A. Tóm tắt lý thuyết Nghiệm của đa thức một biến
1. Nghiệm của đa thức một biến
Cho đa thức P(x)
Nếu tại x = a đa thức P(x) có giá trị bằng 0 thì ta nói a là một nghiệm của đa thức P(x).
2. Số nghiệm của đa thức một biến
Một đa thức (khác đa thức không) có thể có 1, 2, 3, …, n nghiệm hoặc không có nghiệm nào.
Tổng quát: Số nghiệm của một đa thức (khác đa thức 0) không vượt qua bậc của nó.
B. Ví dụ minh họa Nghiệm của đa thức một biến
Ví dụ 1:
a) Cho đa thức P(x)=2x+1.Tại sao x= -1/2 là nghiệm của đa thức P(x)
Giải:
Thay x= -1/2 vào P(x)
P (-1/2) = 2 (-1/2) + 1 = 0 => x = ½ là nghiệm của P(x)
b) Cho đa thức Q(x)=x2-1 .Hãy tìm nghiệm của đa thức Q(x)?
Giải thích:
Q(x) có nghiệm là 1 và -1 vì: Q(1)=12-1 =0 và Và Q(-1)=(-1)2 -1=0
c) Cho đa thức G(x)=x2+1.Hãy tìm nghiệm của đa thức G(x)?
Giải:
Đa thức G(x) không có nghiệm vì x2≥0 với mọi x => x2+1≥1>0 với mọi x,tức là không có một giá trị nào của x để G(x) bằng 0
Ví dụ 2:
Tìm nghiệm của các đa thức một biến sau:
A(x) = (x - 2)(x + 2)
B(x) = x2 – 5
C(x) = x5 + x
Hướng dẫn giải:
a) Cho A(x) = (x - 2)(x + 2) = 0
=> x-2 = 0 hoặc x+2 = 0
=> x = 2 hoặc x = -2
Vậy nghiệm của đa thức A(x) là x= 2 hoặc x = -2
b) Cho B(x)= x2 – 5 =0
=> x2 = 5
c) Cho C(x)= x5 + x = 0
=> x(x4 + 1) = 0
=> x =0 vì x4 +1 > 0 với mọi x
Vậy nghiệm của đa thức C(x) là x = 0.
C. Giải bài tập sách giáo khoa về Nghiệm của đa thức một biến
Mời các em cùng tham khảo 3 bài tập Nghiệm của đa thức một biến
Bài 54 trang 48 SGK Đại số 7 tập 2
Bài 55 trang 48 SGK Đại số 7 tập 2
Bài 56 trang 48 SGK Đại số 7 tập 2
Để tham khảo dễ dàng hơn, các em vui lòng đăng nhập tài khoản trên website tailieu.vn để download về máy. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập trước và sau
>> Bài trước: Giải bài tập Đa thức một biến SGK Đaị số 7 tập 2
>> Bài sau: Giải bài tập Ôn tập chương 4 SGK Đại số 7 tập 2