N bằng chế phẩm vi sinh cố định đạm cho cây họ đậu để tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường - MS7 '
73 p | 133 | 22
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi - MS10 '
14 p | 111 | 21
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi giá trị nông nghiệp: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi '
94 p | 110 | 20
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG VÀ CẢI TIẾN CÔNG NGHỆ CHO CÁC XƯỞNG XẺ QUY MÔ NHỎ Ở VÙNG NÔNG THÔN VIỆT NAM ' MS6
9 p | 120 | 15
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Nghiên cứu tham dò khả năng trồng cà chua, dựa chuột dựa trên giá cụ thể trong nhà màng Polyethylene tại Lâm Đồng "
3 p | 126 | 14
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Ứng dụng nông nghiệp tốt (GAP) để nâng cao chất lượng hạt giống và cây giống rau cho ngành sản xuất rau lai của Việt Nam ' MS6
16 p | 110 | 13
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi ' Ms5
9 p | 110 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS7 "
10 p | 104 | 11
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " Xây dựng chiến lược nâng cao tính cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trong chuỗi ngành hàng nông sản: trường hợp ngành thức ăn chăn nuôi " MS7
13 p | 104 | 9
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tạo giống cá chép (Cyprinus carpio L.) chất lượng cao Phục vụ nuôi cá quy mô nhỏ - MS8 '
9 p | 83 | 8
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Xây dựng biện pháp nuôi tốt cho cá Tra ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam ' MS6
14 p | 98 | 7
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA - MS4 Thiết lập và thực hành hệ thống quản lý theo dõi dữ liệu tại trang trại "
8 p | 87 | 6
-
Báo cáo nghiên cứu nông nghiệp " DỰ ÁN NUÔI THÂM CANH CÁ BIỂN TRONG AO BẰNG MƯƠNG NỔI - MS10 "
10 p | 85 | 5
-
Dự án nghiên cứu nông nghiệp: Tăng cường năng lực của cán bộ khuyến nông trong việc đánh giá những mặt hạn chế của đất để sản xuất bền vững qua việc sử dụng hệ thống các quyết định hỗ trợ SCAMP '
8 p | 60 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn