intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 2

Chia sẻ: Hoangnhanduc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:187

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tiếp nội dung phần 1, Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 2 cung cấp cho người đọc những kiến thức như: đảng bộ với nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân các dân tộc vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ biên cương của tổ quốc (1975- 1985); đảng bộ lãnh đạo nhân dân các dân tộc Xín Mần thực hiện đường lối đổi mới của Đảng (1986- 1995); đảng bộ Xín Mần lãnh đạo nhân dân thực hiện nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới của Đảng (1996-2010);...Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ebook Lịch sử Đảng bộ huyện Xín Mần (1965-2010): Phần 2

  1. CHƯƠNG III ĐẢNG BỘ VỚI NHIỆM VỤ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI CỦA TỔ QUỐC (1975-1985) I- CHĂM LO ĐỜI SỐNG, CỦNG CỐ SỨC MẠNH CỦA TỔ CHỨC Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tạo ra bước ngoặt lịch sử của cách mạng Việt Nam. Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần phấn khởi bước vào một thời kỳ mới với nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau. Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ vừa chiến đấu vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Xín Mần tuy đạt được nhiều thành tựu lớn lao nhưng vẫn chưa đủ sức đưa địa phương thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp, độc canh và lạc hậu. Đây là một thời kỳ mà nền nông nghiệp của huyện phát triển trong sự tác động trực tiếp của mô hình tổ chức sản xuất hợp tác xã bậc thấp, ruộng đất và các tư liệu sản xuất được tập thể hóa một cách nhanh chóng và tương đối triệt để. 152
  2. Quan hệ sản xuất tập thể sau một thời gian ngắn phát huy tác dụng trên một số mặt (thủy lợi, cải tạo ruộng nương, đưa giống mới vào cơ cấu cây trồng) đã bước vào giai đoạn sản xuất giảm sút. Thu nhập của xã viên thấp kém vì sản lượng lương thực quy thóc cùng năng suất lúa, cây ngắn ngày đều giảm. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các hợp tác xã không cao. Những xu hướng không lành mạnh của kinh tế tập thể xuất hiện sau khi hoàn thành hợp tác xã nông nghiệp. Niềm tin của xã viên vào hợp tác xã bị phai nhạt. Sự gắn bó với kinh tế tập thể cũng phai nhạt theo. Vấp phải những khó khăn trên, rõ ràng trong chỉ đạo, Đảng bộ huyện Xín Mần đã thúc đẩy phong trào hợp tác xã quá nhanh trong lúc chưa hội đủ những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của các tổ chức kinh tế tập thể mới xây dựng. Cán bộ quản lý các hợp tác xã đã thiếu, trình độ lại còn quá yếu cộng với cơ sở vật chất hầu như chưa có gì, kỹ thuật canh tác lạc hậu và quá tách biệt đã dẫn đến sự bất cập và mâu thuẫn giữa yêu cầu giải phóng sức sản xuất và sự hạn chế của quan hệ sản xuất tập thể hóa. Cũng do tư tưởng nóng vội chạy theo phong trào nên địa phương đã vi phạm nguyên tắc tự nguyện và quản lý dân chủ khi tổ chức hợp tác xã. Tính đến cuối năm 1975, toàn huyện Xín Mần có 125 hợp tác xã nông nghiệp với 344 đội sản xuất, thu hút 4.911 hộ với 31.006 nhân khẩu, trong đó có tất cả 11.362 lao động chính và 4.075 lao động phụ. Mô hình hợp tác xã bậc cao, quy mô lớn mới chỉ tạo ra được 1 hợp tác xã toàn xã là Tả 153
  3. Nhìu, còn lại đều là hợp tác xã bậc thấp. Sau khi phân loại chỉ có 48 hợp tác xã được xếp vào loại khá (38,4%) 50 hợp tác xã thuộc loại trung bình (40%) và 37 hợp tác xã thuộc loại yếu kém (21,6%). Do tình hình diễn biến kể trên, cuộc vận động tổ chức lại sản xuất nông nghiệp nhằm chuyển toàn bộ hợp tác xã quy mô thôn bản lên quy mô toàn xã để đội sản xuất mở rộng lên quy mô thôn ở Xín Mần vẫn đang được tiến hành nhằm tập thể hóa ruộng đất, trâu bò, nông cụ. Lao động được tổ chức theo hướng các đội chuyên áp dụng hình thức khoán việc và nhận công điểm theo kết quả đó. Trong quá trình chỉ đạo, Đảng bộ huyện Xín Mần đã nhận thức được những tồn tại và hạn chế kể trên. Số lượng hợp tác xã tuy có ổn định nhưng phong trào tập thể hóa sản xuất nông nghiệp đã nảy sinh nhiều vấn đề. Khâu tổ chức lại sản xuất, sắp xếp bố trí lao động còn nhiều tồn tại. Việc phân công lao động theo ngành nghề để sản xuất đi vào quy mô làm ra sản phẩm hàng hóa không trở thành hiện thực, không vượt qua tình trạng sản xuất tự cấp, tự túc. Chủ trương đào ruộng bậc thang mới dừng lại ở biện pháp và việc hô hào chung chung; nơi nào thực hiện thì làm không đúng kỹ thuật nên chi phí khá lớn mà hiệu quả kinh tế hầu như chưa có. Đội ngũ cán bộ quản lý hợp tác xã quá yếu kém nhưng việc đào tạo, bồi dưỡng họ còn chắp vá, chưa có phương án và kế hoạch đào tạo số cán bộ kế cận để thay thế những người già 154
  4. và mù chữ. Việc lên phương án ăn chia thường tiến hành chậm. Một số hợp tác xã vùng cao còn ăn chia theo đội. Để khắc phục tình trạng trên, Đảng bộ huyện Xín Mần đã kiên quyết tiếp tục củng cố các hợp tác xã, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp để nâng nhanh năng suất cây trồng, mạnh dạn sử dụng các giống lúa mới cho năng suất cao, đẩy mạnh thâm canh để thực hiện cho bằng được mục tiêu bảo đảm cho xã viên đủ ăn, đời sống ngày một nâng cao và làm đủ nghĩa vụ về lương thực đối với Nhà nước. Mục tiêu phấn đấu cho những năm trước mắt là: - Từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng thâm canh, chuyên canh và tăng vụ dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh của huyện về các loại cây trồng chủ yếu để dần dần xây dựng cấp huyện thành cấp kinh tế và quản lý kinh tế một cách toàn diện, nhất là đối với nông lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, lấy cây lúa và cây ngô là cây lương thực chủ yếu của huyện. Phát triển cây màu (sắn, dong riềng, mạch). Đẩy mạnh cây đậu tương, cây dược liệu , trồng rừng phòng hộ để xanh hóa đồi núi trọc, nhất là vùng biên giới và đầu nguồn nước. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch bước đầu cho từng vùng trên địa bàn của xã và hợp tác xã, giữa đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp. Trên cơ sở đó, bố trí và phân công lao động hợp lý giữa các ngành sản xuất về trước mắt cũng như lâu dài. 155
  5. Các ngành, ban cấp huyện theo chức năng của mình có trách nhiệm hỗ trợ cơ sở xã và hợp tác xã, nhất là đối với sản xuất nông, lâm nghiệp. Trạm vật tư nông nghiệp cùng các phòng (tiểu thủ công nghiệp, giao thông, thủy lợi) là những đơn vị có liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế ở địa phương, phục vụ một cách đắc lực kỹ thuật, vật tư, nước tưới, vận chuyển hàng hóa và lâm nông sản. Việc hoàn chỉnh hệ thống tiểu thủy nông phục vụ tưới tiêu cho cây trồng ngày càng trở thành cấp thiết. Một trong những nhiệm vụ phải gấp rút hoàn thành, đó là các xã và hợp tác xã phải nhanh chóng nắm vững tình hình về quỹ đất đai, sản xuất nông, lâm nghiệp, lao động, tư liệu sản xuất nhằm tiếp tục tiến hành công tác định canh, định cư nhằm ổn định sản xuất và ổn định lao động tại chỗ. Các biện pháp về khai thác nương ruộng bậc thang để thâm canh cây trồng và hướng dẫn bảo đảm mật độ cấy (20 x 20 hoặc 20 x 18) cũng được đề ra để thực hiện. - Trong công tác lãnh đạo và chỉ đạo kinh tế tiến hành giao chỉ tiêu pháp lệnh chính thức của Nhà nước cho cơ sở và các đơn vị. Các ban, ngành phải có sự chỉ đạo chặt chẽ, thực hiện tốt các mục tiêu, nhất là ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, nhằm bảo đảm gieo trồng hết diện tích, phấn đấu đạt tổng sản lượng ở những cây chủ yếu như cây lương thực (lúa, ngô), cây công nghiệp (đậu tương) như kế hoạch đã đề ra; phân phối kịp thời vật tư cho nông nghiệp (phân bón, thuốc trừ sâu). Ngành tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh tốc độ sản xuất 156
  6. dụng cụ thông thường, cần thiết để phục vụ sản xuất. Ngành thủy lợi tu sửa và xây dựng mới những công trình tiểu thủy nông phục vụ tưới tiêu kịp thời vụ. Các ngành tăng cường cán bộ xuống cơ sở chỉ đạo đôn đốc trong việc phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội trong toàn huyện. - Trên cơ sở các mặt công tác đã đề ra, phát động phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trong quần chúng thực hiện các mục tiêu này, nhằm phát huy tinh thần làm chủ tập thể, làm chủ xã hội, tăng cường công tác thủy lợi; phát triển phong trào làm nương bậc thang, làm phân xanh, thâm canh tăng vụ đối với cây trồng, hoàn thành các nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao chất lượng sản phẩm, đóng góp ngày công lao động có ích với mức cao nhất cho xã hội, đưa hàng hóa kịp thời vụ đến tận người tiêu dùng, tăng cường tiếp thu khoa học kỹ thuật, tiếp thu bộ giống mới có năng suất cao. Kết thúc năm 1975, tổng sản lượng lương thực của toàn huyện Xín Mần đạt được là 6.738,4 tấn tăng 438,4 tấn so với năm trước. Tổng sản lượng đậu tương thu được 255,4 tấn vượt 25,4 tấn so với chỉ tiêu đề ra. Năm 1976, tổng sản lượng lương thực đạt 7.520 tấn bằng 103% so với kế hoạch. Dẫn đần phong trào tự túc lương thực là các xã Tả Nhìu, Chế Là, Cốc Rế, Nấm Dẩn, Bản Ngò, Bản Pắng, Bản Máy, Chí Cà. Riêng xã Cốc Rế đạt được cả ba chỉ tiêu về diện tích gieo trồng, năng suất và sản lượng. Vụ đông - xuân, diện tích trồng ngô đạt 334 ha, thấp hơn 44 ha so với kế hoạch và cho năng suất 13 tạ/ha, như vậy 157
  7. 1 kg ngô giống đã cho thu hoạch 65kg ngô hạt. Đậu tương trồng được 579,1 ha cho sản lượng 159 tấn, vượt kế hoạch 1 tấn. Có 7 xã trồng đậu tương đạt sản lượng cao là Tả Nhìu, Cốc Rế, Chế Là, Bản Pắng, Bản Phùng, Thu Tà, Nàn Ma. (Tả Nhìu thu hoạch 12 kg/1kg giống, Cốc Rế 11 kg/1kg giống). Cả huyện còn trồng được 496 ha lúa mạch, thu 48 tấn bằng 66% mức kế hoạch đề ra. Ngoài ra, nhân dân còn khai phá được 104,2 ha ruộng bậc thang (vượt 84,2 ha) và 81,2 ha nương bậc thang (vượt 51,2 ha) và được nghiệm thu với số tiền là 56.877,12đ. Vụ mùa năm 1976 diện tích trồng lúa của cả huyện lên tới 1.710 ha, tương đương với 83.394 kg giống. Các hợp tác xã đã đưa được nhiều giống mới vào cơ cấu cây trồng. Mỗi hécta lúa đã được bón 4.380 kg phân. Bảy xã vùng chè đã tăng cường chăm sóc cho 243 ha, thu hoạch được 9.220,7 kg, bằng 115,3% kế hoạch. Các hợp tác xã còn trồng được 166.962 cây xa mộc, tương đương 3.727 ha. Các xã viên cũng trồng được 15.572 cây tương đương 34 ha. Việc khoanh nuôi bảo vệ rừng đạt 190% kế hoạch, cải tạo được 105 ha. Xã Xín Mần phát triển thêm được 0,9 ha tam thất, thu hoạch được 17 kg tam thất củ 3 tuổi bán cho ngành dược phẩm. Trong năm này, đàn gia súc của toàn huyện so với chỉ tiêu tăng 8%, trong đó đàn trâu tăng 6,9%, đàn bò tăng 2,5%, đàn dê tăng 4,6% và đàn lợn tăng 9,5%. Riêng đàn ngựa chỉ đạt 90,4%. 158
  8. Năm 1977 tổng sản lượng lương thực đạt 8.015 tấn, bình quân nhân khẩu ở vùng cao đạt 230 kg/người/năm và vùng thấp là 290 kg (26 kg/người/tháng). Đậu tương cho thu hoạch 475 tấn, tính ra mỗi nhân khẩu trong huyện thu hoạch 15 kg. Chăn nuôi có bước phát triển, trong đó đàn trâu, bò có 8.600 con, đàn lợn có 10.000 con – bình quân mỗi hộ 2 con, đàn dê 5.000 con và đàn ngựa 4.700 con. Toàn huyện kiến thiết được 560 ha ruộng bậc thang, chuyển dân xuống huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) được 65 hộ với 466 khẩu. Thủ công nghiệp cung cấp được 19.100 công cụ cầm tay, 1.350.000 viên gạch, ngói. Năm 1978, toàn huyện gieo trồng được 7.417 ha bằng 73% kế hoạch, trong đó lúa đạt 2338,3 ha bằng 108% kế hoạch; màu đạt 3234,8 ha bằng 95,93%; đậu tương 208,2 ha bằng 61,3%. Mặc dầu vậy, tổng sản lượng lương thực trong năm chỉ đạt 7584 tấn bằng 92% kế hoạch. Năng suất lúa xuân là 20,5 tạ/ha; lúa mùa là 27,7 tạ/ha, lúa nương 11,98 tạ/ha; ngô xuân 8,4 tạ/ha, đậu tương xuân 2,96 tạ/ha; đậu tương thu 2,60 tạ/ha. Qua các số liệu năm 1978 ta thấy nền kinh tế chủ đạo của huyện là sản xuất nông nghiệp thì bấp bênh, lệ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Phong trào làm ăn tập thể phát triển nhanh nhưng không vững. Sự giản đơn, nóng vội, chạy theo phong trào và thành tích chủ nghĩa đã hạn chế sự phát triển của hoạt 159
  9. động kinh tế và các hoạt động văn hóa xã hội. Phân phối trong các hợp tác xã mang nặng tính bình quân, bao cấp và không có tác dụng kích thích sản xuất với nguyên tắc ưu tiên cho nộp thuế, bán nghĩa vụ, bán khuyến khích, để giống và giành cho chăn nuôi cùng các quỹ khác. Số còn lại mới chia cho xã viên theo phương thức “tối thiếu 13 tối đa 18” nhằm chia đều cái nghèo cho mọi gia đình, cào bằng cống hiến và hưởng thụ của người lao động. Chính những việc làm trên đây đã dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi. Trong khi mức thu mua lương thực năm 1978 là 260,74 tấn (vụ xuân 222,74 tấn, vụ mùa 48 tấn) thì nhiều sản lượng và tổng đàn khác ngoài lương thực lại giảm sút nặng. Đậu tương chỉ cho thu hoạch 48,73 tấn bằng 20% kế hoạch. Đàn trâu, bò có 7.680 con (7.090 con trâu, 590 con bò), đàn lợn đạt 10.380 con và mức trâu hơi làm nghĩa vụ cho Nhà nước lên tới 19.578 kg (97,3%), lợn hơi 26.643 kg. Có lẽ chỉ có chè là đạt được 101% so với kế hoạch (12,237 tấn) trong đó các xã Cốc Rế, Nấm Dẩn đạt 145,4% còn Bản Ngò chỉ có 8,1%. Sự nghiệp giáo dục của Xín Mần không mấy khả quan. Năm học 1978, chỉ có 17 cháu đến lớp mẫu giáo, so với chỉ tiêu hụt mất 8 cháu. Từ lớp vỡ lòng đến lớp 4 có 2.832 học sinh, giảm 76 học sinh so với niên học trước. Học sinh cấp II chỉ có 56 em, hàng ngày sĩ số lên lớp chỉ đạt 70- 80%. Một số xã vùng biên học sinh ít đi học. Trường phổ thông lao động có 72 học viên, trường thanh niên dân tộc có 112 học viên, trường thiếu nhi rẻo cao mới 160
  10. được thành lập có 57 học sinh. Thực hiện chủ trương của tỉnh, mở chiến dịch ánh sáng văn hóa, phong trào xóa mù chữ phát triển ở 125 hợp tác xã với 158 lớp và 2.583 học viên. Đã tổ chức cho 1.475 học viên thi mãn khóa. Có xã như Thu Tà có 96% học viên dự thi đã giành được kết quả tốt. Năm 1978, huyện được công nhận cơ bản xóa mù chữ. Công tác văn hóa, thông tin, tuyên truyền được đẩy mạnh, đảm bảo đưa đường lối của Đảng và Nhà nước đến được với các dân tộc theo trình độ phù hợp nhất, góp phần nâng cao trình độ giác ngộ chính trị, xây dựng nếp sống văn minh và gia đình văn hóa mới. Trong các lĩnh vực cưới xin, ma chay vẫn còn nhiều tồn tại như kết hôn không đúng tuổi, trong đó có cả cán bộ và nhân dân. Ngành y tế tăng cường công tác khám, chữa bệnh cho cán bộ, nhân dân và tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, làm các công trình vệ sinh và chuồng trại gia súc xa nhà, làm hố ủ phân rác. Riêng công tác tiêm phòng đạt khá. Công tác tài chính, ngân hàng, thương nghiệp đảm bảo cân đối thu chi, vận chuyển hàng hòa phục vụ đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, trong mùa mưa lũ vẫn còn xảy ra tình trạng thiếu dầu, thiếu muối. Công tác quản lý thị trường chưa tốt. Nhân dân còn vượt biên buôn bán trái phép. Để tăng cường sức chiến đấu của tổ chức, Đảng bộ huyện Xín Mần đã không ngừng tăng cường công tác xây dựng Đảng, củng cố chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Ngay trong tháng 7-1975, Đảng bộ đã tiến hành tổng 161
  11. kết vận động nâng cao chất lượng đảng viên, đợt kết nạp Lớp đảng viên Hồ Chí Minh, đưa những người không đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng. Trong thời gian tiến hành các đợt vận động kể trên, Đảng bộ đã triển khai nhiều Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng (Nghị quyết 195, Chỉ thị 192, Nghị quyết 23), mở được 4 lớp cho gần 100 đảng viên theo học chương trình 14 bài cơ sở, cử nhiều cán bộ và đảng viên đi học các trường đảng (tỉnh, khu, trung ương) và học bổ túc văn hóa nâng cao trình độ. Được tiến hành từ năm 1971, các cuộc vận động kể trên đã góp phần làm cho Đảng bộ thêm trong sạch về chính trị, ý thức tổ chức kỷ luật được nâng cao, tính giai cấp của Đảng được củng cố, tinh thần trách nhiệm của đảng viên được tăng cường. Song vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như việc đào tạo và bồi dưỡng còn chắp vá, nhiều đảng viên vẫn chưa được học qua lớp lý luận 14 bài cơ sở, công tác phát triển đảng còn chậm (chỉ có một số ít chi bộ phát triển được 3-4 đảng viên mới, còn hầu hết chỉ kết nạp được 1-2 đảng viên). Đạo đức của đảng viên nhìn chung chưa được nâng cao ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ. Năng lực của đa số đảng viên còn quá thấp (chỉ biết lo mà chưa có cách giải quyết, biết biện pháp mà không có chủ trương kế hoạch chỉ đạo, thấy hiện tượng mà không thấy nguyên nhân). Ngày 30-12-1975, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Xín Mần lần thứ VI được triệu tập. Về dự Đại hội có 72 đại biểu đại diện cho 534 đảng viên thuộc 31 tổ chức cơ sở đảng. Sau mấy ngày thảo luận sôi nổi, Đại hội đã thông qua Báo cáo 162
  12. của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ trước, phương hướng nhiệm vụ công tác năm 1976 và tiến hành bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ mới với 15 ủy viên chính thức và 2 ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VI đã cử ra Ban Thường vụ gồm 5 ủy viên do đồng chí Nguyễn Văn Chữ làm Bí thư. Tiếp theo đó, ngày 13-6-1977, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Xín Mần lần thứ VII được tổ chức với sự tham gia của 89 đại biểu. Qua 3 ngày làm việc khẩn trương và đầy tinh thần trách nhiệm, Đại hội đã thông qua báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ VI, phương hướng nhiệm vụ mới và bầu 17 ủy viên chính thức, 1 ủy viên dự khuyết vào Ban Chấp hành Đảng bộ khóa VII. Đồng chí Nguyễn Văn Chữ được tái cử làm Bí thư Huyện ủy. Trong thời gian giữa hai nhiệm kỳ và thời gian tiếp theo, Đảng bộ đã tăng cường công tác giáo dục chính trị, nâng cao trình độ và ý thức tổ chức kỷ luật cho đảng viên. Đã triển khai Chỉ thị 22 của Ban Bí thư Trung ương Đảng xuống tận các cơ sở đảng, phân loại được 15/18 chi bộ nông thôn (249/266 đảng viên đủ tư cách), 17 chi bộ cơ quan (183/188 đảng viên đủ tư cách). Trong tổng số 454 đảng viên tham gia phân loại có 431 đảng viên đủ tư cách, 6 đảng viên không đủ tư cách, 14 đảng viên lưu đảng để giáo dục và 3 người đưa ra khỏi Đảng. Công tác phát triển nhìn chung là chậm và trì trệ. Trong số 35 cơ sở đảng, chỉ có 9 cơ sở đảng kết nạp được 12 đảng viên, số còn lại không kết nạp được đảng viên mới nào. 163
  13. Nhiều cơ sở đảng sinh hoạt không đều. Một số đảng viên 3-4 tháng chưa đóng đảng phí. Cơ quan chính quyền cấp xã hoạt động yếu, chưa làm đúng chức năng quản lý nhà nước. Cán bộ phụ trách xã thiếu quá nhiều. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc có nhiều tiến bộ. Đã củng cố được tổ chức Mặt trận ở 9 xã gồm 121 tổ phụ lão và 8/12 ban Mặt trận xã hoạt động tốt. Các cụ đã tham gia vận động phong trào toàn dân đoàn kết, nâng cao cảnh giác để không mắc vào âm mưu tuyên truyền của kẻ địch. Công tác hoạt động đoàn có nhiều tiến bộ. Năm 1978, toàn huyện có 17 chi đoàn cấp xã và 8 chi đoàn cơ quan trực thuộc với 1.576 đoàn viên. Các cơ sở đoàn đã giới thiệu 22 đoàn viên ưu tú theo học lớp đối tượng Đảng. Công tác tuyển quân được đẩy mạnh. Đã có 2.164 thanh niên lên đường nhập ngũ, vượt chỉ tiêu 7%. Trong số này có 37 đoàn viên, 4 đảng viên. Phụ nữ có nhiều hình thức vận động chị em tham gia sản xuất, lập tổ cứu thương. Trong quá trình hoạt động, xuất hiện 1 chi hội tiên tiến, 7 chi hội khá, 8 chi hội trung bình. Chỉ còn 1 chi hội kém. Công tác hậu phương quân đội luôn được chú trọng. Toàn huyện có 31 đồng chí thương binh (5 thương binh thời kỳ chống Pháp) và 82 gia đình liệt sĩ (30 gia đình liệt sĩ thời 164
  14. kỳ chống Pháp) với 30 ông bố, 47 bà mẹ, 12 vợ và 44 con liệt sĩ. Huyện đã quan tâm đặc biệt đến đời sống vật chất và tinh thần đối với anh em thương binh và gia đình liệt sĩ. Đã trợ cấp 200 tấn lương thực cho 1.700 hộ trong huyện, trong đó có 90 hộ thương binh, liệt sĩ và 110 bộ đội phục viên; trợ cấp mức 600đ00 cho 12 trường hợp; cấp chăn và áo chống rét cho 1.552 hộ gồm 4.318 khẩu (2.415 chiếc chăn, 2.658 chiếc áo trị giá 40.372đ). II- VỪA CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ BIÊN GIỚI VỪA SẢN XUẤT Song song với sự phá hoại của tập đoàn phản động Pôn Pốt ở biên giới tây nam của Tổ quốc, biên giới phía Bắc cũng trở nên căng thẳng. Đối với nằm sát biên giới Việt – Trung, tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Từ mùa xuân năm 1978, vấn đề người Hoa đã trở nên căng thẳng tại Xín Mần. Đêm 28-5-1978, người Hoa ở xã Xín Mần ồ ạt chạy sang Trung Quốc do Ly Ngán Dùng cầm đầu. Sau ngày đó, với một thời gian dài, người Hoa ở Bản Máy, Bản Pắng, mà chủ yếu là ở xã Xín Mần, họ cứ đi đi về về, gây tình hình lộn xộn. Mặc dù ta kiên trì vận động họ ổn định nhưng không có kết quả. Sau khi ta có chủ trương điều chuyển họ về tuyến sau, xã Xín Mần là 1 xã duy nhất chỉ có dân tộc Hoa, hơn 300 hộ chạy sang bên kia biên giới, chỉ có 2 hộ chấp hành sự điều chuyển của ta đi về tuyến sau. Trong số đó có 15 đảng viên, một cán bộ thoát ly, một phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc huyện, một bí thư chi bộ, một chủ tịch xã 165
  15. Xín Mần. Trước tình hình đó, Huyện ủy ra quyết định giải tán chi bộ xã Xín Mần. Trong lúc ta đang tập trung vận động người Hoa tại địa phương thì một bộ phận người Hoa ở Bắc Hà (Lào Cai) đi Trung Quốc qua Xín Mần và họ dừng lại trên đất của ta ở Mốc 3 (nay là Mốc 188), ta lại tập trung vận động họ quay trở lại, nhưng sau hơn 1 tuần thuyết phục, cuối cùng họ chạy sang bên kia. Nhận rõ âm mưu của kẻ thù, từ huyện đến các xã đã thành lập các Ban chỉ huy quân sự do đồng chí Bí thư Huyện ủy và chi bộ xã trực tiếp làm, chính trị viên. Các đơn vị tự vệ và lực lượng vũ trang đã khẩn trương huấn luyện, nâng cao kỹ thuật, trang bị vũ khí, đóng chốt những nơi theo kế hoạch đã định, sẵn sàng chiến đấu. Ngày 2-8-1978, huyện thành lập Tiểu đoàn 7 chủ lực gồm 4 đại đội, trong đó có 1 đại đội hỏa lực, 2 trung đội thông tin, 1 tiểu đội trinh sát. Đồng thời thành lập trung đội dân quân cơ động ở các xã. Mỗi xã thành lập 1 trung đội vận tải gồm 30 ngựa thồ. Huyện còn thành lập Tiểu đoàn lâm trường mà hầu hết là con em của Phong Châu (Vĩnh Phú) đã kề vai sát cánh cùng với quân và dân huyện Xín Mần xây dựng và bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Tự vệ cơ quan được biên chế thành tiểu đoàn. Phương án tác chiến tại chỗ và cơ động được các xã xây dựng có luyện tập quân sự, báo động sẵn sàng chiến đấu. 166
  16. Nhân dân đã đào nhiều hầm hào, xây dựng các chốt để tránh pháo địch. Huyện còn tổ chức nơi cất giấu tài liệu, phát động chiến dịch làm chông, cắm chông dọc biên giới. Trên một đoạn dài 48 km đã cắm được 50 vạn cây chông. Đến cuối năm 1978, địch đã kích động lôi kéo thêm 180 hộ ngườiMông ở Sì Khá Lá, Bản Phố chạy sang Trung Quốc mang theo 17 khẩu súng, trong số này có 7 đảng viên. Để đối phó với âm mưu thủ đoạn mới của địch, huyện đã kịp thời chuyển 235 hộ với 1.536 khẩu người Hoa về Bắc Quang, và Hàm Yên. Công tác làm trong sạch địa bàn, ngăn chặn âm mưu bạo loạn của địch được tăng cường. Lực lượng vũ trang cũng phối hợp với địa phương tổ chức tiếp tục cắm chông, gài mìn, kiểm tra canh gác, bắt thám báo biệt kích. Vào thời điểm này, toàn huyện có 32 cơ sở đảng với 608 đảng viên gồm 8 dân tộc (Nùng, Tày, La Chí, Mông, Dao, Phù Lá, Hoa và Kinh). Do sự kích động và xuyên tạc của kẻ địch, gây ra các vụ “nạn kiều” đã lôi kéo nhiều đảng viên là người Hoa, Mông chạy sang Trung Quốc, khiến cho có cơ sở đảng phải giải tán. Thi hành Quyết định của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tuyên, Đảng bộ huyện đã thành lập chi bộ mới ở xã Xín Mần lấy tên là “chi bộ đoàn cán bộ tăng cường Xín Mần” và hai Đảng ủy Quân sự, Lâm trường. Phong trào thanh niên hai xã Bản Máy, Bản Pắng được Trung ương Đoàn tặng cờ “Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc”. 167
  17. Bước vào đầu năm 1979, kẻ địch ngày càng gây tình hình căng thẳng ở biên giới, đe dọa an ninh và tính mạng của nhân dân. Đảng bộ đã kiên trì thuyết phục nhân dân trong huyện chuyển từ thời bình sang thời chiến. Là một huyện có 5 xã nằm trên tuyến biên giới tình hình càng trở nên khó khăn hơn, nhất là trong việc thực hiện các mục tiêu về kinh tế, văn hóa xã hội và an ninh, quốc phòng. Đường xá đi lại hết sức khó khăn, lực lượng lao động lại bị huy động vào việc đào hầm hào, xây dựng tuyến quốc phòng phía trước). Lực lượng trẻ khỏe được điều động lên các điểm chốt trực chiến sẵn sàng chiến đấu. Đầu tháng 2-1979, phía bên kia biên giới đã tập trung 11 quân đoàn áp sát biên giới phía Bắc, chuẩn bị đánh lớn vào Việt Nam. Tại Xín Mần, địch còn dùng những người Hoa vốn từng sinh sống ở huyện đã chạy sang Trung Quốc trong các vụ nạn kiều, trở lại địa phương lôi kéo, gây hoang mang làm rối loạn kinh tế và tình hình trị an. Nhiều người Hoa còn bị đẩy trở lại khiến cho nhân dân vùng biên giới của huyện không yên tâm sản xuất. Ngày 17-2-1979, hơn 60.000 quân Trung Quốc đã nổ súng tiến vào đánh chiếm nước ta trên toàn tuyến biên giới phía Bắc dài 1400 km. Địch đã huy động vào chiến dịch này 9 quân đoàn bộ binh thuộc nhiều quân khu, hơn 20 sư đoàn bộ binh độc lập - trong đó có sư đoàn biệt kích chuyên đánh ở vùng rừng núi mang tên là Sơn cước, gần 600 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo… 168
  18. Trong hai ngày 6 và 7-3-1979, địch dùng 1 trung đoàn bộ binh có pháo lớn yểm trợ đánh vào Bản Máy, Bản Pắng. Sau 2 ngày đánh trả quyết liệt vì địch đông hơn ta nhiều lần, ngày 8-3-1979, địch chiếm được Bản Máy, Bản Pắng. Trong trận này, kho lương thực, cửa hàng thương nghiệp Bản Máy bị phá hủy hoàn toàn, thiệt hại 25 tấn lương thực và nhiều tài sản khác. Ta bị hy sinh 71 người. Suốt trong thời gian 10 ngày, lực lượng vũ trang của ta đã tiêu diệt nhiều tên địch. Ngày 18-3-1979, hai xã này được giải phóng. Cuộc chiến ở địa phương vẫn diễn ra dai dẳng, không kém phần gay gắt. Âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch ngày càng thâm độc. Nhằm đối phó với những diễn biến xấu có thể xảy ra, tháng 5-1979, Tiểu đoàn 11 huyện Yên Sơn được điều động tăng cường cho Xín Mần. Đơn vị đã cử Đại đội 1 dừng chân ở Hồ Séo Phải chốt giữ đồi Yên Ngựa (Bãi Cháy – Chí Cà) đối diện với Mốc 3 (nay là Mốc 188); Đại đội 2 đóng ở xã Nàn Ma; Đại đội 3 ở núi Gia Long; Đại đội 4 ở xã Xín Mần. Ngày 6-5-1979, huyện thành lập 3 đoàn ngựa thồ chuyên nghiệp gồm 100 ngựa (Bản Díu 40 con, 20 lao động; Cốc Pài 30 con, 15 lao động; Chế Là 30 con ngựa, 15 lao động). Đồng thời, tại 9 xã (Bản Phùng, Bản Ngò, Thèn Phàng, Nàn Ma, Nấm Dẩn, Tả Nhìu, Cốc Rế, Thu Tà, Ngán Chiên) thành lập 9 đoàn ngựa thồ chủ lực, mỗi đoàn 20 ngựa và 20 lao động chủ lực. Toàn bộ lực lượng trên đều do Ủy ban nhân dân các xã điều động khi có chiến sự xảy ra nhằm đảm bảo công việc trong thời gian ngắn nhất. 169
  19. Đứng trước những diễn biến mới của tình hình, Đảng bộ huyện Xín Mần đã chỉ rõ nhiệm vụ tiếp tục giáo dục toàn Đảng, toàn quân, toàn dân thấy rõ âm mưu của kẻ địch. Phải luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu và quyết tâm đánh thắng địch ngay từ trận đầu tại biên giới. Xây dựng hệ tư tưởng vững mạnh, phát huy tinh thần quân với dân một ý chí, mỗi người dân là một chiến sĩ thực hiện khẩu hiệu “Một tấc không đi, một ly không rời”. Xây dựng trận địa kiên cố vững chắc, giữ thế trận đảm bảo lực lượng an toàn. Bất cứ lúc nào quân và dân trong huyện cũng phải đứng trên thế tấn công địch, làm chủ đất đai để tiêu diệt địch, luôn giữ vững trật tự trị an, đảm bảo an toàn xã hội. Đây là những định hướng đúng của Đảng bộ Xín Mần vì kẻ thù vẫn ngày càng tăng cường ém sát biên giới, thường xuyên nã cối khống chế điểm cao và chốt 1678, các hợp tác xã Bản Phố, Sì Khá Lá, Ma Lì Sán, Chí Cà, Pà Vầy Sủ và nhiều lần họ tiến công bằng bộ binh sang ta. Trước tình hình đó, tháng 11-1979, ta tập kích chốt Mốc 3. Sau 30 phút giao chiến, trận đánh đã kết thúc nhanh gọn. Ta đã tiêu diệt 21 tên địch, thu 1 súng 12 ly 7, 1 súng trung liên RLPĐ, 4 khẩu AK, 1 đài, 1 loa. Quân ta đã rút về Bãi Cháy an toàn. Đến 8 giờ sáng hôm sau, địch mới phản ứng bằng 12 ly 7 nã hàng trăm quả pháo vào Bãi Cháy, tổ chức tập kích nhiều lần nhưng đều bị đánh bật trở lại. Nhìn chung, ta vẫn còn nhiều lúng túng khi địch lấn chiếm đất đai hoặc nhen nhóm gây bạo loạn. Hệ thống công 170
  20. sự, hầm hào ở các xã còn sơ sài, chưa vững chắc. Việc quản lý giữ gìn trang thiết bị, vũ khí chưa tốt. Tuy còn những khuyết điểm trên nhưng tình hình trật tự trị an, năm 1979, tại Xín Mần vẫn được giữ vững. Ta đã xử lý 32 vụ, trong đó có 8 vụ hình sự, phạt vi cảnh 8 vụ, kiểm điểm 15 vụ và dân sự 1 vụ. Nhân dân đã làm được 350 hầm chữ A, 89 hầm mái bằng, 73 hầm đổ đất, 2.749 hố chiến đấu và 74.533 mét hào với số lượng đất đá xây đắp là 113.664 m3. Huyện đã thiết kế 2 sở chỉ huy phía trước. Các ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông, giáo dục, thu mua…trong các tình huống khó khăn phức tạp, kể cả lúc chiến sự xảy ra vẫn hoạt động. Có những cơ sở bị địch đánh phá, dân phải đi sơ tán khi trở về đã sản xuất kịp thời vụ. Ngành tiểu thủ công nghiệp khi các thợ người Hoa có tay nghề cao bỏ chạy đã chuyển hướng sang sản xuất lưỡi cày phục vụ cho sản xuất. Ngành giao thông vừa bảo đảm vận chuyển hàng hóa vừa phục vụ chiến đấu một cách kịp thời. Sáu tháng đầu năm 1979, mặc dù chiến sự xảy ra ác liệt nhưng toàn huyện vẫn cấy được 200,4 ha lúa xuân, thu hoạch 438 tấn; ngô tăng vụ xuống ruộng được 427,6 ha, thu hoạch 299 tấn; đậu tương trồng 231,8 ha, thu hoạch 60 tấn. Lúa mùa cấy được 1.110,3 ha bằng 74% kế hoạch; ngô chính vụ trồng 1.016,7 ha (89,4%), sắn được 168 ha (58,7%). Đàn trâu bò chỉ còn 61.000 con giảm nhiều so với năm trước. Đàn lợn giảm 2.850 con, đàn ngựa giảm 990 con, đàn dê giảm 802 con. 171
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0