intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dùng thuốc cho bệnh nhân sau mổ glôcôm

Chia sẻ: Xeko Xeko | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

137
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh glôcôm còn có tên gọi trong dân gian là thiên đầu thống. Glôcôm với tổn thương đặc trưng của đầu dây thần kinh thị giác, thường gây ra do áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp) tăng. Đây là căn bệnh khá phổ biến đồng thời cũng rất nguy hiểm, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây mù lòa. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 30.000 người mù do glôcôm. Bởi vậy, glôcôm đang là gánh nặng cho nhiều gia đình cũng như cho toàn xã hội. Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống) có thể được điều trị...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dùng thuốc cho bệnh nhân sau mổ glôcôm

  1. Dùng thuốc cho bệnh nhân sau mổ glôcôm Bệnh glôcôm còn có tên gọi trong dân gian là thiên đầu thống. Glôcôm với tổn thương đặc trưng của đầu dây thần kinh thị giác, thường gây ra do áp lực trong nhãn cầu (nhãn áp) tăng. Đây là căn bệnh khá phổ biến đồng thời cũng rất nguy hiểm, là nguyên nhân đứng hàng thứ ba gây mù lòa. Hiện nay, ở Việt Nam có khoảng 30.000 người mù do glôcôm. Bởi vậy, glôcôm đang là gánh nặng cho nhiều gia đình cũng như cho toàn xã hội.
  2. Bệnh Glôcôm (thiên đầu thống) có thể được điều trị bằng thuốc, bằng phẫu thuật hoặc điều trị phối hợp cả hai phương pháp trên. Ở Việt Nam, hầu hết bệnh nhân đến khám với hình thái và giai đoạn bệnh mà cần phải can thiệp phẫu thuật mới có thể cứu chữa bệnh nhân kịp thời. Tuy nhiên, sau phẫu thuật bệnh vẫn có tiến triển nặng hơn đồng thời có thể gặp một số biến chứng. Do vậy, việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhân sau mổ glôcôm là hết sức cần thiết. Bệnh nhân cần đi khám để được theo dõi bệnh. Đối với việc dùng thuốc
  3. Giai đoạn sớm sau mổ: Ngay sau mổ, bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ. Các thuốc được dùng sau mổ thường là những thuốc dạng dung dịch tra mắt thuộc nhóm kháng sinh (oflovid, tobrex, cebemycin...), thuốc chống viêm steroid hoặc không steroid (maxitrol, indocollyre...). Ngoài ra cần dùng thêm kháng sinh đường uống. Số lần tra thuốc thường từ 3 - 6 lần một ngày. Với những trường hợp đặc biệt có phản ứng viêm thì cần phải tăng số lần tra thuốc. Khoảng thời gian giữa các lần tra phải tương đối đều nhau, chia theo các buổi sáng, trưa, chiều, tối. Các thuốc khác nhau phải tra cách nhau tối thiểu 10 phút. Khi tra thuốc, cách tốt nhất là kéo nhẹ mi dưới xuống và nhỏ vào cùng đồ dưới. Giai đoạn muộn sau mổ: Glôcôm với biểu hiện tổn thương đầu dây thần kinh thị giác và lớp sợi thần kinh quanh gai gây suy giảm chức năng thị giác.
  4. Do đó, bệnh nhân cần dùng thường xuyên các thuốc tăng cường tuần hoàn (giloba, tanakan...), thuốc bảo vệ thành mạch (rutin C), các vitamin nhằm tăng nuôi dưỡng cho các sợi thần kinh thị giác. Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ việc dùng thuốc này theo chỉ dẫn của bác sĩ. Mục đích trong điều trị glôcôm là bảo tồn chức năng thị giác cho bệnh nhân. Tuy nhiên, không phải là bệnh đã hoàn toàn được chữa khỏi sau phẫu thuật mà vẫn có nhiều trường hợp, sau nhiều năm, bệnh vẫn tiếp tục gây tổn hại dẫn tới mù loà mặc dù đã được phẫu thuật nhiều lần. Do đó, bệnh nhân cần phải ý thức được mức độ nguy hiểm của căn bệnh này và đến khám để được theo dõi bệnh thường xuyên tại các cơ sở y tế.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2